Tin quốc tế đó đây: TQ Vừa Ăn Cướp Vừa La Làng – LHQ Quyên Góp 1 Tỉ Mỹ Kim cho động đất – Đức và Bồ Giao Xe Tăng Leopard 2 Cuối Tháng 3 – Hội Nghị An Ninh Munich: Ukraine và Căng Thẳng Mỹ-Trung – Tập Sắp Thăm Tehran – Joe Biden: “Sẽ Bắn Hạ”mọi vật thể bay Đe Dọa An Ninh Mỹ
Vừa Ăn Cướp, Vừa La Làng! Bắc Kinh Dọa Trả Đũa Mỹ Về Vụ Bắn Hạ Khinh Khí Cầu Trung Quốc!
– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong cuộc họp thường nhật, ngày 16/2/2023, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân cho biết Bắc Kinh sẽ tiến hành những biện pháp trả đũa các thực thể của Mỹ có liên quan đến vụ bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển phía Đông nước Mỹ, vì vụ này đã “làm suy yếu chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”.
Theo hãng tin AP, ông Uông Văn Bân nhấn mạnh Trung Quốc sẽ “kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, các quyền hợp pháp và các lợi ích của mình”, nhưng không cho biết chi tiết về các biện pháp đáp trả. Cũng trong cuộc họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định các khinh khí cầu của Mỹ đã bay qua vùng trời Tân Cương, Tây Tạng và một số tỉnh khác ít nhất 10 lần.
Mặc dù Trung Quốc phủ nhận khinh khí cầu là của quân đội, nhưng họ vẫn chưa nói cơ quan chính phủ hay công ty nào phải chịu trách nhiệm về vụ khinh khí cầu xâm phạm không phận Mỹ. Trong khi đó, theo thông tấn xã Reuters, một viên chức Mỹ ẩn danh hôm 15/2 cho biết khinh khí cầu Trung Quốc ban đầu bay về hướng đảo Guam và Hawaii, nhưng gió đã làm chệch hướng bay.
Trong khi đó, Tokyo dự định xem xét lại quy trình giải quyết khi có các vật thể bay xâm nhập trái phép vào không phận Nhật Bản. Hãng tin Kyodo nhắc lại là hiện giờ vũ khí chỉ được sử dụng để bắn hạ nếu các vật thể bay bị xem là một mối đe dọa trực tiếp và ngay tức thời.
(Hình: Một máy bay chiến đấu của công ty Lockheed Martin.)
Trong một diễn biến khác, theo thông tấn xã Reuters, hôm 16/2, Bộ thương mại Trung Quốc cho biết họ đã đưa hai công ty Lockheed Martin và Raytheon Technologies vào “danh sách các thực thể không đáng tin cậy” về việc bán vũ khí cho Đài Loan — lệnh trừng phạt mới nhất đối với hai nhà thầu quốc phòng của Hoa Kỳ.
Ngang Ngược, Nói Cho Có: Trung Quốc Nói Khinh Khí Cầu Mỹ Bay Qua Tân Cương, Tây Tạng; Dọa Sẽ Đáp Trả! (Thật Ra Mỹ Muốn Dọ Thám Trung Quốc Bằng Vệ Tinh Chứ Không Phải Khí Cầu)
(Hình: Hôm 15/2/2023, Trung Quốc cho biết các khinh khí cầu tầm cao của Hoa Kỳ đã bay qua các khu vực Tân Cương và Tây Tạng.)
– Hôm 15/2/2023, Trung Quốc cho biết các khinh khí cầu tầm cao của Hoa Kỳ đã bay qua các khu vực Tân Cương và Tây Tạng, và họ sẽ có biện pháp chống lại các pháp nhân của Hoa Kỳ làm suy yếu chủ quyền của Trung Quốc giữa lúc các tranh chấp ngoại giao đang nổi lên, theo thông tấn xã Reuters.
Đầu tuần này, Trung Quốc cho biết các khinh khí cầu của Hoa Kỳ đã bay qua không phận của họ hơn 10 lần kể từ tháng 5/2022 mà chưa được phép, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về vị trí của chúng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân cho biết khinh khí cầu của Mỹ đã thực hiện các chuyến bay vòng quanh thế giới.
