Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 0
Total Users : 13500
Total views : 136656
Server Time : 2024-11-21

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 2 tháng 4 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược

Chính quyền Biden bày tỏ quan ngại về chính sách tiền tệ của Việt Nam

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Katherine Tai, trong một cuộc họp nội các với tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng, ngày 01/04/2021. AP – Evan Vucci

Theo hãng tin Bloomberg, tân đại diện thương mại Mỹ, bà Katherine Tai đã có cuộc họp trực tuyến hôm qua, 01/4/2021, với bộ trưởng bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh. Trong cuộc tiếp xúc, phía Mỹ đã nêu quan ngại về một số điểm trong cách thức Việt Nam điều hành tiền tệ của mình.

Trong bản thông cáo về cuộc họp do văn phòng đại diện thương mại Mỹ công bố, mối quan ngại kể trên đã được phía Mỹ nêu lên, và bà Katherine Tai cũng bày tỏ một số lo ngại về các hoạt động sản xuất gỗ bất hợp pháp, thương mại kỹ thuật số và nông nghiệp của Việt Nam.

Về phía Việt Nam, một thông báo trên trang web của bộ Thương mại cho biết là hai bên đều đã đồng ý về một “cuộc đối thoại bền vững” trong tương lai, và Việt Nam cùng với Hoa Kỳ “sẽ tiếp tục hợp tác tích cực để giải quyết toàn diện các quan ngại nhằm duy trì quan hệ thương mại ổn định”.

Theo ghi nhận của Bloomberg, đồng tiền của Việt Nam đã bị chính quyền Mỹ thời ông Trump đưa vào tầm nhắm, ngay cả khi hai nước đã trở nên thân thiết hơn để chống lại sức mạnh quân sự và kinh tế đang gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không đánh Việt Nam bằng các mức thuế trừng phạt ngay cả sau khi bộ Tài chính Mỹ xác định rằng Việt Nam là một quốc gia thao túng tiền tệ và đại diện thương mại Mỹ cho rằng các hành động của Hà Nội trong lĩnh vực tiền tệ là không hợp lý và gây ra hạn chế đối với các doanh nghiệp Mỹ.

Tháng Giêng vừa qua, Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Mỹ đã công bố kết quả một cuộc điều tra bắt đầu vào năm 2020 theo điều khoản 301 của Đạo Luật Thương Mại năm 1974. Chính dựa trên khuôn khổ luật lệ này mà chính quyền Trump đã áp thuế nhắm vào hàng tỷ đô la hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngân hàng trung ương Việt Nam đã khẳng định trở lại rằng họ không sử dụng tỷ giá hối đoái để tạo lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế. Ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam cũng đã tuyên bố ý định siết chặt hơn nữa các quy định để chống gỗ lậu, đồng thời đặt mua thêm gỗ xẻ của Mỹ để tránh các mức thuế trừng phạt có thể tàn phá lĩnh vực này.

Bản thông cáo của Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Mỹ cho biết thêm là bà Katherine Tai và ông Trần Tuấn Anh dự định tổ chức một cuộc họp vào cuối năm 2021 trong khuôn khổ Hiệp Định Khung về Thương Mại và Đầu Tư để bàn việc về cách “giải quyết các vấn đề song phương”.

Quân đội tấn công, 1000 người Myanmar ồ ạt chạy sang Thái Lan

Ảnh trái: Một gia đình ở Yangon khóc thương người thân thiệt mạng trong cuộc biểu tình ngày 27/3 (nguồn: chụp màn hình Cánh cò) – Ảnh phải: người dân Myanmar trốn chạy sang Thái Lan (nguồn: chụp màn hình Bangkok Post).

Straits times đưa tin, ngày 1/4, khoảng 1.000 dân làng Myanmar đã chạy qua con sông giáp biên giới Thái Lan để tìm đường sang nước láng giềng trong bối cảnh bất ổn chính trị leo thang.

Đại tá Chaidan Grisanasuwarn, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm giám sát khu vực ở tỉnh Mae Hong Son (giáp biên giới Myanmar), cho biết: “Những người dân lại chạy qua sông hôm nay vì có một cuộc tấn công quân sự. Có khoảng 1.000 người vào chiều nay. Một số người trong số họ đã rời đi. Chúng tôi hy vọng họ sẽ sớm quay lại [nước họ].”

Hơn 2.000 người dân tộc thiểu số Karen vẫn ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan sau khi họ chạy trốn qua sông Salween ở biên giới để đến Thái Lan cuối tuần qua. Trong khi Thái Lan phủ nhận việc đẩy người Myanmar về nước, nhiều người dân nói rằng họ bị ép phải trở về. Tuy nhiên, họ vẫn sợ hãi khi nghĩ đến việc phải về nhà vì lo ngại có nhiều vụ đánh bom hơn.

Vì không được nước láng giềng tiếp nhận nhưng cũng không muốn trở về, người dân tập trung xung quanh bờ sông Salween và khu rừng gần đó.

