Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ: Cuộc tấn công của Nga sẽ “rất khủng khiếp”
Hôm này ngày 28 tháng 1 năm 2022, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyed Austin cùng Chủ Tịch Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ tướng Mark Milley đã có cuộc họp báo tại Ngũ giác Đài quay quanh vấn đề Nga điều động quân đến biên giới Ukraine. Nội dung họp báo có những điểm quan trọng như sau:
Theo tường thuật của CNN, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark A. Milley cảnh báo cuộc tấn công của Nga vào Ukraine một khi xảy ra “sẽ rất khủng khiếp” và gây thương vong đáng kể. Vị đại tướng cao cấp cũng hối thúc Tổng thống Nga Vladimir Putin chọn con đường ngoại giao.
“Với loại lực lượng được dàn trận…, nếu họ tấn công vào Ukraine thì hậu quả sẽ rất đáng ngại, gây thương vong đáng kể”. “Mọi người có thể tưởng tượng hậu quả ở những đô thị đông người… Nó sẽ rất kinh khủng, tồi tệ và không đáng phải xảy ra. Chúng tôi cho rằng ngoại giao là con đường nên tiến tới ở nơi đây”. Continue reading
Giá trị tẩy chay Olympic 2022 tại Bắc Kinh của Hoa Kỳ.
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Washington quyết định tẩy chay Thế Vận Hội Olympic 2022 tại Bắc Kinh tạo khả năng cô lập Trung Cộng trên trên chính trường quốc tế.
Vào cuối năm ngoái, TT Biden tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế Vận Hội Olympic và Thế Vận Hội Người Khuyết Tật (Paralympic) tổ chức tại tại Bắc Kinh vào đầu tháng 2 năm 2022. Lý do bà Thư Ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã nêu rõ vì “Cuộc diệt chủng đang diễn ra của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương và các vụ vi phạm nhân quyền khác”. Washington tẩy chay ngoại giao nhưng cho phép vận động viên người Mỹ được tự do tham gia thi đấu với tư cách cá nhân. Phát Ngôn Viên của Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc đã đáp trả một cách giận dữ với lời cáo buộc Hoa Kỳ “chính trị hóa thể thao, gây chia rẽ và kích động sự đối đầu”.
Chắc chắn sự việc này có sự tác hại chính trị nhất định đối với Trung Cộng, nếu không thì tại sao Bắc Kinh lại lồng lộn giận dữ làm gì? Đó là vấn đề và mục đích của bài viết này đề cập tới. Continue reading
Năm Nhâm Dần 2022 nói chuyện cọp
Ngày tết Nhâm Dần Âm lịch nhằm vào ngày 1 tháng 02 năm 2022, tại Việt Nam đó là ngày tết đầu năm. Tại hải ngoại ở Mỹ và các nước châu Âu, nơi nào có người Việt định cư đông đúc cũng có tổ chức lễ hội mừng Xuân năm mới. Mấy năm nay, do đại dịch virus Vũ Hán, tổ chức bị hạn chế không còn tưng bừng như những năm trước đây. Việc tổ chức cũng nhờ những thế hệ người Việt còn lưu lại tính phong tục Việt Nam. Không biết sau này con cháu chúng ta còn tổ chức như vậy hay không hãy để thời gian trả lời!
Năm nay là Nhâm Dần tức là năm con cọp chúng thử bàn về cọp liên hệ dân gian như thế nào mà nó nằm trong 12 con giáp. Continue reading
Đầu năm nghe Trung Cộng-Mỹ đánh trống thổi kèn trên Biển Đông
Hôm kia Trung Cộng tuyên bố đã đuổi Khu Trục Hạm USS Benfold của Mỹ ngoài khơi các đảo ở Biển Đông, đồng thời lên án Mỹ có “hành động khiêu khích” trong tình hình căng thẳng gia tăng trên vùng biển tranh chấp:
– Khu Trục Hạm USS Benfold đến tuần tra ở Quần đảo Hoàng Sa hôm thứ Hai (24/01) nơi mà Trung Cộng tuyên bố là thuộc chủ quyền của TC.
