Thời sự Thứ Ba 27/06/2023: *Tòa Bạch Ốc: Bắc Kinh hãy ngừng ủng hộ Putin *Biden: Mỹ, NATO không liên hệ với nổi dậy ở Nga *Virus Langya giống như Covid-19 *Putin: phương Tây muốn người Nga « chém giết nhau »
Võ Thái Hà tổng hợp
Sau cuộc nổi dậy của Wagner, Tòa Bạch Ốc kêu gọi Bắc Kinh ngừng ủng hộ cỗ máy chiến tranh của ông Putin
Emel Akan – Thứ ba, 27/6/2023
Hôm thứ Hai (26/06), Tòa Bạch Ốc đã kêu gọi Trung Quốc ngừng ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine của Moscow sau cuộc binh biến ngắn ngủi của Wagner khiến cán cân chính trị trong nước của Nga rơi vào tình trạng bất ổn định.
Người Thượng Vì Công Lý: Thông cáo không liên quan đến sự kiện bạo lực ở Tây Nguyên
Lời tòa soạn – Gần đây đã xảy ra bạo lực giết chết công an CSVN ở Tây Nguyên, Việt Nam khiến cho dư luận xôn xao.
Chúng tôi nhận được thông cáo báo chí dưới đây của tổ chức Người Thượng Vì Công Lý để xác minh họ không có liên quan gì đến những hành động bạo lực nói trên.
Xin đăng lại để rộng đường dư luận.
Thời sự Thứ Hai 12/06/2023: *NATO tập trận không quân lớn nhất lịch sử *Trung Quốc mở rộng vũ khí hạt nhân. *Ả-rập Xê-út hợp tác với TQ. *Thổ Nhĩ Kỳ có dấu hiệu để Thuỵ Điển vào NATO. *Nga mừng độc lập khỏi Liên Xô
Võ Thái Hà tổng hợp
NATO khởi động cuộc tập trận không quân lớn nhất trong lịch sử, với Nga trong tầm nhắm
Trọng Nghĩa /RFI
Bắt đầu từ hôm nay, 12/06/2023 và sẽ kéo dài cho đến ngày 23/06, hàng trăm chiến đấu cơ và các loại máy bay quân sự khác của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO và các đối tác, tham gia một cuộc tập trận không quân được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử của khối này. Dù không nói ra, nhưng mục tiêu cuộc tập trận là phô trương lực lượng trước các mối đe dọa đến từ Nga.
Các binh sĩ đứng bên cạnh tiêm kích A-10 trước khi bắt đầu cuộc tập trận không quân Air Defender2023, tại sân bay quân sự Jagel, phía bắc nước Đức, ngày 09/06/2023. AFP – AXEL HEIMKEN
Cuộc diễn tập không quân mang tên “Air Defender 23 – Bảo vệ bầu trời 23” do Đức dẫn đầu sẽ huy động khoảng 250 máy bay quân sự từ 25 thành viên NATO và các quốc gia đối tác trong đó có Nhật Bản và Thụy Điển. Lực lượng tham gia cuộc tập trận lên đến 10.000 người trong đó riêng Hoa Kỳ huy động đến 2.000 Vệ Binh Không Quân Quốc Gia Hoa Kỳ và khoảng 100 máy bay.
Vùng nước chiến tranh từng xảy ra trong lịch sử: Trận lụt lớn nhân tạo khác của Ukraine (Radio Free Europe)
13:50 ngày 07 tháng 6 năm 2023 |
Lính Đức đứng bên Nhà máy thủy điện Dnepr bị quân đội Liên Xô cho nổ tung ngày 18/8/1941. Ảnh: misto.zp.ua (Website chính thức)
Việc phá hủy đập Nova Khakovka của Ukraine vào ngày 6 tháng 6 đã thải ra một dòng nước khổng lồ vào vùng đất thấp ở miền nam Ukraine. Trong khi con số thiệt hại đầy đủ của thảm họa vẫn chưa rõ ràng, khu vực này đã phải hứng chịu một tiền lệ lịch sử bi thảm.
Vào tháng 8 năm 1941, khi lực lượng Đức Quốc xã tràn vào Zaporizhzhya trong cuộc xâm lược của Đức vào Liên Xô, lực lượng Hồng quân đang rút lui đã cho nổ một lỗ trên con đập của Nhà máy thủy điện Dnieper (DniproHES).
