Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 0
Total Users : 13500
Total views : 136655
Server Time : 2024-11-21

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Thời sự Thứ Tư 20/12/2023: *Tổng thống Ukraina chiến tranh chưa có hồi kết. *Thượng viện Mỹ: không viện trợ Ukraine trong năm nay. *Philippines chỉ trích TQ ở Biển Đông. *Động đất ở TQ hàng trăm người thiệt mạng. *Hoa Kỳ: Lương tối thiểu sẽ tăng ở 22 tiểu bang vào đầu năm. *Nga mất 200 xe tăng trong hai tháng. *Ukraine sản xuất 50.000 máy bay không người lái trong 3 tuần. *Đã đến lúc tấn công Houthi ở Yemen

Võ Thái Hà tổng hợp


Tổng thống Ukraina thừa nhận chiến tranh chưa có hồi kết

Minh Anh /RFI

20/12/2023

Ngày 19/12/2023, trong cuộc họp báo truyền thống cuối năm, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã khẳng định chưa có hồi kết cho cuộc chiến chống quân xâm lược Nga, đồng thời ông tạm thời bác bỏ đề xuất của quân đội động viên thêm khoảng nửa triệu người.

Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Kiev, Ukraina, ngày 19/12/2023.

Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Kiev, Ukraina, ngày 19/12/2023. AP – Efrem Lukatsky

Theo AFP, những phát biểu này của nguyên thủ quốc gia Ukraina đưa ra vào lúc các đồng minh của Kiev tỏ ra mệt mỏi sau gần hai năm giao tranh và điện Kremlin ngày càng tin tưởng sẽ chiến thắng. Cuộc họp báo của ông với các phóng viên trong và ngoài nước kết thúc một năm đầy khó khăn cho Ukraina trong khi lực lượng của Kiev đang chịu nhiều sức ép trên chiến trường và các đồng minh tỏ ra dao động trong việc hỗ trợ quân sự và tài chính.

Từ Kiev, thông tín viên Stephan Siohan tóm lược một số điểm chính cuộc họp báo :

« Cuối cùng có ít điều để nhớ về cuộc trao đổi của ông Volodymyr Zelensky với giới truyền thông trong và ngoài nước. Nguyên thủ quốc gia Ukraina nhìn chung khá kiệm lời về việc phân tích cuộc phản công năm 2023, hay triển vọng chiến lược cho năm 2024. Zelensky muốn nhấn mạnh hơn đến điều mà ông gọi là những thắng lợi của Ukraina, quyết định của Liên Hiệp Châu Âu mở đàm phán kết nạp Ukraina, hay việc khai thông Hắc Hải sau mùa hè… 

Điểm đáng chú ý nhất trong cuộc họp báo có lẽ là thông báo đề xuất của quân đội gọi nhập ngũ thêm 500 ngàn công dân. Tuy nhiên, tổng thống Zelensky cẩn trọng nhấn mạnh rằng ông cần có thêm những giải thích từ giới chức quân sự về cơ hội của sáng kiến này, một hình thức để thanh minh cho một quyết định chắc chắn không thể tránh khỏi và có nguy cơ gây mất lòng dân. 

Tổng thống Ukraina nhiều lần tỏ ra khó chịu khi nghe nhắc đến tên Valery Zaloujny, tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraina, nhân vật được cho là ngày càng có nhiều xung khắc với ông. Hôm qua, ông Zelensky đã chẳng làm gì nhằm xóa tan cảm giác đang có căng thẳng giữa phe dân sự và phe quân sự ở Kiev ».

Cũng trong cuộc họp báo hôm qua, tổng thống Ukraina còn cho biết muốn đàm phán với thủ tướng Hungary Victor Orban để « tìm giải pháp » cho những khác biệt giữa đôi bên, đồng thời bày tỏ tin tưởng Washington « sẽ không phản bội người dân Ukraina ».

Tuy nhiên, theo AFP, các lãnh đạo Thượng Viện Hoa Kỳ hôm qua tuyên bố Mỹ sẽ không thể thông qua gói viện trợ 61 tỷ đô la cho Ukraina từ đây đến cuối năm 2023, bất chấp những khẩn khoản từ Kiev và Nhà Trắng.


Thượng viện Mỹ sẽ không chung quyết gói viện trợ Ukraine trong năm nay 

20/12/2023 – Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đi cùng Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell trong chuyến thăm tới Capitol Hiill ở Washington, ngày 12 tháng 12 năm 2023.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đi cùng Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer và Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell trong chuyến thăm tới Capitol Hiill ở Washington, ngày 12 tháng 12 năm 2023.

Thượng viện Hoa Kỳ sẽ không biểu quyết về gói viện trợ thêm cho Ukraine và tăng cường an ninh biên giới Mỹ trước đầu năm sau, các lãnh đạo Thượng viện cho biết hôm 19/12. Các nhà đàm phán của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa vẫn đang tiếp tục thương thảo.

Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện, Chuck Schumer, cho hay: “Các nhà đàm phán của chúng tôi sẽ làm việc rất chăm chỉ trong kỳ nghỉ tháng 12 và tháng 1, và mục tiêu của chúng tôi là hoàn thành công việc ngay khi chúng tôi quay trở lại”.

Đảng viên Cộng hòa số hai ở Thượng viện, John Thune, cũng cho biết sẽ không đạt được thỏa thuận trước tháng 1.

