Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 1
Total Users : 13501
Total views : 136658
Server Time : 2024-11-21

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 09 tháng 9 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp

Quân đội Myanmar xâm chiếm nhà thờ, phá kho lương thực của người tị nạn

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/09/pjimage-38-700x366.jpg

Quân đội Myanmar (ảnh: Youtube/CNA).

Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA), các quan chức địa phương cho biết, quân đội Myanmar đã chiếm đóng các nhà thờ và phá hủy kho lương thực viện trợ cho người tị nạn, trong các cuộc đụng độ với các nhóm dân quân.

Kể từ sau cuộc đảo chính tháng Hai ở Myanmar, Quân đội nước này đã tham chiến với nhiều nhóm dân quân do người dân thành lập để phản đối đảo chính, chống lại chính quyền quân sự.

Tại bang Chin phía tây của đất nước, giao tranh giữa quân đội và Lực lượng Phòng vệ dân quân Chinland của địa phương đã bùng phát kể từ tháng 4.

Một mục sư cho biết, quân đội đã thiết lập các chốt bên trong các nhà thờ để đối phó với lực lượng dân quân địa phương. Tại một nhà thờ ở thị trấn Mindat, quân đội đã uống rượu và phá hủy các bản sao của Kinh thánh.

Law Ha Ling, Tổng thư ký Công ước Baptis Chin cho hay, các binh sĩ cũng đã phá hủy các địa điểm thờ cúng khác ở bang Chin, bao gồm một nhà thờ Công giáo ở Thị trấn Falam.

Trong các cuộc đụng độ gần đây giữa quân đội Myanmar với Lực lượng Phòng vệ Chinland, ba nhà thờ ở Mindat cũng bị hư hại.

Ông Law nói “Điều này đáng ra không nên xảy ra. Tôi nghĩ họ [quân đội] nên cẩn thận hơn nữa, đặc biệt là ở một đất nước như của chúng ta, một đất nước đa sắc tộc và đa tôn giáo mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng”.

Một thành viên của chính quyền địa phương ở thị trấn Mindat cho biết, trong chiến dịch ở bang Chin, quân đội Myanmar cũng đã phá hủy các kho lương thực, một số kho này được dùng để cung cấp lương thực cho những người tị nạn.

Người này nói: “Điều quan trọng nhất lúc này là gạo. Trong cuộc giao tranh, khi quân đội đi qua các ngôi làng, họ đổ dầu diesel lên các bao gạo hoặc cắt mở các bao gạo dưới đất”.

Theo hồ sơ do RFA và các nhóm cứu trợ tổng hợp, kể từ cuộc đảo chính hồi tháng Hai, các cuộc giao tranh giữa quân đội và các lực lượng dân quân đã khiến khoảng 280.000 người phải di tản.

Trong khi đó, Nhà thờ Baptist Kachin (KBC) cho biết, họ đang cố gắng yêu cầu quân đội thả ba mục sư Cơ đốc bị giam giữ vì tổ chức các buổi lễ cầu nguyện hòa bình.

Ba mục sư ở độ tuổi 60 đã tổ chức buổi lễ cầu nguyện vào ngày 3/3. Trong buổi lễ cầu nguyện, họ được cho là đã sử dụng cụm từ “kết thúc quân độc tài”. Điều này vi phạm mục 505 của Bộ luật Hình sự Myanmar, vốn cấm nói xấu quân đội.

Ba mục sư đã bị bắt ngày 28/6 và hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Nam Hot ở thị trấn Putao.

Kinh tế Trung Quốc: “lấy vĩ mô bù vi mô”

Đầu năm nay Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn khoa trương thành tích phục hồi nhanh chóng từ đại dịch, cũng như xóa bỏ tình trạng nghèo đói. Nhưng tâm lý lạc quan đã qua đi vì tình trạng tăng cường phong tỏa chống covid và thắt chặt quy định quản lý (trên thị trường bất động sản và nền kinh tế internet). Các nhà đầu tư hiện đang tìm kiếm sự yên tâm.