Chuyện Việt Nam Thứ Tư 07 tháng 6 năm 2023 *Hãy phóng thích nhà vận động chống tham nhũng *Chủ tịch CS VN kêu gọi tăng cường hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ
Quê Hương tổng hợp
HRW – Việt Nam: Hãy phóng thích nhà vận động chống tham nhũng
Thầy giáo âm nhạc Đặng Đăng Phước bị truy tố vì viết về các vấn đề nhân quyền
(Bangkok) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng nhà cầm quyền Việt Nam cần hủy bỏ mọi cáo buộc và ngay lập tức phóng thích nhà vận động chống tham nhũng Đặng Đăng Phước.
Công an tỉnh Đắk Lắk bắt ông Phước hồi tháng Chín năm 2022 và cáo buộc ông tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự. Một tòa án dự kiến sẽ xử vụ án của ông vào ngày mồng 6 tháng Sáu năm 2023. Nếu bị kết luận có tội, ông phải đối mặt với mức án lên tới 12 năm tù.
Thời sự Thứ Tư 07/06/2023: *Hậu quả vỡ đập thủy điện Kakhovka *Hoa Kỳ và Ấn Độ hợp tác quốc phòng. *Ukraina cáo buộc Nga là ‘‘Nhà nước khủng bố’’ với Tòa án Công lý Quốc tế. *Iran giới thiệu hỏa tiễn đạn đạo siêu thanh *Ngày Môi trường Thế giới “Chống ô nhiễm nhựa”
Võ Thái Hà tổng hợp
Ukraina : Hậu quả của thảm họa vỡ đập thủy điện Kakhovka
Nguồn : AFP, France 24, Franceinfo – Phan Minh /RFI
06/6/2023
Đập thủy điện Kakhovka, tỉnh Kherson, miền nam Ukraina. © Wikipedia
Đập thủy điện Nova Kakhovka ở miền nam Ukraina hôm 06/06/2023 đã bị phá hỏng một phần sau nhiều vụ nổ chưa rõ nguồn gốc, khiến ngập lụt nghiêm trọng dọc theo bờ sông Dniepr đang là mối bận tâm của cả Nga lẫn Ukraina. RFI xin liệt kê vài nét chính về con đập được AFP tổng hợp.
Lũ lụt dâng cao ở Kherson khi các cuộc sơ tán tiếp tục trong bối cảnh lo ngại về ô nhiễm nước (Radio Âu Châu Tự Do)
Hàng ngàn người Ukraine đã tìm nơi trú ẩn giữa dòng nước lũ dâng cao sau khi một con đập lớn trên sông Dnepr bị phá vỡ, gây ra lũ lụt lớn, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu lâm vào tình thế nguy hiểm và là nguồn cung cấp nước ngọt cho hàng trăm nghìn dân thường trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine .
Mực nước đã dâng cao vài mét ở khu vực Kherson, khiến hàng chục người mắc kẹt trong nhà, giết chết nhiều loài động vật. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy một lần nữa vào ngày 7 tháng 6 tố cáo Nga là thủ phạm của một hành động “hoàn toàn có chủ ý”. Ngược lại, Nga đã đổ lỗi cho Kiev về sự việc.
Thời sự Thứ Ba 23/05/2023: *Nga cảnh báo NATO về F-16 *Thủ tướng Ấn Độ thăm Úc *Thủ tướng Anh: TC là thách thức lớn nhất cho an ninh và thịnh vượng toàn cầu *Đài Loan bị loại khỏi WHO
Võ Thái Hà tổng hợp
Nga cảnh báo NATO chuyển F-16 cho Ukraine là can dự vào xung đột
Viên Minh
Một chiếc F-16CJ từ Phi đội máy bay chiến đấu 78, tại Căn cứ Không quân Shaw, Nam Carolina bay qua Dãy đất Eglin khi phi công thả Đạn tấn công trực tiếp chung (JDAM) GBU-31 trong một cuộc thử nghiệm nhiệm vụ ngày 25 tháng 2 năm 2003. (Ảnh: Michael Ammons/Không quân Hoa Kỳ/Getty Images)
Các nhà ngoại giao cấp cao của Nga ngày 22/5 cho biết việc chuyển giao các máy bay phản lực F-16 cho Ukraine sẽ đặt ra câu hỏi về vai trò của NATO trong cuộc xung đột và sẽ không làm suy yếu các mục tiêu quân sự của Nga.
Thời sự Thứ Hai 15/05/2023: *G7, EU cấm nhập khẩu khí đốt Nga. *Volodymyr Zelensky đến Đức. *Sudan vẫn bế tắc. *Đối lập Campuchia bị loại khỏi bầu cử. *Bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ chưa phân thắng bại. *Nga-Ukraine chuẩn bị tử chiến. *Nga tổn thất máy bay lớn nhất..
Võ Thái Hà tổng hợp – HD Press bổ sung.