Tòa Bạch Ốc cảnh báo đến cuối năm nay sẽ cạn kiệt nguồn viện trợ Mỹ để giúp Ukraine chiếm lại lãnh thổ bị Nga chiếm đóng kể từ cuộc xâm lược vào tháng 2 năm ngoái.

Yêu cầu của chính quyền Biden về khoản hỗ trợ trị giá 61 tỷ đô la nữa dành cho Ukraine bị sa lầy tại Quốc hội. Đảng Cộng hòa cho rằng yêu cầu này phải đi đôi với các biện pháp siết chặt kiểm soát nhập cư dọc biên giới Mỹ-Mexico. Nguồn tài trợ dành cho Israel ít gây tranh cãi hơn.

Nhập cư là một trong những vấn đề gây chia rẽ nhất trong nền chính trị Hoa Kỳ và những nỗ lực cải cách của lưỡng đảng đã nhiều lần thất bại trong 20 năm qua.

Thượng nghị sĩ Kyrsten Sinema cho biết: “Tôi không thể diễn tả mức độ phức tạp của vấn đề. Đây là lĩnh vực rắc rối nhất trong luật pháp Mỹ.”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đối diện sự đón tiếp hoài nghi từ Đảng Cộng hòa khi ông đến thăm Washington vào tuần trước để vận động ủng hộ.

Không rõ liệu thỏa thuận nào đạt được tại Thượng viện do Đảng Dân chủ chiếm đa số có giành được sự ủng hộ tại Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát hay không. Tại Hạ viện, một số đáng kể những người theo đường lối cứng rắn phản đối việc cung cấp thêm tài chính cho Ukraine.Thượng viện Mỹ sẽ không chung quyết gói viện trợ Ukraine trong năm nay


Philippines chỉ trích Trung Quốc về yêu sách ở Biển Đông 

20/12/2023

Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines - Gilberto Teodoro.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines – Gilberto Teodoro.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines hôm thứ Tư chỉ trích Trung Quốc vì cáo buộc đất nước ông kích động căng thẳng và khuấy động rắc rối ở Biển Đông, nói rằng chỉ có Bắc Kinh mới tin những gì họ nói.

“Sự thật và thực tế là không có quốc gia nào trên thế giới, không một ai, rõ ràng ủng hộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông”, Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro nói.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, tuyến thủy lộ thương mại trị giá hơn 3 nghìn tỷ đôla hàng năm, bao gồm cả các khu vực mà Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền.

Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 cho rằng các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, một phán quyết mà Mỹ ủng hộ nhưng Bắc Kinh bác bỏ.

Hơn một tuần trước, Manila và Bắc Kinh đã cáo buộc lẫn nhau về một vụ va chạm giữa tàu bè của họ ở Biển Đông, sau đó Bắc Kinh nói rằng các sự cố “hoàn toàn do Philippines gây ra”.

Sau các sự cố, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr hôm thứ Bảy cho biết cần phải có “sự thay đổi mô hình” trong cách quốc gia của ông giải quyết vấn đề Hoa Nam vì những nỗ lực ngoại giao với Trung Quốc đang đi “theo hướng kém cỏi”.

Trung Quốc “sẽ để ngỏ cánh cửa đối thoại và liên lạc”, người phát ngôn của đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói trong một tuyên bố sau đó vào thứ Tư.

Căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc gia tăng dưới thời Tổng thống Marcos. Tổng thống Philippines ngày càng phàn nàn về hành vi “hung hăng” của Trung Quốc, trong khi ông tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, đồng minh hiệp ước của Manila.

Ông Marcos cho biết Philippines sẽ tiếp tục đàm phán với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và đưa ra lập trường chung về trách nhiệm của họ ở Biển Tây Philippines (Biển Đông).

“Trung Quốc luôn ủng hộ và cam kết giải quyết thỏa đáng những khác biệt trên biển thông qua đối thoại và tham vấn”, người phát ngôn của đại sứ quản Trung Quốc nói thêm.


Hoa Kỳ chấp thuận bán gói vũ khí trị giá 300 triệu USD cho Đài Loan để giúp duy trì hệ thống thông tin chiến thuật 

Reuters

Hồng Ân biên dịch

20/12/2023

Hoa Kỳ chấp thuận bán gói vũ khí trị giá 300 triệu USD cho Đài Loan để giúp duy trì hệ thống thông tin chiến thuật

Cờ của Đài Loan và Hoa Kỳ được bài trí trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ Ed Royce và ông Tô Gia Toàn (Su Chia-chyuan), Chủ tịch Lập pháp viện tại Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 27/03/2018. (Ảnh: Tyrone Siu/Reuters)

HOA THỊNH ĐỐN — Hôm thứ Sáu (15/12), Ngũ Giác Đài cho biết, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chấp thuận thương vụ bán thiết bị trị giá 300 triệu USD để giúp Đài Loan duy trì hệ thống thông tin chiến thuật, đây là khoản khoản viện trợ mới nhất của Hoa Kỳ cho hoạt động phòng thủ của đảo quốc này.

Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi luật pháp để cung cấp cho Đài Loan các phương tiện tự vệ. Trong khi đó, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc lại tuyên bố hòn đảo này là của riêng mình, bất chấp sự thật rằng Đài Loan trên thực tế là một quốc gia độc lập, có quân đội, chính phủ được bầu cử dân chủ, và Hiến Pháp của riêng mình. Việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan là nguyên nhân gây căng thẳng thường xuyên giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh.