“Không có sự chấp thuận của các cơ quan hữu quan của Trung Quốc, nó đã bay bất hợp pháp ít nhất 10 lần trên không phận lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Tân Cương, Tây Tạng và các tỉnh khác”, ông Uông nói trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 15/2.
Từ trước đến nay Tòa Bạch Ốc bác bỏ các cáo buộc đó của Trung Quốc.
Tranh chấp đang diễn ra sau khi quân đội Hoa Kỳ hồi đầu tháng này bắn hạ vật thể bay mà họ gọi là khinh khí cầu do thám Trung Quốc ở ngoài khơi bờ biển tiểu bang South Carolina.
Bắc Kinh nói khinh khí cầu của họ là một tàu nghiên cứu dân sự và rằng Hoa Thịnh Ðốn đã phản ứng thái quá.
Động Đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Liên Hiệp Quốc Kêu Gọi Quyên Góp 1 Tỉ Mỹ Kim
– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay số liệu thống kê các nạn nhân trận động đất mạnh 7,8 độ Richter tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria được công bố hôm 16/2/2023, đã tăng quá 41 ngàn người chết. Cùng ngày, Liên Hiệp Quốc kêu gọi quyên góp một tỉ Mỹ kim nhằm hỗ trợ hai nước gặp nạn.
Trong một thông cáo, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho rằng nguồn đóng góp trên có thể giúp hỗ trợ cho khoảng 5,2 triệu người dân và tăng cường các hoạt động cứu trợ trong vòng 3 tháng.
Ông hối thúc cộng đồng quốc tế “hành động nhiều hơn và tài trợ đầy đủ” cho nỗ lực quan trọng này để “ứng phó với một trong số các thiên tai lớn nhất của thời đại”, khi nhấn mạnh rằng “Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thu nhận số người tị nạn đông nhất trên thế giới và đã chứng tỏ một sự hào phóng to lớn đối với nước láng giềng Syria từ nhiều năm qua”.
Lời kêu gọi này được đưa ra vào lúc số nạn nhân của trận động đất tiếp tục tăng lên, hơn 41 ngàn người. Cơ hội tìm được người sống sót dưới đống đổ nát cũng đang hẹp dần do thời tiết giá rét. Chính quyền Ankara và Damascus hôm 16/2 thông báo tạm ngưng các công tác cấp cứu tại một số khu vực.
Thông tấn xã AFP cho biết Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, nhân chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ hai ngày Chủ Nhật 19 và thứ Hai 20/2, sẽ đến thăm một số khu vực bị nạn.
Chiến Tranh Ukraine: Nga Vẫn Không Từ Bỏ Kherson
– Ngày 16/2/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay khoảng một tuần nữa là tròn một năm Nga xâm lược Ukraine, 24/2/2022, các cuộc oanh kích vẫn không ngừng ở Kherson, miền Nam Ukraine.
Kể từ khi bị lực lượng Ukraine đẩy lùi cách nay 3 tháng, quân Nga tiếp tục gây áp lực ở phía bên kia sông Dniepr, phân cách lực lượng hai bên. Đặc phái viên Anastasia Becchio và Boris Vichith của Đài RFI gửi về bài phóng sự:
“Tiếng pháo nổ vang vọng tại quảng trường trung tâm ở Kherson. Đường phố gần như không có ai. Ở bên kia sông Dniepr, Oleksandr Fedunin, phát ngôn viên của lữ đoàn 124 thuộc Lực lượng phòng vệ lãnh thổ Ukraine, cho biết lực lượng Nga tiếp tục pháo kích. Ông Okeksandr nhấn mạnh: “Mỗi ngày, Kherson bị pháo kích ít nhất 20 lần. Họ thường dùng loại súng cối 80 và 120 ly và cả phi đạn nữa. Họ nhắm vào vị trí của chúng tôi, nhưng cũng bắn vào cả các tòa nhà dân sự, cửa hàng, trường học và bệnh viện”.