G7, EU cấm nối lại nhập khẩu khí đốt của Nga
Liên Thành
Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm G7 tại Niigata của Nhật Bản, ngày 13/5. (Ảnh: AP).
Theo một tài liệu mà Financial Times có được, G7 và EU đang có kế hoạch cấm nhập khẩu khí đốt của Nga trên các tuyến đường mà Mát-xcơ-va đã cắt nguồn cung trước đó.
Động thái này nhằm ngăn chặn việc khởi động lại xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga trên các tuyến đường tới các nước như Ba Lan và Đức, nơi Mát-xcơ-va gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng trên khắp châu Âu sau khi cắt nguồn cung vào năm 2022.
Liên Hiệp Quốc: Trung Quốc và Ấn Độ bỏ phiếu cho nghị quyết của LHQ liên quan đến ‘sự gây hấn’ của Nga đối với Ukraine (Euronews)
Nghị quyết kêu gọi hợp tác nhiều hơn giữa Liên hiệp quốc và Hội đồng châu Âu. – Bản quyền John Minchillo/Copyright 2023 The AP. Đã đăng ký Bản quyền.
Jorge Liboreiro • Cập nhật: 05/02/2023 – 22:27
Nghị quyết không tập trung vào cuộc chiến Ukraine và thay vào đó kêu gọi hợp tác nhiều hơn giữa LHQ và Hội đồng châu Âu.
Trong một động thái ngoại giao đáng ngạc nhiên, Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đã cẩn thận tránh lên án Moscow vì đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bất chấp những lời kêu gọi liên tục của các đồng minh phương Tây, đã bỏ phiếu ủng hộ một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc thừa nhận rõ ràng “sự xâm lược của Liên bang Nga chống lại Ukraine.”
Tài liệu tham khảo được tìm thấy chỉ trong một đoạn của nghị quyết rộng hơn kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Châu Âu, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Strasbourg.
Văn bản, được thúc đẩy bởi một nhóm rộng rãi các nước châu Âu, cùng với Canada và Hoa Kỳ, đã nhận được 122 phiếu ủng hộ và 18 phiếu trắng.
Trung Quốc và Ấn Độ, vốn liên tục bỏ phiếu trắng trước các nghị quyết của Liên hiệp quốc tập trung vào cuộc chiến Ukraine công khai lên án Nga, đã bỏ phiếu ủng hộ toàn bộ văn bản, cũng như Kazakhstan, Armenia và Brazil.
Thời sự Thứ Tư 03/05/2023: *Mỹ sát cánh với Philippines chống Trung Quốc. *Việt Nam, Trung Quốc ủng hộ nghị quyết LHQ xác nhận Nga xâm lược Ukraine. *Miến Điện ân xá hơn 2.000 tù chính trị. *NATO mở văn phòng tại Nhật Bản..
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ sát cánh với Philippines đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông
03/5/2023
Tổng thống Ferdinand Marcos vừa có chuyến thăm Washington nhằm hâm nóng mối quan hệ với Mỹ
Mỹ sát cánh với Philippines – nước đồng minh có hiệp ước – trước sự quấy rối của tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông và Mỹ vẫn quan ngại sâu sắc về ‘sự hăm dọa’ của Bắc Kinh, một quan chức Mỹ cấp cao cho biết hôm 2/5.
Chuyến công du Mỹ trong tuần này của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos (con) nêu bật lên sức mạnh và tính bền vững của liên minh hai nước, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, ông Daniel J. Kritenbrink, nói.
Philippines hôm 28/4 cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc ‘chuyến hướng nguy hiểm’ và ‘có chiến thuật hung hăng’ ở Biển Đông, trong sự cố đối đầu trên biển nữa giữa hai nước.
Phía Trung Quốc cho biết các tàu Philippines đã có ‘những động thái khiêu khích có chủ ý’.
“Chúng tôi vẫn quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc tiếp tục hăm dọa và quấy rối các tàu Philippines khi họ tiếp tục tuần tra thường xuyên thật sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”, ông Kritenbrink phát biểu trong cuộc họp qua truyền hình từ Mỹ.
“Những hành động và hành vi như của Bắc Kinh thực sự là không thể chấp nhận được”.
Ông Kritenbrink cũng cho biết Mỹ và các đối tác ý thức được tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình trên eo biển Đài Loan.
USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC (VOA)
02/5/2023 – VOA Tiếng Việt
Các quan chức USCIRF họp báo trực tuyến công bố báo cáo 2023, ngày 1/5/2023.
Hôm 1/5, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục kết luận và khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt (CPC) vì tình trạng vi phạm tự do tôn giáo “nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn”.