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng của Ngũ Giác Đài cho biết thương vụ này là để trợ giúp bước tiếp theo nhằm duy trì các năng lực Chỉ huy, Kiểm soát, Truyền thông và Máy điện toán của Đài Loan, hay còn gọi là các năng lực C4.

Cơ quan này nói thêm, thương vụ hữu hảo này sẽ cải thiện khả năng của Đài Loan trong việc “ứng phó với các mối đe dọa hiện tại và tương lai bằng cách tăng cường khả năng sẵn sàng tác chiến” và duy trì các năng lực C4 hiện hữu để bảo đảm có được luồng thông tin chiến thuật an toàn.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết thương vụ này sẽ giúp duy trì tính hiệu quả của hệ thống chỉ huy và hệ thống kiểm soát hoạt động chiến đấu chung để có thể nâng cao nhận thức trên chiến trường.

“Hoạt động quân sự thường xuyên của cộng sản Trung Quốc xung quanh Đài Loan là mối đe dọa nghiêm trọng đối với chúng ta,” bộ cho biết và nói thêm rằng bộ dự kiến thương vụ bán vũ khí này sẽ “có hiệu lực” sau một tháng nữa, đồng thời bày tỏ sự cảm kích của Đài Loan tới Hoa Kỳ vì đã chấp thuận thương vụ này. Quốc hội Hoa Kỳ sẽ được thông báo và thương vụ mua bán này rất có thể sẽ được tiến hành.

Văn phòng tổng thống Đài Loan cho biết thỏa thuận này, thương vụ bán vũ khí thứ 12 cho Đài Bắc của chính phủ Tổng thống Joe Biden, chứng tỏ chính phủ Hoa Kỳ xem trọng nhu cầu phòng thủ của hòn đảo này như thế nào.

Đài Loan được quản lý một cách dân chủ vẫn luôn phàn nàn về các hoạt động quân sự lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác của Trung Quốc gần hòn đảo này trong bốn năm qua, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm cách khẳng định các yêu sách chủ quyền của mình.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết vào sáng hôm thứ Bảy (16/12) rằng, trong khoảng thời gian 24 giờ trước đó, họ đã phát hiện chín phi cơ quân sự Trung Quốc bay qua đường trung tuyến nhạy cảm của Eo biển Đài Loan.

Đường phân giới đó từng đóng vai trò là hàng rào không chính thức giữa hai bên, nhưng hiện nay lực lượng không quân Trung Quốc vẫn thường xuyên điều động phi cơ của họ bay qua đường trung tuyến này, mặc dù những phi cơ đó chưa bay vào không phận lãnh thổ của Đài Loan.

Đài Loan, nơi chính phủ nói rằng chỉ người dân trên đảo mới có thể quyết định tương lai của họ, sẽ tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội vào ngày 13/01 tới, vốn sẽ định hình mối liên hệ tương lai của hòn đảo này với Trung Quốc.


Google đồng ý chi 700 triệu USD dàn xếp vụ kiện chống độc quyền

Phan Anh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/google-new.jpg

(Nguồn: Sundry Photography/Shutterstock)

Google, công ty con của tập đoàn Alphabet (Mỹ), mới đây đã chấp nhận chi 700 triệu USD và cho phép cạnh tranh lớn hơn trong cửa hàng ứng dụng Play của công ty, theo tờ Business Insider.

Đây là nội dung các điều khoản dàn xếp vụ kiện chống độc quyền giữa Google và chính quyền các bang, vùng lãnh thổ và người dùng ở Mỹ, được công bố tại một tòa án liên bang ở San Francisco ngày 18/12.

Google đã đạt thỏa thuận với các bộ trưởng tư pháp bang hồi cuối tháng 9 vừa qua, song đến ngày 18/12 nội dung thỏa thuận mới được công bố. Tất cả 50 bang của Mỹ, đặc khu Washington D.C. cùng các vùng lãnh thổ Puerto Rico và Virgin Islands tham gia thỏa thuận trên.

Tháng 7/2021, các bang ở Mỹ đã khởi kiện Google, cáo buộc công ty này đã lạm quyền hạn chế người dùng tiếp cận các ứng dụng trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android. Theo đơn kiện, Goolge đã có hành vi độc quyền, không cho phép các ứng dụng Android xuất hiện trên các cửa hàng không phải là cửa hàng Play – nơi hệ thống thanh toán của Google thu hoa hồng các giao dịch.

Theo thỏa thuận dàn xếp, Google nộp 630 triệu USD vào quỹ dàn xếp để bồi thường cho người dùng ở Mỹ và 70 triệu USD vào quỹ cho chính quyền các bang sử dụng. Mỗi người dùng đủ điều kiện nhận bồi thường sẽ được trả ít nhất 2 USD và có thể nhận được thêm, căn cứ mức chi tiêu trên cửa hàng Play từ ngày 16/8/2016 đến ngày 30/9/2023.

Tương tự như Apple, Google cũng thu phí hoa hồng từ 15 – 30% khi mua ứng dụng hoặc dịch vụ trên điện thoại. Các bộ trưởng tư pháp bang cho rằng điều này đã đẩy giá ứng dụng cao hơn, giúp Google thu được hàng tỷ USD lợi nhuận mỗi năm.

Ngoài ra, Google cũng đồng ý điều chỉnh để tạo thuận lợi hơn cho người dùng tải xuống hoặc cài đặt các ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android từ các cửa hàng ứng dụng khác ngoài cửa hàng Play trong 5 năm tới. Công ty này cũng sẽ hạn chế đưa ra các cảnh báo an ninh khi các lựa chọn thay thế đang được sử dụng.