– Hải quân Hoa Kỳ cho biết hoạt động của Khu Trục Hạm USS Benfold phù hợp với luật hàng hải quốc tế;
– Nhưng Trung Cộng lên án Hoa Kỳ vi phạm chủ quyền của họ trong khu vực tranh chấp.
– Mỹ đã từ chối chủ quyền của TC, từ thời Tổng Thống Donald Trump đã chính thức chối bỏ gần như tất cả các yêu sách lãnh hãi của Trung Cộng trên Biển Đông.
– Trung Cộng tuyên bố họ đã “xua đuổi” (drove away) một tàu chiến Mỹ và cáo buộc TT Joe Biden có “hành động khiêu khích” sau khi Khu Trục Hạm Benfold đang hoạt động ở Biển Đông.
– Hôm thứ Hai, Khu Trục Hạm Hạm USS Benfold đã đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Cộng tuyên bố là lãnh hãi của riêng mình mặc dù điều này không được quốc tế công nhận.
– Bộ chỉ huy quân Trung Cộng miền Nam cho biết Khu Trục Hạm Mỹ tiến vào vùng Hoàng Sa (Trung Cộng tự cho là chủ quyền của mình) mà không có sự chấp thuận của Trung Cộng, vi phạm chủ quyền của nước này và phá hoại sự ổn định của khu vực.
Continue reading
Pháp, Nhật phản đối việc đơn phương thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông
Pháp và Nhật Bản đã tổ chức hội nghị 2+2 ngày 20/01/2022 qua hình thức trực tuyến. Trong thông cáo chung, các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng hai nước nhất trí tăng cường hợp tác song phương về mặt an ninh và quốc phòng, đồng thời phản đối mọi ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Trong thông cáo chung, được đăng trên trang web của bộ Ngoại Giao Pháp, hai bên “một lần nữa bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông”, “tái khẳng định phản đối mạnh mẽ mọi ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hoặc tạo ra việc đã rồi và hành vi cưỡng chế làm gia tăng căng thẳng và làm tổn hại đến trật tự thế giới”. Continue reading
Sóng đại dịch biến thể Omicron đang có dấu hiệu giảm.
Hiện đang có những dấu hiệu cho thấy làn sóng đại dịch Omicron đã bắt đầu giảm, ít nhất là ở một số tiểu bang Hoa Kỳ.
Kể từ khi biến thể Omicron bắt đầu lan truyền và hoành hành khắp nước Mỹ, số ca nhiễm cao gấp ba lần trong thời kỳ đại dịch virus Vũ Hán biến thể Delta lên cao nhất trong hai năm qua. Hằng ngày nghe tin tức TV, hoặc vào internet thấy trên biểu đồ số ca nhiễm bệnh thì ai cũng phải rùng mình kinh hãi, mọi người có cảm tưởng ở nước Mỹ người nào cũng bị nhiễm bệnh hết… Trước đây số ca nhiễm có ngày cao nhất là 25 ngàn, thì nay lên đến 75 ngàn…
Tại Mỹ số ca nhiễm Omicron bắt đầu bùng phát vào tháng 12/2021 tiếp tục lên cao trong những tuần đầu tháng Giêng năm 2022. Tuy vậy, số người chết không cao so với biến thể Delta trước đây. Tin y học cho rằng nhờ có chích ngừa nên Omicron không thể hại chết người. Continue reading
Đàm phán ngoại trưởng Nga-Mỹ hôm nay tại Genève thất bại nhưng chưa chặt cầu
Hôm nay, ngày 21/01 ngoại trưởng Mỹ và Nga là Antony Blinken và Sergei Lavrov có cuộc đàm phán tại Genève trong 90 phút về khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng “không giải quyết được bế tắc nào”. Tuy vậy, chưa chặt cầu, cả hai đồng ý tiếp tục đàm phán để cố gắng giải quyết một cuộc khủng hoảng đang lo ngại xung đột chiến tranh.