Tuy nhiên, USCIRF cho biết thêm rằng họ hy vọng việc Việt Nam bị đưa vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) vừa qua sẽ khuyến khích chính phủ Việt Nam thực hiện các bước cụ thể để giải quyết các mối quan ngại lâu dài về tự do tôn giáo.
Thời sự Thứ Ba 02/05/2023: *Mỹ yểm trợ “không gì lay chuyển” với Philippines. *Morgan Stanley sẽ cắt giảm 3,000 việc. *Vấn đề đạo đức tại Toà án Tối cao Hoa Kỳ. *Kinh tế Ấn Độ sẽ vượt qua Mỹ và Trung Quốc? *Từ 01/06 CP Liên bang không đủ tiền chi tiêu
Võ Thái Hà tổng hợp
Biden bảo đảm với Marcos Jr. sự yểm trợ “không gì lay chuyển” của Mỹ với Philippines
02/5/2023
Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) đón tiếp đồng nhiệm Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Nhà Trắng, Washington, ngày 01/05/2023. AP – Brendan Smialowski
Thanh Phương /RFI
Khi tiếp tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Nhà Trắng hôm qua, 01/05/2023, tổng thống Joe Biden đã tuyên bố bảo đảm sự yểm trợ “không gì lay chuyển” của Washington với Manila, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc.
Theo hãng tin AFP, hôm qua, tổng thống Marcos Jr. và phu nhân đã được đón tiếp long trọng hơn một chút so với phần lớn các vị nguyên thủ quốc gia mà tổng thống Hoa Kỳ tiếp ở Nhà Trắng.
Tuyên bố phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông (các tổ chức dân sự trong nước)
02/5/2023
Dân tộc Việt Nam sống trên một bờ biển dài 3260 km, với truyền thống đánh bắt hải sản ngoài biển khơi có từ lâu đời; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã từ lâu là môi trường đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam. Những tài liệu lịch sử của Việt Nam cũng như thế giới đã xác minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đã có từ lâu đời, ít ra từ thời các Chúa Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, và không hề bị tranh chấp. Cho đến khi Pháp chiếm Việt Nam, việc quản lý hai quần đảo này do Pháp thực hiện diễn ra trong hòa bình không bị tranh chấp, sau đó Pháp bàn giao lại cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam, Chính phủ Quốc gia Việt Nam chuyển giao cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Thời sự Thứ Sáu 28/4/2023: *TQ lên án Đài Loan. *Chủ tịch Fed bị người Nga lừa. *Tái nhiễm COVID tại Trung Quốc? *02 chỉ huy KQ Mỹ bị ngưng chức. *TT Biden bác bỏ lo ngại về tuổi tác. *Mỹ chi 11 tỷ MK xây dựng bán dẫn quốc gia. *Ấn Độ tố TQ vi phạm thỏa thuận biên giới. *Chuyển động quốc phòng thế giới…
Võ Thái Hà tổng hợp
Trung Quốc nói Đài Loan ‘rước sói vào nhà’ – 28/4/2023
Trung Quốc ngày 27/4 nói Đài Loan ‘rước sói vào nhà’ khi tổ chức một diễn đàn công nghiệp quốc phòng Mỹ vào tuần tới, đồng thời tố cáo rằng tổ hợp công nghiệp-quân sự của Mỹ tìm cách xuất khẩu chiến tranh để kiếm lợi nhuận.
Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí quan trọng nhất của Đài Loan dù thiếu quan hệ ngoại giao chính thức, và đề tài này là nguồn căng thẳng thường xuyên giữa Bắc Kinh với Washington. Bắc Kinh nói Đài Loan thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Hội đồng Thương mại Hoa Kỳ-Đài Loan, cùng với Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan, sẽ tổ chức Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng Hoa Kỳ-Đài Loan tại Đài Bắc vào ngày 3/5, tập hợp các công ty Mỹ và Đài Loan để thảo luận hợp tác.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đàm Khắc Phi, tuyên bố trong một cuộc họp báo hàng tháng rằng Trung Quốc ‘hết sức quan ngại’ khi hay tin về diễn đàn này.
“Những ‘tổ hợp công nghiệp-quân sự’ của Mỹ muốn bán vũ khí trên khắp thế giới, xuất khẩu chiến tranh và tìm kiếm lợi nhuận trên trời rơi xuống,” ông nói.
“Việc chính quyền Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan rước sói vào nhà thật đáng ghê tởm và sẽ chỉ mang đến thảm họa sâu sắc cho đồng bào Đài Loan,” ông nói thêm, đề cập đến đảng cầm quyền của Đài Loan.