Trong khi đó, thỏa thuận giúp các nhà phát triển ứng dụng linh hoạt hơn khi đưa ra các lựa chọn thanh toán đối với người tiêu dùng, thay vì tiến hành các giao dịch tự động trên cửa hàng Play hoặc hệ thống hoa hồng của công ty này. Thỏa thuận dàn xếp sẽ giúp các ứng dụng có mức giá thấp hơn.

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Tư pháp Washington D.C. Brian Schwalb hoan nghênh thỏa thuận trên, coi đây là thắng lợi của hàng chục triệu người Mỹ đang sử dụng các dòng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android.

Về phần mình, Phó Chủ tịch Google phụ trách chính sách và các vấn đề liên quan chính phủ, ông Wilson White, cũng coi thỏa thuận là tích cực mặc dù công ty phải chi tiền bồi thường và tiến hành những thay đổi. Theo ông, thỏa thuận này giúp duy trì các biện pháp bảo vệ an ninh mạnh mẽ và duy trì khả năng của Google trong cạnh tranh với các nhà sản xuất phần mềm khác cũng như đầu tư vào hệ sinh thái Android cho người dùng và nhà phát triển.


Hậu Covid: xu hướng ngại ra ngoài chi tiêu vẫn phổ biến

Trên một phương diện nào đó, Covid-19 dường như chỉ là tai nạn nhỏ. Hầu hết các nước đều lấy lại GDP trước đại dịch trong thời gian ngắn. Nhưng hơn hai năm sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, thói quen tiêu dùng ở các nước giàu đã thay đổi rõ rệt.

Trước Covid, tỷ lệ chi tiêu dành cho các dịch vụ, từ lưu trú khách sạn đến cắt tóc, đều tăng đều đặn. Nhưng năm nay, nó vẫn nằm yên ở mức trước đại dịch. Người dân nhìn chung vẫn ít quan tâm đến các hoạt động giải trí bên ngoài. Ở những nước trải qua phong tỏa lâu dài, thói quen ngại ra ngoài đã ăn sâu. Ví dụ, Nhật Bản chứng kiến lượng đặt chỗ nhà hàng vì mục đích kinh doanh giảm tới 50%.

Một lý do có thể là một số người vẫn sợ bị lây nhiễm. Nhưng cũng có thể là mô hình làm việc: ở các nước phát triển, mọi người thường xuyên làm việc tại nhà. Và Covid có thể đã khiến chi tiêu cho các hoạt động xã hội giảm và làm tăng chi tiêu cho những hoạt động đơn độc. Có vẻ như di sản lớn nhất của Covid là khiến mọi người cách xa nhau hơn.


Một năm bùng nổ của AI

Năm nay trí tuệ nhân tạo đã rời khỏi phòng thí nghiệm và bước vào đời sống hàng ngày. Trong vòng hai tháng kể từ khi ra mắt vào tháng 11 năm 2022, ChatGPT của OpenAI, một công ty được Microsoft hỗ trợ, đã thu hút tới 100 triệu người dùng. Số lượt tìm kiếm trên Internet về “trí tuệ nhân tạo” tăng vọt. Hơn 40 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm đã được đổ vào AI chỉ trong nửa đầu năm 2023.

Cơn sốt thử nghiệm tiêu dùng đã nguội dần kể từ đó. Nhưng một ngành công nghiệp hoàn toàn mới tập trung vào các mô hình AI đã bắt đầu hình thành trong năm nay. Trật tự mới nổi cho thấy OpenAI dẫn đầu về mặt công nghệ, nhưng các đối thủ lắm tiền như Google vẫn còn cơ hội bắt kịp.

Cùng với sự hào hứng xoay quanh AI là những tranh luận về “kẻ hủy diệt.” Một số người tin rằng nếu không được kiểm soát, AI sẽ gây ra hiểm hoạ sống còn cho nhân loại. Anh và Mỹ đã yêu cầu các nhà sản xuất mô hình AI, như OpenAI và Microsoft, đưa ra các cam kết không ràng buộc để cho phép các chuyên gia bên ngoài thử nghiệm sản phẩm AI trước khi phát hành ra công chúng. Khi ngành này tiếp tục phát triển, các chuyên gia như vậy sẽ rất bận rộn.


Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung nóng lên trong năm 2023

Năm 2023 chứng kiến cuộc chiến công nghệ sôi sục giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên nóng hơn bao giờ hết. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2019, khi chính quyền Donald Trump cấm bán chip tiên tiến cho Huawei, một nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc. Đến năm 2022, khi Joe Biden ra lệnh cấm toàn diện bán chất bán dẫn tiên tiến cho tất cả các công ty Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã phải mất nhiều tháng để đưa ra phản ứng. Nhưng trong năm qua, Trung Quốc dường như đã sẵn sàng chiến đấu hơn.

Ví dụ, hồi tháng 7, Trung Quốc đã công bố kiểm soát xuất khẩu gallium và germanium, hai kim loại hiếm cần thiết để tạo ra chip bán dẫn hiện đại. Và đến tháng 10, khi Mỹ tuyên bố tăng cường kiểm soát chip, Trung Quốc trả đũa chỉ ba ngày sau, nói rằng họ sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với than chì.