Vào hôm thứ Hai, cố vấn kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình đã giúp an ủi phần nào bằng cách tán dương khu vực tư nhân. Và xuất khẩu của Trung Quốc, vốn tăng hơn 25% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái, được hưởng lợi nhờ đối thủ Việt Nam chật vật với covid. Giờ đây người ta sẽ nhìn sang dữ liệu lạm phát được công bố hôm nay cũng như số liệu doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp được công bố tuần tới. Dù sao thì Trung Quốc có thể bù đắp cho việc thắt chặt quy định quản lý bằng cách nới lỏng tài khóa và tiền tệ (“lấy vĩ mô bù vi mô”, theo như cách nói của ngân hàng Goldman Sachs).

Tổng thống Nga và Belarus chuẩn bị họp ở Moscow

http://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2021/09/9-9-2021.jpg

Vào tháng 12 năm 1999, tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ký hiệp ước với Nga, hứa hẹn thành lập một “quốc gia liên hiệp” của hai nước, với 30 bước “lộ trình” cụ thể. Song tiến trình đó không hề bằng phẳng. Giờ đây ông Lukashenko đã yếu đi sau một năm khó khăn, với cáo buộc gian lận bầu cử, đàn áp biểu tình và các hành vi gây hấn ngoài lãnh thổ, dẫn đến hàng loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Vì vậy người ta đang rất mong chờ cuộc gặp của ông với tổng thống Nga Vladimir Putin. Nga, nước vào năm 2019 đã trợ cấp năng lượng cho Belarus đổi lại hội nhập sâu hơn, sẽ rất vui lòng nếu hai bên tiếp tục đàm phán các “lộ trình” cũ. Một quan chức Belarus tuyên bố quá trình 22 năm đã “đi đến đích”. Nếu vậy đồng nghĩa đưa đến các thay đổi luật và thể chế ngang với việc Belarus gần như trở thành một phần của Nga. Tập trận quân sự chung giữa hai nước vào ngày mai chỉ càng củng cố thêm cho quan điểm đó.

Hôm nay FDA quyết định tương lai của thuốc lá điện tử

Hôm nay Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sẽ quyết định các nhà sản xuất thuốc lá điện tử và các sản phẩm vaping có được bán hàng hay không. Gần đây, FDA đã ra lệnh cho ba công ty loại 55.000 sản phẩm ra khỏi thị trường. Các sản phẩm có hương vị của họ, bao gồm vụn táo và ngũ cốc bánh mì quế, thu hút giới trẻ hơn người trưởng thành, FDA lập luận. Khả năng cao Juul, một gã khổng lồ trong ngành, cũng sẽ chịu số phận tương tự.

Hiện có khoảng 3,6 triệu thanh niên sử dụng thuốc lá điện tử; với hầu hết nói điểm hấp dẫn họ là hương vị. Những người phản đối nói FDA đã không ngăn được một thảm họa y tế công cộng. Hơn nữa, đã có ít nhất 19 người thiệt mạng vì hút vape với các sản phẩm bất hợp pháp có chứa chiết xuất cần sa, khiến FDA phải tiến hành điều tra. Có hơn 500 công ty đã nộp đơn lên FDA để xem xét cho khoảng 6,5 triệu sản phẩm của họ.

Dù không vô hại, nhưng thuốc lá điện tử vẫn ít gây hại và gây nghiện hơn so với thuốc lá truyền thống. Do đó các cơ quan quản lý phải nhắm tới một sự cân bằng: vừa giúp người hút thuốc bỏ thuốc, vừa ngăn chặn một thế hệ nghiện nicotine mới.

Tỷ lệ tín nhiệm của TT Biden giảm xuống còn 39%

https://news.vietluan.com.au/wp-content/uploads/2021/09/joe-biden_hpMain_20210902-163048_16x9_992.jpg

Theo khảo sát của Economist/YouGov công bố hôm thứ Tư (8/9/2021), tỷ lệ tín nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã giảm xuống còn 39%.

Economist/YouGov đã thực hiện khảo sát 1.500 đáp viên là người Mỹ trưởng thành trong thời gian từ ngày 4/9 đến 7/9 về khả năng điều hành đất nước của Tống thống Joe Biden..

Lần đầu tiên kể từ bước chân vào Tòa Bạch Ốc vào cuối tháng 1/2021, tỷ lệ ủng hộ ông Biden giảm xuống còn 39%, giảm 6% so với cuộc khảo sát tuần trước. Và gần một nửa đáp viên (49%) không tán thành hiệu quả công việc của TT Biden.