Ở tả ngạn sông Dniepr, các nhóm nhỏ lính Nga thường tìm cách băng qua con sông, nay giống như là tiền tuyến, phân cách lực lượng hai bên. Ông Roman Tchoukhailov, thuộc đơn vị trinh sát bằng drone, được giao trách nhiệm giám sát khu vực nhạy cảm này: “Tại khu vực mà sông đổ ra biển này, vùng châu thổ giống như là một mạng nhện. Sông bị phân thành nhiều nhánh nên rất dễ bị lạc. Đối với các đơn vị trinh sát, đây là một khu vực rất quan trọng. Chúng tôi hoạt động không ngừng nghỉ, giống như phía Nga, nhưng chúng tôi có một lợi thế lớn, đó là nắm rành địa thế, bởi vì chúng tôi sống ở đây. Tôi lớn lên ở đây, vì thế mọi chuyện dễ dàng hơn nhiều đối với tôi”.
Roman phải quay trở lại giám sát dòng sông. Ông chờ đợi là càng gần đến ngày đánh dấu một năm Nga xâm lược Ukraine, quân Nga sẽ gia tăng các hoạt động xâm nhập”.
Nga Lại Oanh Kích Nhiều Địa Phương ở Ukraine
– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay trong đêm 16/2/2023, quân Nga đã ồ ạt oanh kích trong suốt hai tiếng vào nhiều địa phương trên khắp Ukraine. Chính quyền Kyiv thông báo bắn hạ 16 trên tổng số “32 phi đạn liên lục địa” Nga phóng từ chiến đấu cơ và một chiến hạm ở Biển Đen. Loạt oanh kích đã khiến một thường dân thiệt mạng, nhiều khu dân cư bị phá hủy.
Chánh văn phòng Tổng thống, ông Andriy Yermak, thông báo trên mạng Telegram: “Có nhiều thiệt hại ở phía Bắc và Đông-Bắc, cũng như trong các vùng Dnipropetrovsk và Kirovograd (miền Trung)”. Còn tại vùng Lviv (phía Tây), “một cơ sở hạ tầng thiết yếu” bị trúng phi đạn, nhưng không gây thiệt hại nhân mạng.
Trên mạng Facebook, không quân Ukraine “lấy làm tiếc là nhiều phi đạn liên lục địa đã trúng mục tiêu, phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng trọng yếu. Hiện giờ, (Ukraine) không có vũ khí nào có khả năng phá hủy loại phi đạn này”. Chánh văn phòng Tổng thống Andriy Yermak cho rằng quân Nga “đã thay đổi chiến lược” tấn công, khai triển “trinh sát” và “mục tiêu giả”, nhưng không nêu chi tiết. Theo thông tấn xã AFP, quân Nga có thể đang tìm cách vượt qua hệ thống phòng không Ukraine, được tăng cường bằng những vũ khí do phương Tây cung cấp.
Trước đó, báo Financial Times, trích thông tin tình báo được các nước thành viên Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) chia sẻ, cho biết Nga đang tập trung nhiều chiến đấu cơ gần biên giới Ukraine để sẵn sàng hỗ trợ các chiến dịch trên bộ hiện đang bị trì trệ.
Trước vụ bắn phi đạn trong đêm, Nga cũng thả khinh khí cầu để thử phản ứng của hệ thống phòng không ở Kyiv ngày 15/2 và qua đó xác định vị trí của chúng. Cơ quan quân sự vùng Kyiv cho biết “khoảng 6 vật thể bay đã bị phát giác trong không phận Kyiv” và “phần lớn” đã bị bắn hạ. Đó là những “khinh khí cầu được gắn gương phản chiếu và radar, di chuyển nhờ sức gió”.
Mặt trận miền Đông Ukraine vẫn rất gay go. Hôm 16/2, chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner nhìn nhận sẽ không thể chiếm được Batkhmut trước “tháng Ba hoặc tháng Tư”, với điều kiện phải cắt được mọi ngả đường tiếp viện của Ukraine. Ông Yevgeny Prigozhin chỉ trích tiến độ chậm chạp của Nga là do “tình trạng quan liêu quân sự trầm trọng”.
Đức và Bồ Đào Nha Sẽ Giao Xe Tăng Leopard 2 Cho Ukraine Vào Cuối Tháng 3
– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay ngày 15/2/2023, chính phủ Đức thông báo 17 xe tăng chiến đấu Leopard 2 do Đức chế tạo sẽ được giao cho Ukraine vào cuối tháng 3/2023. Thông báo của Bộ trưởng Quốc phòng Đức, Boris Pistorius, được đưa ra sau cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng Khối Minh ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) tại Brussels (thủ đô của Bỉ).