Mỹ đã lôi kéo các đồng minh như Nhật Bản, Hà Lan và Hàn Quốc vào cuộc chiến, trong khi tiếp tục kêu gọi các nước khác. Về phần mình, các công ty Trung Quốc đã tìm ra những giải pháp để có được chip thông qua các thị trường ít bị giám sát hơn.


2023: năm của đình công

Quyền lực của các công đoàn Mỹ đã thay đổi trong năm 2023. Đình công ở hai ngành đang vật lộn với biến động công nghệ đã mang lại những thắng lợi vang dội cho người lao động. Tuy nhiên, lợi ích họ thu về có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Các nhà biên kịch Hollywood ra biểu tình vào tháng 5; và các diễn viên tham gia cùng họ từ tháng 7. Cả hai nhóm đều lo lắng về tác động của phát trực tuyến và trí tuệ nhân tạo lên thu nhập và quyền sở hữu trí tuệ của họ. Cả hai nhóm đều giành được những nhượng bộ có ý nghĩa, bao gồm các điều khoản quản lý việc sử dụng AI và tiền thưởng cho các chương trình phát trực tuyến hút khách. Nhưng các điều khoản mới khó có thể ngăn cản được AI, thứ đã bắt đầu thay đổi Hollywood.

Xa hơn về phía đông nước Mỹ, ngành công nghiệp ô tô đối mặt với khó khăn riêng của mình. Từ tháng 9, các thành viên của công đoàn United Auto Workers, thất vọng vì phúc lợi bị thu hẹp kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, đã bắt đầu đình công đồng loạt ở cả “ba nhà sản xuất ô tô lớn” của Detroit. Các thành viên UAW được tăng lương, nhưng cũng như lao động ở Hollywood, công nghệ mới có thể sớm đe dọa việc làm của họ. Xe điện có cơ chế đơn giản hơn so với xe xăng – và yêu cầu ít công nhân hơn.

Home


Động đất ở Trung Quốc khiến hàng trăm người thiệt mạng

Động đất ở Trung Quốc khiến hàng trăm người thiệt mạng

Động đất ở Cam Túc, Trung Quốc. (Ảnh: video Youtube)

Trận động đất tại tỉnh Cam Túc, vùng tây bắc Trung Quốc khiến ít nhất 111 người thiệt mạng, hơn 233 người bị thương và gây ra thiệt hại vật chất đáng kể, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Trung tâm Mạng lưới Địa chất Trung Quốc cho biết trận động đất mạnh 6,2 độ xảy ra tại huyện Tích Thạch Sơn, châu Lâm Hạ, tỉnh Cam Túc vào 23h59 ngày 18/12 (22h59 ngày 18/12 giờ Hà Nội). Tâm chấn nằm ở độ sâu 10 km.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất xảy ra tại khu vực cách thủ phủ Lan Châu của tỉnh Cam Túc khoảng 100 km về phía tây nam, kéo theo một số dư chấn nhỏ hơn.

Cho đến nay đã ghi nhận 32 dư chấn với cường độ lên tới 4 độ richter. Ngoài ra, trận động đất còn được cảm nhận rất rõ ràng ở các tỉnh, thành phố và quận xung quanh, thậm chí cả những người ở xa như Hà Bắc và Sơn Tây cũng cảm nhận được trận động đất.

Theo Xinhua, trận động đất gây ra thiệt hại đáng kể, làm nhiều ngôi nhà nứt hoặc đổ sập khiến dân địa phương phải chạy ra đường để đảm bảo an toàn. Nguồn cung điện và nước bị gián đoạn ở một số ngôi làng trong khu vực.

2.500 lều bạt, 10.000 áo khoác, 10.000 bộ chăn mền, 10.000 chiếc đệm và 10.000 giường gấp được chuyển tới địa phương để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi động đất, theo Xinhua.

Ngoài ra, khu vực xảy ra động đất nằm ở vùng cao, có thời tiết lạnh (nhiệt độ buổi sáng là -14 độ C). Mức ứng phó khẩn cấp động đất quốc gia được nâng lên cấp 4.

Tuy nhiên, ĐCSTQ luôn che giấu số liệu thống kê và con số thương vong có thể còn cao hơn.

Nhiều cư dân mạng cho biết rung chấn đã được cảm nhận ở Lan Châu, Tây Ninh, Tây An (tỉnh Thanh Hải) và những nơi khác. Một số người nói rằng “Tây An cảm nhận rõ ràng trận động đất” và “Tây Ninh cảm nhận rõ ràng trận động đất,” theo Epoch Times.

Ông Cao từ thành phố Qingyang, tỉnh Cam Túc, nói với phóng viên Epoch Times rằng nhà ông cách tâm chấn trận động đất hơn 100 km và người ta có thể cảm nhận được trận động đất rất mạnh. Mọi người lập tức vội đi xuống đường. Ông Cao cho biết thời tiết lúc đó rất rét, nhiệt độ khoảng -10 độ C. Tuy nhiên địa hình địa phương ông là cao nguyên hoàng thổ nên ảnh hưởng của động đất là tương đối nhỏ.

Lớp hoàng thổ trên cao nguyên dài hàng trăm mét, tương đương với hàng trăm mét thảm xốp trên nền đất đá và mặt đất. Do đó lớp hoàng thổ có khả năng hấp thụ sóng địa chấn một cách hiệu quả. Nhưng theo ông Cao, tâm chấn của trận động đất rất nghiêm trọng, vì kể cả Lan Châu và Tây Ninh, đều không nằm trên cao nguyên hoàng thổ như vậy.