Sau cuộc hội đàm tại Genève, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow vẫn đang chờ trả lời bằng văn bản về các yêu cầu bảo đảm an ninh của nước Nga. Hai nhà lãnh đạo ngoại giao Nga-Mỹ đều nói rằng họ sẵn sàng đối thoại thêm để hy vọng rằng các mối lo ngại về an ninh chung có thể được giải quyết.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói: “Dựa trên những cuộc trò chuyện mà chúng tôi đã có – những cuộc trò chuyện sâu rộng – trong tuần qua và hôm nay tại Genève, tôi nghĩ rằng có cơ sở và phương cách để giải quyết một số mối quan tâm chung về an ninh. Continue reading
Tổng Thống Biden gặp nhiều thất bại và khó khăn sau 1 năm nhậm chức
Ngày 20 tháng 1 năm 2022 là đúng một năm TT Joe Biden chấp chính. Hãng thông tấn Associated Press (AP), thường ủng hộ Tổng Thống (TT) Joe Biden, đã đăng một bài báo duyệt lại có lời bình đối với những lời hứa mà ông đã không thực hiện trong một năm qua, cho thấy TT Joe Biden đã đánh giá quá cao khả năng của mình đối với những thực tế đầy khó khăn và trở ngại.
Bài phân tích của AP hôm thứ Sáu (14/1) nói rằng ông Biden cho rằng sẽ phá vỡ thế bế tắc trong Quốc Hội Hoa Kỳ để thúc đẩy ngành lập pháp, chấm dứt đại dịch và đưa nền kinh tế nước Mỹ trở lại đúng quỹ đạo. Tuy nhiên, trước những ngày tròn một năm (20/01) ông nhậm chức, một loạt tin xấu tiếp tục ập đến, làm hỏng giấc mơ mà ông cho mình có kinh nghiệm chính trường trong khi tranh cử để nắm ghế tổng thống. Continue reading
Nga hù dọa hay đánh Ukraine?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Hiện nay nhiều lời đồn cho rằng Nga chỉ phô trương sức mạnh quân sự ở biên giới Ukraine để hù dọa nhằm chiếm lợi thế trên bàn đàm phán. Suy nghĩ như vậy thì coi thường tình báo của Mỹ và các nước châu Âu chẳng biết gì về đường đi nước bước của Nga hay sao? Hãy đọc một đoạn tin trên hãng truyền thông uy tín của Mỹ: “Hiện Nga đang đưa quân qua biên giới Ukraine, đến những vùng ly khai xung quanh hai thành phố Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine, hoặc di chuyển đến sông Dnieper. Một giới chức cao cấp giấu tên tiết lộ là Ngũ Gíác Đài Hoa Kỳ đang nghiên cứu 5 hoặc 6 phương án khác nhau tùy thuộc vào mức độ điều quân Nga tại Ukraine, nếu tình huống xảy ra”.
