95 năm thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng (25 tháng 12 năm 1927)
Published 23/12/2022
Cách đây 95 năm ngày 25-12-1927, một đội ngũ cách mạng dân tộc là Việt Nam Quốc Dân Đảng ra đời với ba mục tiêu đấu tranh:
1) DÂN TỘC ĐỘC LẬP – đánh đuổi thực dân xâm lược Pháp dành độc lập cho dân tộc
2) DÂN QUYỀN TỰ DO – Sau khi dành độc lập sẽ xây dựng một thể chế tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền
3) DÂN SINH HẠNH PHÚC – Chủ trương kinh tế thị trường tự do, mọi người dân có cơ hội để mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và gia đình trong thể chế dân chủ pháp trị, nhà nước giữ vai trò giúp đỡ tư nhân thăng tiến về kinh doanh.
Đây là một tổ chức chính trị cách mạng đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Những thanh niên trẻ tân học đoạn tuyệt với chế độ phong kiến lạc hậu, thành lập một đảng chính trị với tư tưởng dân chủ tây phương (Jean-Jackques Rousseau, Montesquieu, cuộc cách mạng Pháp 1789, cách mạng Tân Hợi 1911….), tự lực đứng lên nhận lãnh sứ mạng lịch sử với ba mục tiêu đã đề ra. Cuộc cách mạng bùng nỗ với Tổng Khởi Nghĩa 10/02/1930, 13 vị lãnh đạo VNQDĐ trong đó có đảng trưởng Nguyễn Thái Học đã đền nợ nước tại Yên Báy ngày 17/06/1930. VNQDĐ đã, đang, và sẽ chiến đấu không ngừng để đạt được ba mục tiêu cao cả trên…….
Nhân ngày Đảng Sinh thứ 95 của VNQDĐ (25/12/1927-25/12/2022) mời qúy độc giả đọc lại những giòng lịch sử đấu tranh cận đại còn vang vọng mãi đến ngàn sau…
Trần Trung Đạo – Lý do CSVN vẫn vinh danh Nguyễn Thái Học và các đồng chí của Ông đã hy sinh trong khởi nghĩa Yên Bái 1930
19/12/2020
Giới thiệu: Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thành Lập VNQDĐ 25 tháng 12, 1927, người viết đặt một câu hỏi cho các bạn Facebook “Lý do CSVN vẫn vinh danh Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đã hy sinh trong Khởi Nghĩa Yên Bái 1930?” Thật ra câu hỏi này có thể trả lời tóm gọn trong một trang. Tuy nhiên, để các bạn trẻ có cái nhìn rộng và sâu về lịch sử lẫn lý luận, người viết phân tích chi tiết và bao quát hơn. Không nắm bắt những hiểu biết về lý thuyết CS sẽ rất khó khăn khi chọn một giải pháp thích nghi để xóa bỏ chế độ độc tài CS. Continue reading