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/ntdvn_id14138985-mixcollage-18-dec-2023-05-07-pm-5096.jpg

Khu vực bị động đất và các bình luận trên mạng xã hội Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)

Người dân các tỉnh, thành lân cận cũng cho biết họ cảm nhận được trận động đất rõ ràng và thậm chí rất mạnh.

“Tôi thực sự sợ hãi, Tây An cảm nhận được trận động đất rất mạnh!! Cầu nguyện cho sự an toàn!!”, một cư dân mạng viết.

Trung Quốc từng ghi nhận nhiều trận động đất mạnh gây thiệt hại lớn. Trận động đất mạnh 5,4 độ tại tỉnh Sơn Đông, đông bắc Trung Quốc hồi tháng 8 khiến 21 người bị thương, hàng chục tòa nhà bị sập. Truyền thông Trung Quốc khi đó đưa tin đây là trận động đất mạnh nhất tại khu vực trong hơn một thập kỷ.


Hoa Kỳ: Mức lương tối thiểu sẽ tăng ở 22 tiểu bang vào ngày đầu năm mới 

Naveen Athrappully

Vân Du biên dịch – Thứ tư, 20/12/2023

Tiểu bang Washington sẽ có mức lương tối thiểu cao nhất trong số các tiểu bang của Mỹ với 16.28 USD một giờ.

Hoa Kỳ: Mức lương tối thiểu sẽ tăng ở 22 tiểu bang vào ngày đầu năm mới

Biển báo “Đang tuyển dụng” được dán bên ngoài một cửa hàng bán lại quần áo (resale store) ở Los Angeles, California, hôm 02/06/2023. (Ảnh: Mario Tama/Getty Images)

Nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ sẽ chứng kiến ​​mức lương tối thiểu tăng bắt đầu từ năm tới, trong đó tất cả các tiểu bang này đều sẽ có mức lương tối thiểu theo giờ cao hơn mức quy định của liên bang.

Tổng cộng, 22 tiểu bang sẽ chứng kiến mức lương tối thiểu tăng vọt với hiệu lực từ ngày 01/01/2024. Trong số đó, sáu tiểu bang sẽ có mức lương tối thiểu bằng hoặc vượt quá 15 USD một giờ — California, Connecticut, Maryland, New Jersey, hầu hết các vùng của New York, và Washington. Tiểu bang có mức lương cao nhất trong số các tiểu bang sẽ là tiểu bang Washington, nơi nhân viên sẽ nhận được tối thiểu 16.28 USD/giờ, trong khi tiểu bang có mức lương thấp nhất là Minnesota, với mức 8.85 USD. Tất cả các tiểu bang dưới đây sẽ có mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu liên bang là 7.25 USD một giờ:

Alaska: Từ 10.85 USD một giờ lên 11.73 USD một giờ.

Arizona: Từ 13.85 USD lên 14.35 USD.

California: Từ 15.50 USD lên 16 USD.

Colorado: 13.65 USD so với mức đề nghị là 14.42 USD.

Connecticut: Từ 15 USD lên 15.69 USD.

Delaware: Từ 11.75 USD lên 13.25 USD.

Hawaii: Từ 12 USD lên 14 USD.

Illinois: Từ 13 USD lên 14 USD.

Maine: Từ 13.80 USD lên 14.15 USD.

Maryland: Tiền lương sẽ tăng lên 15 USD, tăng từ mức 13.25 USD với các nhà tuyển dụng lớn và 12.80 USD với các doanh nghiệp nhỏ.

Michigan: Từ 10.10 USD lên 10.33 USD.

Minnesota: Với các nhà tuyển dụng lớn, tiền lương sẽ tăng từ 10.59 USD lên 10.85 USD. Với các nhà tuyển dụng khác, tiền lương sẽ tăng từ 8.63 USD lên 8.85 USD.

Missouri: Từ 12 USD lên 12.30 USD

Montana: Từ 9.95 USD lên 10.30 USD.

Nebraska: Từ 10.50 USD lên 12 USD.

New Jersey: Từ 14.13 USD lên 15.13 USD.

New York: Từ 14.20 USD lên 15 USD ở hầu hết các nơi ngoại trừ thành phố New York, Westchester, và Long Island, nơi mức lương được thiết lập để tăng từ 15 USD lên 16 USD.

Ohio: Từ 10.10 USD lên 10.45 USD.

Rhode Island: Từ 13 USD lên 14 USD.

South Dakota: Từ 10.80 USD lên 11.20 USD.

Vermont: Từ 13.18 USD lên 13.67 USD.

Washington: Từ 15.74 USD lên 16.28 USD.

Ngoài các tiểu bang nêu trên, mức lương tối thiểu của Nevada dự kiến ​​​​sẽ tăng lên 12 USD còn mức của Oregon sẽ tăng lên 14.20 USD vào hôm 01/07. Florida sẽ tăng mức lương tối thiểu lên 13 USD vào tháng Chín. Tại District of Columbia, lương tối thiểu sẽ được đặt ở mức 17 USD mỗi giờ bắt đầu từ ngày 01/07.

Tại 20 tiểu bang, mức lương tối thiểu sẽ vẫn là 7.25 USD một giờ theo quy định của luật liên bang. Có năm tiểu bang không có mức lương tối thiểu — Alabama, Louisiana, Mississippi, South Carolina, và Tennessee.