Hồi cuối tháng 1/2023, Bá Linh đã cam kết cùng với các nước đồng minh trong khối NATO viện trợ cho Kyiv khoảng 30 xe tăng chiến đấu Leopard 2, nhưng theo thông tấn xã AFP, các nước này hiện giờ chưa thể huy động đủ số xe tăng như đã hứa. Trong số 17 xe tăng chiến đấu Leopard 2 dự kiến được giao cho Kyiv vào cuối tháng 3, có 14 chiếc Leopard 2 A6 của Đức và 3 chiếc của Bồ Đào Nha.
Cũng trong ngày 15/2, Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck chỉ trích việc Thụy Sĩ từ chối cung cấp đạn dược cho Kyiv. Đây là những loại đạn trang bị cho xe tăng phòng không Guepard mà Đức đã viện trợ cho quân đội Ukraine. Bá Linh từng giao cho Kyiv 30 xe tăng Guepard nhưng không thể cung cấp đủ đạn dược cho loại xe tăng này hoạt động tại Ukraine. Hồi năm 2022, Thụy Sĩ đã 2 lần cấm Đức giao cho Ukraine đạn cho Thụy Sĩ sản xuất. Phó Thủ tướng Đức hôm 15/2 cho biết đang tiếp tục thảo luận với Genève về chủ đề này.
Về phía Ukraine, theo thông tấn xã Reuters, hôm 15/2, công ty sản xuất vũ khí Ukroboronprom thông báo đã bắt đầu phối hợp sản xuất đạn pháo với một nước Trung Âu là thành viên của NATO, nhưng không nói cụ thể đó là nước nào. Công ty của Ukraine cũng dự kiến phát triển và chế tạo nhiều loại vũ khí và thiết bị quân sự khác với các nước đồng minh.
Trong khi đó, theo Le Monde, ngành công nghiệp vũ khí của Cộng hoà Czech đang hoạt động hết công suất để cung cấp vũ khí cho Ukraine. Cộng hoà Czech, một trong những nước đầu tiên giao cho Kyiv xe tăng, dàn phóng roc-ket và nhiều phi đạn, đã ghi nhận mức bán vũ khí cao kỷ lục trong năm 2022.
Về phần Do Thái, dù Tổng thống Ukraine, ông Zelensky đã nhiều lần đề nghị, nước này vẫn không cung cấp vũ khí cho Kyiv. Hôm 16/2, Ngoại trưởng Do Thái Eli Cohen đến Kyiv gặp đồng nhiệm Ukraine Dmytro Kuleba và Tổng thống Zelensky.
Tấn Công Tin Tặc của Nga Vào Các Nước NATO “Tăng 300% Trong Năm 2022”
– Theo một báo cáo của tập đoàn Mỹ Google, được hãng tin AFP trích dẫn hôm 16/2/2023, các vụ tấn công tin tặc của Nga nhắm vào các quốc gia thành viên khối NATO đã tăng 300% trong năm 2022 so với năm 2020.
Báo cáo của công ty an ninh mạng Mandiant, gần đây được Google mua lại, ghi nhận là các cuộc tấn công tin học có sự hỗ trợ của chính phủ Nga đã gia tăng trong năm 2021, trước khi Mạc Tư Khoa phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022.
Báo cáo cho biết, trong năm 2022, số vụ tấn công tin tặc của Nga vào những người sử dụng Internet ở Ukraine đã tăng 250% so với năm 2020. Trong cùng thời gian đó, số vụ tấn công tin tặc nhắm vào các quốc gia thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã tăng 300%.
Theo báo cáo của Google, tin tặc thân Mạc Tư Khoa đã dùng các nhu liệu điện toán độc hại để gây xáo trộn hoặc làm suy giảm khả năng của Ukraine về quân sự và về hoạt động của chính phủ. Con số các vụ tấn công như vậy trong bốn tháng đầu năm 2022 nhiều hơn tổng số vụ tấn công tin tặc nhắm Ukraine trong 8 năm trước đó.