Nói vậy là từng bước chuyển dịch của quân đội Nga thì Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu đều biết rõ qua hình chụp từ vệ tinh, từ tình báo có mặt ngoài thực địa và từ những phương tiện tình báo tối tân nhất hiện nay. Continue reading
Kỷ Niệm 48 năm (1974-2022): Ngày Hải Chiến Hoàng Sa 19 tháng 1, 1974
Hôm nay, ngày 19/01/2022, 48 năm về trước, Trung Cộng xâm chiếm đảo Hoàng Sa vùng biển thân yêu của tổ quốc Việt Nam. Quân đội VNCH mặc dù bị đồng minh quay mặt, thế giới làm ngơ… vẫn hiên ngang tử chiến chống kẻ xâm lược Trung Cộng với lực lượng gấp bội. Những người con yêu tổ quốc đã hy sinh trên vùng biển thân yêu, máu đã nhuộm vào lòng biển mẹ, tô thắm thêm nét oai hùng của trang sử Việt Nam. Trong khi Hải Quân VNCH quyết tử chiến để bảo vệ Hoàng Sa phần hải đảo của cha ông để lại, thì CSVN đang hăng máu xâm lăng miền Nam Việt Nam tự do, coi kẻ xâm lược bắc phương Trung Cộng là anh em, đồng chí….Đứng trên phương diện lịch sử mà phán xét, thì Cộng Sản Việt Nam đã phản bội dân tộc bắt tay với kẻ thù xâm lược để xâm chiếm nước ta. Continue reading
Một trong những vũ khí mạnh nhất của Hải quân Mỹ hiếm hoi xuất hiện ở Guam
Đài truyền hình CNN vừa loan tin một trong những tàu chiến mạnh nhất trong lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ đã đến đảo Guam vào cuối tuần qua, đây là một hành động hiếm hoi mà Hoa Kỳ gửi thông điệp tới các đồng minh và đối thủ Trung Cộng trong tình hình căng thẳng gia tăng ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Tàu ngầm USS Nevada, chạy bằng năng lượng nguyên tử lớp Ohio mang theo 20 hỏa tiễn đạn đạo Trident và hàng chục hỏa tiễn nguyên tử, đã tiến vào căn cứ Hải Quân Guam, trên vùng Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Bảy. Đây là sự xuất hiện đầu tiên của một tàu ngầm hỏa tiễn đạn đạo còn gọi là “tàu bùng nổ” đến căn cứ quân sự Guam kể từ năm 2016, và là chuyến thăm thứ hai được công bố kể từ những năm 1980.
Căn cứ quân sự của Hoa Kỳ trên đảo Guam là một căn cứ quân sự chiến lược của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, nằm ở phía đông-nam biển Philippines, sát cạnh Tây Thái Bình Dương. Đây là một hành động bất ngờ hiếm có, vì hoạt động và hành trình của các tàu ngầm mang hỏa tiễn nguyên tử tấn công này được liệt vào loại vũ khí mạnh nhất của Hoa Kỳ, thường được giữ kín hành tung của nó. Continue reading
Có phải Trung Cộng đang điều hướng nước Anh?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Thật là lo ngại nếu không muốn nói đáng sợ khi đọc tiêu đề “Có phải Trung Cộng đang điều hướng nước Anh?” Đây không phải là đề tài người viết tự đặt ra mà những tiêu đề tương tự từng đưa ra thảo luận trên các phương tiện truyền thông và kể cả cuộc hội thảo ở Anh Quốc bấy lâu nay. Đáng sợ thật! chúng ta từng biết Anh là quốc gia giàu mạnh nhất thế giới, có thời gian cầm đầu thế giới về tài chánh, kinh tế và quân sự. Người ta thường có câu “mặt trời không bao giời lặn trên đất Anh” đủ nói lên thuộc địa của nước Anh một thời trải rộng khắp năm châu bốn bể. Anh có chính sách trả lại các thuộc địa khá khôn ngoan, nên hầu hết các thuộc địa của Anh đều nằm trong Liên Hiệp Anh để giao thương hợp tác làm ăn với nhau thân thiện. Nước Anh lại có ngôn ngữ English đang trở thành một ngôn ngữ quốc tế như một lợi điểm tuyệt đối… Thế tại sao lại bi mấy anh Chệt giọng nói “con cọn, xi xị…” điều hướng chứ?