Theo dữ liệu thống kê của Bộ Lao động Hoa Kỳ, có 78.7 triệu nhân viên từ 16 tuổi trở lên được trả mức lương tối thiểu liên bang là 7.25 USD một giờ vào năm ngoái (2022). Lượng nhân viên này chiếm 55.6% tổng số người làm công ăn lương.

Trong số những người làm việc theo giờ, 141,000 người kiếm được chính xác 7.25 USD một giờ. Khoảng 882,000 người có mức lương dưới mức lương tối thiểu liên bang. 1 triệu người này chiếm 1.3% tổng số nhân viên được trả lương theo giờ.

Lợi ích kinh tế so với tổn thất

Vấn đề tăng lương tối thiểu là một vấn đề được tranh luận sôi nổi, với những người ủng hộ cho rằng tăng lương sẽ thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong khi những người chỉ trích cảnh báo rằng một diễn biến như vậy sẽ gây tổn thất cho nền kinh tế.

Trong thông cáo báo chí hôm 25/07, bà Holly Sklar, Giám đốc điều hành của tổ chức Doanh nghiệp vì Mức lương Tối thiểu Công bằng, đã nhấn mạnh rằng “mức lương tối thiểu kẹt ở mức chỉ 7.25 USD một giờ kể từ năm 2009 là một mức lương nghèo thay vì một mức lương chống đói nghèo. Điều đó không tốt cho doanh nghiệp cũng như cho người lao động.” Bà nói rằng việc tăng lương tối thiểu sẽ “củng cố các doanh nghiệp và nền kinh tế của chúng ta.”

“Mức lương tối thiểu tăng lên đó sẽ không nằm yên trong túi người lao động. Tiền đó sẽ thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng dẫn đến thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và nền kinh tế. Mức lương công bằng cũng giúp doanh nghiệp thuê và giữ chân nhân viên, đồng thời cung cấp chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng đáng tin cậy, giúp khách hàng quay lại thay vì mất khách hàng.”

Nhiều báo cáo đã cảnh báo về tình trạng mất việc làm do tăng lương tối thiểu.

Một báo cáo năm 2015 của Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco kết luận rằng “tổng hợp các bằng chứng gần đây cho thấy kết luận đáng tin cậy nhất là mức lương tối thiểu cao hơn dẫn đến mất việc làm đối với những người lao động có tay nghề thấp nhất — với những tác động bất lợi có thể lớn hơn so với những gì các nghiên cứu trước đây cho thấy.”

Năm 2019, Văn phòng Ngân sách Quốc hội cảnh báo rằng việc tăng mức lương tối thiểu lên 15 USD vào năm 2025 có thể khiến 1.3 triệu người Mỹ thất nghiệp.

Một nghiên cứu chưa qua bình duyệt được công bố hôm 16/06 năm nay cho thấy việc tăng mức lương tối thiểu thêm 2.50 USD một giờ sẽ khiến tỷ lệ vô gia cư tăng 14%.

Báo cáo nêu rõ, “Trong phạm vi mức lương tối thiểu gây ra tình trạng thất nghiệp ở những người lao động có trình độ thấp, sự mất đi việc làm có thể khiến tình trạng bất ổn kinh tế hiện nay càng thêm nghiêm trọng và làm giảm khả năng chi trả tiền nhà. Tuy nhiên, ngay cả khi nhà tuyển dụng không cắt giảm tổng số việc làm, thì mức lương tối thiểu vẫn có thể gây ra tình trạng chuyển việc trên thị trường lao động.”

“Những người lao động có trình độ tương đối cao có thể gia nhập lực lượng lao động ở mức lương tối thiểu cao hơn và thay thế những người có kỹ năng thấp hơn. Những cư dân hiện tại trước đây không thuộc lực lượng lao động có thể gia nhập để có được mức lương tối thiểu cao hơn hoặc người lao động từ các khu vực địa lý khác có thể di cư để có mức lương cao hơn.”

Tại California, một luật mới sẽ có hiệu lực vào năm 2025 yêu cầu mức lương tối thiểu 25 USD một giờ trong ngành chăm sóc sức khỏe đang vấp phải sự chỉ trích do lo ngại luật sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực này.

Hiệp hội Bệnh viện California (CHA) cảnh báo trong một phân tích rằng luật mới “sẽ khiến các bệnh viện không có lựa chọn nào khác ngoài việc… cắt giảm các vị trí và dịch vụ để tuân thủ dự luật.”

“Với ít vị trí hơn và có thể có ít nhà cung cấp hơn, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ có ít cơ hội hơn, có nguy cơ mất việc cao hơn, và kém linh hoạt hơn ở các vị trí hiện có.”


XEM THÊM:

Nga mất 200 xe tăng trong hai tháng

Người phát ngôn quân đội Ukraine khẳng định quân đội Ukraine đã phá hủy 200 xe tăng Nga trong hai tháng qua.

Oleksandr Shtupun cho biết: “Chỉ trong hơn hai tháng, kẻ thù đã mất gần 25.000 người thiệt mạng và bị thương chỉ riêng ở tỉnh Donetsk, đồng thời khoảng 200 xe tăng và hơn 400 xe bọc thép khác đã bị phá hủy”.

Ông nói thêm rằng 80% tổn thất xảy ra ở gần Avdiivka, nơi đã chứng kiến ​​những cuộc giao tranh gay gắt.