Các chiến dịch của tin tặc thân Nga không chỉ nhằm ăn cắp dữ liệu, phá hoại, mà còn tham gia vào việc gây tác động lên dư luận, để hỗ trợ các hành động của tập đoàn bán quân sự Wagner và bảo vệ danh tiếng của tập đoàn này. Các tin tặc này còn tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự để người dân Ukraine mất tin tưởng vào các cơ sở hạ tầng của quốc gia.
Báo cáo của Google nhấn mạnh là tấn công tin tặc sẽ đóng một vai trò trong các cuộc xung đột vũ trang tương lai, để yểm trợ cho các hình thức chiến tranh truyền thống.
Hội Nghị An Ninh Munich Khai Mạc Với Trọng Tâm Là Ukraine và Căng Thẳng Mỹ-Trung
– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay: Chiến tranh Ukraine, kéo dài gần một năm, và căng thẳng Mỹ-Trung là những hồ sơ bao trùm Hội nghị Munich về an ninh, khai mạc hôm 17/2/2023.
Năm nay, hơn 150 đại diện các chính phủ, trong đó có Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sẽ tham dự hội nghị thường niên tại thành phố Munich của Đức bàn về các vấn đề an ninh quốc tế. Hội nghị Munich cũng quy tụ lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, cũng như Tổng Thư ký khối Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg. Nhưng năm nay không có đại diện nào của Nga được mời đến hội nghị.
Theo hãng tin AFP, tại Munich, các lãnh đạo Âu Châu sẽ tái khẳng định cam kết hỗ trợ Ukraine cho đến khi nào vẫn còn cần để đẩy lùi quân xâm lược Nga. Cho tới nay, các nước phương Tây vẫn yểm trợ Kyiv bằng việc cung cấp vũ khí và ban hành các trừng phạt để làm suy yếu Nga. Chính quyền Ukraine hiện đang hối thúc các đồng minh cấp tốc viện trợ thêm vũ khí, đạn dược trong bối cảnh Mạc Tư Khoa dường như đang chuẩn bị mở một cuộc tấn công quy mô lớn trong những ngày tới.
Yếu tố quan trọng nhất hiện nay chính là cung cấp đạn dược. Kể từ đầu cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, trung bình quân Nga bắn mỗi ngày hơn 20.000 đạn pháo và phía Ukraine trung bình chỉ tiêu thụ gần 5.000 đạn. Nhưng vấn đề là lực lượng của Kyiv sử dụng số lượng đạn nhiều hơn khả năng sản xuất của các nước NATO.
Hoa Kỳ đã cấp tốc gia tăng khả năng sản xuất đạn pháo 155 ly lên 90.000/tháng, nhưng cũng chỉ đủ để đáp ứng một phần nhu cầu của quân Ukraine. Pháp thì cũng chỉ sản xuất được vài chục ngàn đạn 155 ly mỗi năm và nay chỉ mới bắt đầu đẩy nhanh sản xuất.
Hội nghị Munich năm nay cũng sẽ tập trung thảo luận về căng thẳng đang gia tăng giữa Hoa Thịnh Ðốn và Bắc Kinh do vụ khinh khí cầu Trung Quốc xâm phạm không phận Hoa Kỳ và bị bắn hạ. Bắc Kinh vẫn khẳng định đó là một khinh khí cầu sử dụng vào mục đích dân sự, chứ không phải do thám như cáo buộc của Mỹ, đồng thời tố cáo các khinh khí cầu của Mỹ đã nhiều lần bay trên bầu trời Trung Quốc.
Căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới gây khó khăn cho các nước Âu Châu, đặc biệt là Pháp và Đức, hiện đang cố thuyết phục Trung Quốc, vẫn là đồng minh thân cận của Nga, gây áp lực lên Tổng thống Putin để ông chấm dứt chiến tranh Ukraine.
Bạch Thư Quốc Phòng Nam Hàn Gọi Bắc Hàn Là ‘Kẻ Thù’, Ước Tính Kho Dự Trữ Plutonium của Bình Nhưỡng ở Mức 70 Kg
(Hình: Cuộc duyệt binh của Bắc Hàn, ngày 8/2/2023.)
– Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm thứ Năm (16/2/2023), Nam Hàn công bố sách trắng quốc phòng mới nhất, trong đó lần đầu tiên mô tả Cộng sản Bắc Hàn là “kẻ thù” sau 6 năm và báo cáo sự gia tăng kho dự trữ plutonium cấp vũ khí của Bình Nhưỡng.
