Những điều nghịch lý đến từ COVID-19
Đại-Dương
Virus Vũ Hán tiếp tục hoành hành khắp thế giới, không phân biệt giàu nghèo, quốc tịch, tôn giáo, chính
kiến, tiên tiến, lạc hậu, già trẻ, lớn bé trong cuộc chiến toàn diện với một kẻ thù vô hình. Tuy nhiên, cộng đồng nhân loại vẫn bì bỏm trong vũng lầy Covid-19 trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Cập nhật dịch Coronavirus Vũ Hán ngày 27/3/2020
Theo: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Chúng tôi không trách nhiệm về sự chính xác của nguồn tin.
- Tổng số bệnh nhiễm:
577,495
- Tử vong:
26,447
- Hồi phục:
129,991
- Nguy kịch
21,674
- Các trường hợp được xác nhận và tử vong ngoài Trung Quốc:
199 quốc gia và vùng lãnh thổ.
NGUY CƠ TRONG GIAO DỊCH VỚI TRUNG QUỐC
Đại-Dương
Thị trường tiêu thụ 1.4 tỉ người và thị trường nhân dụng nhiều triệu khiến cho Trung Quốc trở thành đất dụng võ của các Tập đoàn Đa quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là nơi xuất phát tham vọng thống trị loài người một cách tuyệt đối trên mọi phương diện cuộc sống.
Sau 40 năm thoát khỏi tình trạng bị thế giới cô lập, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu với lợi tức bình quân đầu người 10,000 USD so với 65,000 USD của Hoa Kỳ.
Giao dịch với Trung Quốc là điều tất yếu và hợp lý cho mọi quốc gia mà tại sao ngày càng bị nhiều dân tộc phản đối hoặc nghi ngờ?
Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt
Tác giả: Lê Hồng Hiệp
(Lời người chuyển tin: Theo VOA Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt cách thành phố Đà Nẵng vài chục hải lý vào tối 4/3 và sẽ cập cảng Tiên Sa của thành phố vào trưa 5/3, một nguồn tin ngoại giao phương Tây không muốn nêu danh tính cho VOA biết.
Chúng tôi xin chuyển bài nhận định dưới đây để rộng đường dự luận. LM03)
CON ĐƯỜNG QUANH CO: HOA KỲ-LIÊN ÂU-TRUNG QUỐC
Đại-Dương
Xung đột, khác biệt, tranh chấp giữa Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc diễn ra thưởng xuyên theo dòng lịch sử nhân loại khi quyền lợi, thế lực của các bên có sự thay đổi mạnh mẽ.
Đế quốc Mông Cổ từng san bằng một số thành phố ở Châu Âu, tàn sát cư dân đã ghi lại dấu ấn rợn người với hình dung từ “Hoạ Da Vàng”. Đế quốc Nhật Bản làm rung chuyển Châu Á-Thái Bình Dương thời Đệ nhị Thế chiến.
Nhât Bản đã từ bỏ vĩnh viễn chính sách Đế quốc Thực dân sau khi Hoàng Đế ký Văn kiện đầu hàng Hoa Kỳ vô-điều-kiện ngày 6 tháng năm 1945.
Các Đế quốc Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan có thuộc địa hầu hết trên các Châu Lục cũng đã xâu xé Trung Hoa qua các khu nhượng địa.
SỐ PHẬN CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN BẮC KINH SAU DỊCH CORONAVIRUS 2019.
Đại dịch tại Trung Quốc do sự lây truyền nhanh chóng siêu vi coronavirus 2019-nCoV (nay được gọi là COVI-19), với sự phản ứng yếu kém và khuất tất của nhà cầm quyền đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Trung Quốc và thế giới.
Do phạm vi rộng lớn và mức độ trầm trọng của đại dịch và sự lan tràn ra khỏi biên giới Trung Quốc, các nhà quan sát có thể kết luận bệnh dịch sẽ dẫn đến một thảm họa với ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng cho Trung Cộng.
Trong bài này, chúng tôi xin đề cập sơ lược: tình hình bệnh dịch, niềm tin của người dân vào nhà cầm quyền, tình hình kinh tế do bệnh dịch gây ra, mối quan hệ ngày càng khắc nghiệt với Hoa Kỳ và cuối cùng là số phận của chế độ CS tại Bắc Kinh sau bệnh dịch.
Diễn văn Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ đọc tại Việt Nam
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper tại Hoc Viện Ngoại Giao Việt Nam ngày 20/11/2019
nói về chính sách quân sự tại Á Châu Thái Bình Dương.
Ngày 20 tháng 11 năm 2019
Hà Nội, Việt Nam
Xin chào các bạn! Tôi xin cảm ơn Ngài Giám đốc Nguyễn Vũ Tùng và Học viện Ngoại giao Việt Nam đã dành thời gian đón tiếp tôi hôm nay. Học viện Ngoại giao Việt Nam từ lâu đã là một trong những học viện uy tín nhất tại Việt Nam và đã đào tạo ra nhiều thế hệ lãnh đạo cho đất nước. Hôm nay, tôi rất vinh dự và vui mừng khi được nói chuyện với các bạn về tầm nhìn của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.