Ukraine sản xuất 50.000 máy bay không người lái tự sát trong 3 tuần

Ukraine đã tăng quy mô sản xuất máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) trong những tháng gần đây, Bộ trưởng Công nghiệp Ukraine xác nhận.

Oleksandr Kamyshin cho biết 50.000 máy bay không người lái tự sát đã được sản xuất kể từ đầu tháng 12.

FPV, khởi đầu là máy bay không người lái dân sự được sửa đổi cho chiến trường, có chi phí sản xuất tương đối rẻ và có thể bay thẳng vào mục tiêu có gắn chất nổ.

Nó xuất hiện khi Kyiv công bố kế hoạch sản xuất một triệu máy bay không người lái FPV vào năm tới.

Telegraph


Đã đến lúc tấn công Houthi ở Yemen

Chỉ khi Mỹ lộ răng bây giờ thì Iran mới có thể được ngăn cản gieo rắc thêm hỗn loạn trên khắp Trung Đông

RICHARD KEMP Ngày 20 tháng 12 năm 2023 • 5:25 chiềuRichard Kemp

Joe Biden phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Cố vấn Cơ sở Hạ tầng Quốc gia

Cách ứng phó với một nhóm khủng bố đang đe dọa hàng hải tại một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới không phải là cứ bắn liên tục hạ gục máy bay không người lái giá rẻ bằng tên lửa hải quân cực kỳ đắt tiền.

Mục đích của liên minh do Mỹ dẫn đầu vừa được công bố ở Biển Đỏ là để bảo vệ hoạt động vận chuyển hàng hải và mang lại sự yên tâm cho các chủ tàu và công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, cho dù nhiều tài sản hải quân được triển khai đến đâu, người Houthis dường như vẫn tiếp tục tấn công miễn là họ có tên lửa và các công ty vận tải biển có thể sẽ tiếp tục định tuyến lại các tuyến tàu của họ vòng quanh châu Phi, khiến hành trình của họ kéo dài thêm nhiều tuần và đẩy giá dầu, khí đốt lên cao. và các hàng hóa khác.

Kể từ khi làn sóng xâm lược bùng phát hiện nay bắt đầu, lực lượng Houthi đã bắn hơn 100 máy bay không người lái và tên lửa, nhắm vào 10 tàu thương mại, theo Lầu Năm Góc. Họ vẫn đang giữ tàu chở hàng Galaxy Leader bị bắt giữ ngày 19/11 cùng 25 thuyền viên bị bắt oan. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin mô tả cuộc tấn công này nhằm vào hoạt động vận chuyển quốc tế và thương mại toàn cầu là “chưa từng có”.

Điều đó đơn giản là không thể tiếp tục và cách để ngăn chặn nó là tấn công trực tiếp vào lực lượng Houthi ở Yemen. Sự lãnh đạo của họ có thể bị nhắm mục tiêu và cơ sở hạ tầng quân sự như hệ thống tên lửa, nơi lưu trữ máy bay không người lái, radar và pháo ven biển bị tấn công bởi tên lửa và đường không. Ngoài các tàu khác trong liên minh hải quân, nhóm tấn công tàu sân bay USS Eisenhower hiện đang ở ngoài khơi Yemen và cần có sẵn kho vũ khí cho hành động đó.

Nhu cầu đối đầu với Houthi vượt xa mục tiêu gần đây của họ là vận chuyển hàng hải ở Biển Đỏ. Họ là một mối đe dọa khu vực đang diễn ra, đã tấn công Ả Rập Saudi cũng như Israel. Một cuộc tấn công chuyên sâu nhằm vào họ sẽ không chỉ làm suy giảm khả năng tấn công của họ và có thể ngăn cản sự xâm lược tiếp theo bên ngoài biên giới Yemen, mà còn khiến Tehran phải chảy máu mũi. Lực lượng Houthi thực sự là lực lượng ủy nhiệm của Iran, với máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo và hành trình được cho là do Iran cung cấp.

Quả thực, bàn tay của Tehran đứng đằng sau phần lớn bạo lực ở Trung Đông ngày nay. Iran tài trợ cho Hamas và Thánh chiến Hồi giáo ở Gaza, và có thể đã đóng một vai trò nào đó trong vụ thảm sát ngày 7 tháng 10 chống lại Israel, bất chấp sự phủ nhận của họ và mong muốn rõ ràng của Washington là hạ thấp nó. Hơn nữa, các nhóm khủng bố ủy nhiệm của Iran ở Lebanon, Hizballah, đã chỉ đạo các cuộc tấn công bằng tên lửa, máy bay không người lái và chống tăng chống lại lực lượng Israel và dân thường ở miền bắc Israel. Điều đó có nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh tổng lực giữa IDF và Hezbollah ở quy mô có thể làm giảm bớt cuộc xung đột ở Gaza.

Áp lực ngoại giao có rất ít cơ hội thành công. Tuy nhiên, một chút dính có lẽ có thể tạo ra sự khác biệt. Nếu Mỹ ra tay chống lại người Houthis, điều đó không chỉ có thể làm giảm mối đe dọa đối với vận tải Biển Đỏ mà còn giúp ngăn chặn một cuộc chiến nguy hiểm hơn nhiều ở Lebanon.

Từ Bản tin của Biên tập viên Hoa Kỳ

Đăng ký để nhận thông tin chi tiết và ý kiến ​​nhằm giúp bạn hiểu được bối cảnh địa chính trị đang thay đổi

Telegraph