Bạch thư phát hành mỗi 2 năm cung cấp một cái nhìn tổng quan về kho vũ khí giải quyết và phi đạn ngày càng tăng của Bắc Hàn, cũng như khả năng quân sự quy ước của nước này.
“Khi Bắc Hàn tiếp tục đặt ra các mối đe dọa quân sự và không từ bỏ vũ khí giải quyết, chế độ và quân đội của họ, những tác nhân chính thực thi các hành động đó, là kẻ thù của chúng ta”, sách trắng của Nam Hàn viết.
Để tăng cường kho dự trữ giải quyết của mình, Bắc Hàn đã tiếp tục tái xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng từ lò phản ứng của mình và sở hữu khoảng 70kg plutonium cấp độ vũ khí, tăng từ 50kg ước tính trong báo cáo trước đó.
Cộng sản Bắc Hàn cũng có được một lượng “đáng kể uranium được làm giàu ở cấp độ cao” và “khả năng đáng kể” để thu nhỏ bom nguyên tử thông qua sáu vụ thử giải quyết, một mô tả vẫn không thay đổi kể từ năm 2018.
“Quân đội của chúng tôi đang tăng cường giám sát vì khả năng có thể xảy ra thêm một vụ thử giải quyết nữa”, tài liệu viết, đồng thời trích dẫn việc khôi phục các đường hầm bị phá hủy trước đây tại bãi thử của Bắc Hàn vào năm 2022.
Bạch thư cho biết Cộng sản Bắc Hàn đã vi phạm Hiệp ước quân sự liên Triều năm 2018 cấm hành động thù địch 15 lần chỉ riêng trong năm 2022, bao gồm cả việc xâm nhập bằng máy bay không người lái vào tháng 12, nã pháo vào vùng đệm quân sự và phóng phi đạn qua biên giới trên biển trên thực tế vào Nam Hàn vào tháng 11.
Tài liệu mới nhất ghi nhận các vụ phóng phi đạn-đạn đạo xuyên lục địa vào năm 2022 của Bình Nhưỡng, bao gồm cả phi đạn Hwasong-17 mới được thử nghiệm, nhưng cho biết cần phân tích thêm để xác minh liệu Bình Nhưỡng có được kỹ thuật phi đạn bắn trở lại mặt đất hay không.
Về Nhật Bản, lần đầu tiên kể từ năm 2016, sách trắng Nam Hàn gọi nước này là “hàng xóm thân thiết chia sẻ các giá trị”, trong bối cảnh các nỗ lực hàn gắn các mối quan hệ căng thẳng do lịch sử và tranh chấp thương mại.
Trung Quốc và Iran Kêu Gọi Dỡ Bỏ Trừng Phạt Iran; Ông Tập Sắp Thăm Tehran
(Hình: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tại Bắc Kinh, 14/2/2023.)
– Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm thứ Năm (16/2/2023), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran như một phần không thể thiếu trong thỏa thuận quốc tế đang bị đình trệ về chương trình giải quyết của nước này.
Trong một tuyên bố chung vào ngày cuối cùng của chuyến thăm cấp nhà nước ba ngày tới Trung Quốc của ông Raisi, hai nhà lãnh đạo cho biết ông Tập cũng đã chấp nhận lời mời thăm Iran của ông Raisi và sẽ thực hiện chuyến thăm đó khi thuận lợi. Lần gần đây nhất ông Tập đến thăm Iran là vào năm 2016 trong khuôn khổ chuyến công du Trung Đông.
Trong tuyên bố của mình, hai nhà lãnh đạo kêu gọi thực hiện thỏa thuận giải quyết Iran năm 2015, được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung, theo đó Iran đồng ý với một số quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, về việc hạn chế chương trình giải quyết của mình để được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế.
Vào năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận trên và ra lệnh tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran.
Vào năm 2021, Tổng thống Joe Biden cho biết rằng Hoa Kỳ sẽ quay lại thỏa thuận này nếu Iran tuân thủ trở lại nhưng các cuộc đàm phán đã bị đình trệ.
“Tất cả các biện pháp trừng phạt liên quan nên được dỡ bỏ hoàn toàn theo cách có thể kiểm chứng để thúc đẩy việc thực thi đầy đủ và hiệu quả”, ông Tập và ông Raisi nói.