Sự thật đang xẩy ra tại nước Anh ngày nay:
Kinh tế Anh bây giờ đã khựng lại như trâu già lê lết gặm cỏ đồng xưa, không còn sức đi tìm đồng cỏ xanh tươi mới. Dù vẫn là một nước trong 7 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới G7, nhưng Anh Quốc sa sút rất nhiều so với mấy chục năm về trước. Không còn oai hùng như thời Winston Churchill của Đệ II Thế Chiến, và nhất là về mặt quân sự không xứng tầm với một cường quốc dù được Mỹ ưu đãi trao cho rất nhiều loại vũ khí tối tân, kể cả viện trợ bí mật kỹ thuật tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử… Continue reading
Các nước Đông Nam Á tẩy chay Hội Nghị ngoại trưởng ASEAN ở Siem Reap, Campuchia.
Campuchia năm nay là chủ tịch luân phiên của khối 10 nước trong khối ASEAN, có nhiệm vụ tổ chức phiên họp các bộ trưởng ngoại giao khối ASEAN dự trù ngày 18-19/01/2022. Nhưng vừa qua Hun Sen thủ tướng Campuchia đi thăm nhà độc tài quân phiệt Miến Điện (chắc chắn qua sự dàn dựng của Bắc Kinh), đi ngược lại với quyết định 5 điểm của khối ASEAN trước đây đối với tập đoàn quân phiệt Miến Điện, nên các nước ASEAN “tẩy chay” cuộc họp ngoại trưởng thu hẹp đầu tiên tổ chức tại Siem Reap, Campuchia vào hai ngày trên!
Dư luận cho rằng: Đây không chỉ là thất bại do bản chất “lưu manh chính trị” của Hun Sen, mà còn là thể hiện sự trưởng thành của ASEAN, không để Trung Cộng phá rối nội bộ. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ còn sử dụng Hun Sen để phá nát các cuộc đàm phán về COC, phục vụ cho mưu đồ chiếm đoạt hết Biển Đông của Trung Cộng. Continue reading
Nga gia tăng áp lực trước cuộc đàm phán về an ninh với NATO tại Bruxelles
Sau đàm phán Mỹ – Nga tại Geneve, Thụy Sĩ, đến lượt khối NATO và Nga có cuộc đàm phán tại Bruxelles, Bỉ, hôm nay, 12/01/2021. Trước cuộc họp, Moscow gia tăng áp lực.
Theo Reuters, quân đội Nga đã tổ chức các cuộc tập trận bắn đạn thật gần biên giới Ukraina hôm qua (11/01), một ngày sau khi Mỹ thúc giục Nga rút 100,000 quân ra khỏi khu vực này. Bộ Quốc Phòng Nga cho biết khoảng 3,000 binh sĩ tham gia tập trận. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov một mặt khen ngợi các thảo luận hôm thứ Hai 10/01 với Mỹ đã diễn ra “cởi mở, thực chất và trực tiếp”, mặt khác khẳng định hiện còn sớm để lạc quan về triển vọng.
Đứng đầu phái đoàn Nga trong cuộc đối thoại với NATO là thứ trưởng ngoại giao Alexandre Grouchko. Trưởng đoàn Nga khẳng định cuộc họp này là “thời khắc của sự thật” trong quan hệ Nga – NATO. Phía Nga bắn tín hiệu cuộc gặp này sẽ là dịp để quyết định có nên tiếp tục thương lượng hay chấm dứt. Hồ sơ chính sẽ được Nga đề cập hôm nay là yêu cầu khối NATO không được mở rộng sang Ukaina, và bất cứ quốc gia nào giáp biên giới với Nga. Continue reading
Đàm phán Nga-Mỹ tại Genève, Thụy Sĩ ngày 10/01 thất bại!
Hôm 10/01/2022, có cuộc đàm phán hai phái đoàn Mỹ-Nga tại Genève, Thụy Sĩ. Dẫn đầu phái đoàn của Nga là Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov và Thứ trưởng Quốc phòng Alexandr Fomin, phía Hoa Kỳ do bà Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman dẫn đầu. Cuộc đàm phán kéo dài trong 7 giờ rưỡi, diễn ra sau cánh cửa đóng kín, hai bên chỉ nghỉ thời gian ngắn để ăn trưa.