Điểm tín nhiệm của ông Biden bị giảm nhiều nhất trong số các cử tri Đảng Dân chủ. Trong các cuộc khảo sát trong suốt gần nửa đầu năm qua, khoảng 90% cử tri Đảng Dân chủ tán thành hiệu suất làm việc của TT Biden. Nhưng, kết quả khảo sát tuần này cho thấy tỷ lệ tín nhiệm ông Biden trong số cử tri Đảng Dân chủ chỉ còn 77%, giảm 9% so với cuộc khảo sát một tuần trước đó.

Các cử tri Độc lập cũng giảm tín nhiệm đối với tổng thống của Đảng Dân chủ. Theo khảo sát mới nhất, chỉ 39% cử tri Độc lập tán thành hiệu suất công việc của TT Biden. Trong khi, chỉ có 9% đảng viên Đảng Cộng hòa cho rằng ông Biden đang làm tốt công việc tổng thống.

Xét riêng về cách ông Biden giải quyết dịch bệnh COVID-19, số người không đồng tình nhiều hơn số người đồng tình. 45% phản đối các TT Biden giải quyết dịch bệnh, trong khi 42% tán thành.

Về vấn đề việc làm và kinh tế, 40% tán thành công việc TT Biden đang làm và 47% phản đối. Theo kết quả khảo sát, “chỉ 16% người Mỹ trưởng thành hiện nay nghĩ nền kinh tế nước này đang cải thiện, trong khi gần gấp 3 lần số đó (44%) nói nền kinh tế đang tồi tệ hơn”.

Ngoài ra, nhiều người Mỹ nghĩ TT Biden phải chịu trách nhiệm về sự yếu kém của nền kinh tế Mỹ và cũng đang quay cuồng vì lạm phát hơn là đổ lỗi đó cho ông Trump. Khoảng 45% đáp viên đổ lỗi cho TT Biden và 26% đổ lỗi cho cựu TT Trump.

Về vấn đề Afghanistan, chỉ có 33% người Mỹ tán thành cách giải quyết của TT Biden, trong khi có tới 55% phản đối. Số đảng viên Đảng Dân chủ phản đối ông Biden về vấn đề này là 25%.

Lộ trình của NSW được tiết lộ

https://news.vietluan.com.au/wp-content/uploads/2021/09/thu-hien-NSW-va-roadmap.jpg

Thủ hiến NSW Gladys Berejiklian vừa công bố lộ trình mở cửa của Sydney với nhiều sự nới lỏng nhưng chỉ dành cho những người đã chích ngừa xong.

Tổng trưởng Ngân khố Dominic Perrottet hứa hẹn một mùa hè tươi sáng (bright summer) khi người dân được hưởng lại nhiều tự do đã mất.

“Bạn bạn chưa chích ngừa, hãy làm ngay, nếu không bạn sẽ không được hưởng nhiều tự do giống như những người đã chích ngừa xong,” bà Berejiklian nói.

Bà Berejiklian cũng công bố một số vùng xa của NSW (Regional) sẽ không còn bị phong tỏa vào thứ Bảy này nếu không có ca nhiễm nào trong ít nhất 14 ngày.

Những tự do dành cho người đã chích ngừa xong

Những thay đổi sẽ áp dụng cho toàn NSW bao gồm 12 vùng nóng sau ngày 18 tháng 10.

Những thay đổi chính yếu bao gồm:

Năm người chích ngừa xong được đến nhà bạn

20 người đã chích được tụ tập ngoài trời

Các dịch vụ ăn uống được mở cửa lại với điều kiện thỏa mản điều kiện 4 mét vuông/người

Những người khách được đứng uống ngoài trời

Các dịch vụ bán lẻ được mở cửa với sự giới hạn số người và những người chưa chích ngừa chỉ được mua những vận dụng thiết yếu

Gyms được mở cửa với điều kiện 4 mét vuông/người và các lớp giới hạn trong 20 người

Các cơ sở thể thao bao gồm hồ bơi được mở cửa lại

Các sân vận động và các cơ sở bên ngoài được phép dưới chứa tối đa 5,000 người theo điều kiện 4 mét vuông/người

Tối đa 50 khách được tham dự lễ cưới và đám tang

Được phép đi lại trong tiểu bang, bao gồm vùng xa (regional NSW)

Những người chưa chích ngừa có giấy chứng nhận được miễn của bác sĩ được hưởng quyền tự do tương tự như người đã chích.