Trung Quốc và Iran nhấn mạnh rằng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt và bảo đảm lợi ích kinh tế của Iran là những thành phần quan trọng của thỏa thuận, hai ông nói.
Hôm 14/2, ông Tập nói với Raisi rằng Trung Quốc sẽ “tham gia một cách xây dựng” vào các cuộc đàm phán để nối lại các cuộc đàm phán về việc thực hiện thỏa thuận, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với Iran trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích của Iran.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào các vấn đề nội bộ của Iran và làm suy yếu an ninh và ổn định của Iran”, hai nhà lãnh đạo cho biết trong tuyên bố.
Nga, Trung Quốc và Nam Phi Khởi Động Cuộc Tập Trận Chung
– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Nam Phi bắt đầu tập trận chung với Nga và Trung Quốc trong khu vực gần thành phố Durban và vịnh Richards trong 10 ngày, từ 17 đến 27/2/2023, trong khuôn khổ chương trình “Mosi-2”.
Sự kiện diễn ra đúng một năm sau khi Nga đưa quân xâm chiếm Ukraine. Một số nhà quan sát xem sự kiện này diễn ra không đúng lúc, có nguy cơ làm xấu đi quan hệ giữa Pretoria với các đối tác phương Tây.
Bộ Quốc phòng Nam Phi trong thông cáo nhấn mạnh Hải Quân nước này tham gia một “hoạt động thường lệ” nhằm giúp các bên trau dồi kiến thức quân sự và kinh nghiệm tác chiến.
Về phía Nga, hãng thông tấn TASS cho biết, Mạc Tư Khoa huy động tàu hộ tống Gorchkiv có trang bị phi đạn liên lục địa thế hệ mới Zircon tham gia chiến dịch Mosi-2. Bộ Quốc phòng Nga từ chối xác nhận về thông tin huy động phi đạn Zircon trong đợt tập trận lần này. Chính Tổng thống Vladimir Putin từng khẳng định Zircon là một loại vũ khí vô cùng lợi hại “không gì ngăn chặn nổi”.
Chương trình diễn tập giữa Nam Phi với hai thành viên quan trọng nhất trong khối 5 quốc gia đang trỗi dậy BRICS là Nga và Trung Quốc diễn ra vào lúc phương Tây ngày càng lo ngại trước ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa tại Phi Châu, cũng như chiến tranh Ukraine và căng thẳng tại eo biển Đài Loan, những điểm nóng trong quan hệ quốc tế. Steven Gruzd thuộc trung tâm nghiên cứu về Nam Phi SAIIA được hãng tin Anh Reuters trích dẫn cho rằng duy trì Mosi-2 lần này là một “tính toán đầy rủi ro, (…) với những hậu quả khó lường” đối với Pretoria, nhất là về mặt kinh tế.
Liên Hiệp Âu Châu (EU) là thị trường xuất cảng quan trọng nhất của Nam Phi. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều giữa Nam Phi và Liên Hiệp Âu Châu trong năm 2022 đạt 53 tỉ Mỹ kim. Để so sánh giao thương với Nga trong cả năm qua chỉ đạt 730 triệu Mỹ kim.
Đến nay, Nam Phi vẫn khẳng định “thế trung lập” trên hồ sơ Ukraine. Nam Phi tránh lên án Nga xâm chiếm Ukraine. Tuy nhiên, đại diện ngoại giao của sáu nước thuộc Liên Minh Bắc Đại Tây Dương hay Liên Hiệp Âu Châu tại Pretoria đã mạnh mẽ chỉ trích Nam Phi tham gia cuộc tập trận chung với Nga.
Tổng Thống Joe Biden: Mọi Vật Thể Bay Đe Dọa An Ninh Nước Mỹ “Sẽ Bị Bắn Hạ”
– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 16/2/2023, trong bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ không xin lỗi về việc phá hủy khinh khí cầu của Trung Quốc, đồng thời cam kết sẽ cho bắn hạ “bất kỳ vật thể bay nào đe dọa an ninh nước Mỹ”.
Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên đài RFI, Guillaume Naudin tường trình:
““Nếu một vật thể nào tạo thành một mối đe dọa cho an ninh nước Mỹ, tôi sẽ bắn hạ chúng”, Tổng thống Mỹ tuyên bố. Hơn nữa, đó cũng là những gì ông đã làm đối với ba vật thể có kích thước nhỏ hơn trên không phận Alaska, Gia Nã Ðại và hồ Huron. Những vật thể này là một đe dọa tiềm tàng cho lưu thông hàng không và đã bị bắn rơi.
Nhưng các phân tích đầu tiên cho thấy đó là những công cụ dùng cho mục đích khoa học hay giải trí, và chẳng có gì cho phép liên hệ chúng với một cường quốc ngoại bang, và đặc biệt là với một chương trình dọ thám Trung Quốc như khinh khí cầu đầu tiên bị bắn rơi cách nay 10 ngày trên bầu trời Đại Tây Dương.
Joe Biden nói tiếp: “Tôi không xin lỗi vì đã bắn hạ khinh khí cầu đó”. Nhưng ông cũng hy vọng có thể nói chuyện với ông Tập Cận Bình về sự việc này để đi thẳng vào sự việc. Liệu có nên duy trì các kênh liên lạc đã được mở hay không? Đây chính là điều mà Tổng thống Mỹ muốn làm ở cấp độ ngoại giao và quân sự.
Điều này là không dễ khi Tổng thống Mỹ đã thử liên lạc với đồng nhiệm Trung Quốc trước khi cho bắn rơi khinh khí cầu. Điện thoại của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đổ chuông nhưng không có người nhấc máy. Và sự việc này đã dẫn đến việc dời chuyến công du Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, đúng vào lúc ông có nhiệm vụ phải duy trì mối quan hệ bất chấp những căng thẳng. Và vì vậy, theo Joe Biden, một cuộc tranh đua giữa các cường quốc không nên dẫn đến xung đột”.
Tổng Thống Joe Biden: Mọi Vật Thể Bay Đe Dọa An Ninh Nước Mỹ “Sẽ Bị Bắn Hạ”
– Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 16/2/2023, trong bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ không xin lỗi về việc phá hủy khinh khí cầu của Trung Quốc, đồng thời cam kết sẽ cho bắn hạ “bất kỳ vật thể bay nào đe dọa an ninh nước Mỹ”.
Từ Hoa Thịnh Ðốn, thông tín viên đài RFI, Guillaume Naudin tường trình:
““Nếu một vật thể nào tạo thành một mối đe dọa cho an ninh nước Mỹ, tôi sẽ bắn hạ chúng”, Tổng thống Mỹ tuyên bố. Hơn nữa, đó cũng là những gì ông đã làm đối với ba vật thể có kích thước nhỏ hơn trên không phận Alaska, Gia Nã Ðại và hồ Huron. Những vật thể này là một đe dọa tiềm tàng cho lưu thông hàng không và đã bị bắn rơi.
Nhưng các phân tích đầu tiên cho thấy đó là những công cụ dùng cho mục đích khoa học hay giải trí, và chẳng có gì cho phép liên hệ chúng với một cường quốc ngoại bang, và đặc biệt là với một chương trình dọ thám Trung Quốc như khinh khí cầu đầu tiên bị bắn rơi cách nay 10 ngày trên bầu trời Đại Tây Dương.
Joe Biden nói tiếp: “Tôi không xin lỗi vì đã bắn hạ khinh khí cầu đó”. Nhưng ông cũng hy vọng có thể nói chuyện với ông Tập Cận Bình về sự việc này để đi thẳng vào sự việc. Liệu có nên duy trì các kênh liên lạc đã được mở hay không? Đây chính là điều mà Tổng thống Mỹ muốn làm ở cấp độ ngoại giao và quân sự.
Điều này là không dễ khi Tổng thống Mỹ đã thử liên lạc với đồng nhiệm Trung Quốc trước khi cho bắn rơi khinh khí cầu. Điện thoại của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đổ chuông nhưng không có người nhấc máy. Và sự việc này đã dẫn đến việc dời chuyến công du Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, đúng vào lúc ông có nhiệm vụ phải duy trì mối quan hệ bất chấp những căng thẳng. Và vì vậy, theo Joe Biden, một cuộc tranh đua giữa các cường quốc không nên dẫn đến xung đột”.