Thủ hiến cho biết khi đạt đến mốc điểm 80% chích xong, người dân NSW sẽ được hưởng thêm những tự do khác chẳng hạn như có thể đi ngoại quốc.

Những hạn chế vẫn còn giữ lại

Vẫn phải mang khẩu trang tại những nơi bên trong (indoor) chẳng hạn như supermarket và di chuyển công cộng.

Các chủ nhân phải tiếp tục cho phép nhân viên làm ở nhà nếu có thể.

Covid-19: Thiếu vac-xin, Việt Nam tiêm phối hợp Moderna và Pfizer

Ảnh minh họa: Một người dân được tiêm thuốc Moderna ngừa Covid-19 tại một trường tiểu học ở Hà Nội, ngày 27/07/2021. AFP – NHAC NGUYEN

Việt Nam có thể nhận được 16-17 triệu liều vac-xin ngừa Covid-19 trong tháng Chín, theo bộ Ngoại Giao ngày 09/09/2021, thông qua viện trợ, hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, trước tình trạng thiếu vac-xin Moderna, bộ Y Tế cho phép tiêm mũi 2 bằng vac-xin Pfizer/BioNtech cho người tiêm mũi 1 bằng vac-xin Moderna và ngược lại.

Theo truyền thông trong nước, 5 triệu liều vac-xin Moderna mà Việt Nam nhận được vào tháng 7 thông qua cơ chế COVAX là do Mỹ viện trợ. Bộ Y Tế yêu cầu các cơ sở được phân bổ loại vac-xin này, chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chỉ sử dụng một nửa để tiêm mũi 1, số còn lại dành cho mũi 2. Tuy nhiên, nhiều người dân đến hẹn tiêm mũi 2 đã được thông báo hết vac-xin Moderna.

Ngoài giải pháp tiêm “trộn” mũi 2 là Pfizer, người tiêm mũi 1 là Moderna có thể “chờ” thêm. Theo thứ trưởng bộ Y Tế Nguyễn Trường Sơn, thời gian bảo vệ người đã tiêm mũi 1 của vac-xin này tương đối tốt nên có thể chờ để được tiêm mũi 2 Moderna dù quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau khi tham vấn Hội đồng tư vấn chuyên môn, bộ Y Tế cũng cho phép tiêm mũi 2 là Pfizer hoặc Moderna cho người tiêm mũi 1 là AstraZeneca. Trước đó, bộ Y Tế vẫn chủ trương người tiêm mũi 1 là vac-xin nào thì tiêm mũi 2 là vac-xin đó.

Thành Phố Hồ Chí Minh cho phép “bán mang đi”

Sau nhiều tuần phong tỏa cứng, thành phố Hồ Chí Minh đã cho phép mở lại kinh doanh dịch vụ ăn, uống nhưng chỉ bán mang đi và dịch vụ bưu chính, viễn thông từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, thực phẩm, giao hàng trong phạm vi 1 quận, huyện, thành phố Thủ Đức được hoạt động từ 6 giờ đến 21 giờ. Biện pháp có hiệu lực từ khi ban hành vào chiều 07/09.

Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới, phải đối mặt với tình trạng khan hiếm vac-xin. Ngày 08/09, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) lại kêu gọi các nước giầu tạm ngừng tiêm nhắc lại mũi 3 để chia sẻ vac-xin với các nước nghèo.

Trong khi đó, ngành công nghiệp dược phẩm trấn an sẽ có đủ vac-xin cho thế giới. Trong buổi họp báo ngày 07/09, ông Thomas Cueni, giám đốc Liên đoàn Công nghiệp Dược phẩm Quốc tế (IFPMA), cho biết cho đến cuối năm 2021, số liều vac-xin ngừa Covid-19 sẽ vượt ngưỡng 12 tỉ liều. Trung bình mỗi tháng có khoảng 1,5 tỉ liều được xuất xưởng, trong khi sản lượng vac-xin hàng năm của thế giới trước khi xảy ra đại dịch Covid-19 chỉ từ 3 đến 5 tỉ liều.