Saw Ka Doe, thủ lĩnh nhóm người tị nạn Myanmar, cho biết tình trạng của người dân ngày càng tồi tệ, khi lương thực ít đi và không có dấu hiệu nào cho thấy các nhóm cứu trợ sẽ xuất hiện.

Ông nói “Không có gạo, không có gì cả. Mọi người đang mất hy vọng về khả năng viện trợ lương thực. Một số người trong chúng tôi cố gắng đánh bắt cá để kiếm thức ăn, nhưng hôm nay tất cả đều đi trốn và giữ yên lặng nhiều nhất có thể. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi thế giới đừng quên chúng tôi”.

Trong số những người mắc kẹt trên bờ sông Salween có trẻ em, người già và người mắc bệnh.

“Chỉ còn tám bao gạo cho hơn 2.000 người chúng tôi ở đây”, lãnh đạo cộng đồng Naw Then Nay nói với Straits Times hôm thứ Tư.

Trong khi năm cửa khẩu biên giới ở tỉnh Mae Hong Son, Thái Lan đã được mở cửa trở lại cho thương mại biên giới hôm 1/4, vẫn chưa rõ liệu viện trợ lương thực có thể đến được với dân làng Myanmar hay không.

Đại tá Chaidan cho biết các nhà chức trách Thái Lan vẫn đang thảo luận với phía Myanmar về việc mở lại các tuyến giao thông. Thái Lan được cho là đã yêu cầu chính quyền quân sự của Myanmar giảm mức độ bạo lực.

Người Myanmar rời bỏ nhà cửa và tìm đường sang Thái Lan sau khi ngày 27/3, quân đội Myanmar đánh bom ngôi làng Deh Bu Noh do KNU điều hành, giết chết ít nhất 2 dân làng. Hôm thứ Ba, quân đội tiếp tục đánh bom một địa điểm luyện vàng do KNU kiểm soát ở vùng Bago, giết chết 11 người, theo hãng tin Irrawaddy.

Căng thẳng gia tăng giữa quân đội Myanmar và các nhóm dân tộc vũ trang phản đối cuộc đảo chính hiện có nguy cơ bùng phát thành xung đột quy mô lớn, có thể khiến hàng nghìn người khác bỏ trốn qua biên giới.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, một tổ chức nhân quyền của Myanmar, ít nhất 536 người đã thiệt mạng kể từ cuộc đảo chính và hơn 2.000 người bị giam giữ.

Đài Loan: Hơn 100 người thương vong trong tai nạn đường sắt tồi tệ nhất 40 năm qua

Ảnh: Youtube/眾新聞.

Một tai nạn đường sắt vừa xảy ra ở Đài Loan khiến ít nhất 48 người thiệt mạng và gần 160 người khác bị thương.

Tai nạn xảy ra lúc 9h24 sáng 2/4 khi đoàn tàu Taroko chở khoảng 350 hành khách xuất phát từ Đài Trung đang tiến vào đường hầm gần huyện Hoa Liên, phía đông Đài Loan, bị trật khỏi đường ray, trang CN.NYTimes cho hay.

Cơ quan giao thông Đài Loan cho biết ít nhất  ít nhất 48 người thiệt mạng và gần 160 người khác bị thương trong vụ tai nạn, thêm rằng đây là thảm họa đường sắt tồi tệ nhất trên hòn đảo trong 40 năm qua.

“Sau vụ tai nạn đau lòng này, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức để đảm bảo an toàn cho họ”, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn viết trên Twitter .

Các nhà chức trách cho biết họ vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn, nhưng các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin rằng đoàn tàu dường như đã va chạm với một chiếc xe tải và trật bánh. Báo cáo cũng cho biết, người lái tàu đã thiệt mạng trong vụ tai nạn, tuy nhiên thông tin này chưa thể được xác nhận ngay lập tức.

Đoàn tàu Taroko là một trong những đoàn tàu nhanh nhất đi qua bờ biển phía đông của Đài Loan, thường với tốc độ khoảng 80 dặm một giờ (khoảng 130 km). Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan cho biết đoàn tàu chở khoảng 350 hành khách.

Hôm thứ Sáu (2/4) là ngày nghỉ lễ tết Thanh Minh, còn gọi là lễ Tảo Mộ hàng năm, ngày này lượng khách du lịch ở Đài Loan tăng đột biến. Vụ tai nạn xảy ra gần Vách đá Thanh Thủy, một điểm thu hút đông đảo khách du lịch đổ xô đến thăm những ngọn núi cao chót vót và dòng nước trong xanh.

Hình ảnh hiện trường vụ tai nạn cho thấy toa tàu bên trong đường hầm bị xé toạc do va chạm, những toa khác bẹp dúm, cản trở lực lượng cứu hộ tiếp cận hành khách, những hành khách từ những toa tàu không bị ảnh hưởng xách theo hành lý đang đi dọc theo đường ray xe lửa.

Một đoạn video do hành khách quay bằng điện thoại di động và đăng tải trên mạng xã hội cho thấy tại cửa hầm xuất hiện một chiếc xe đầu kéo màu vàng bị lật cạnh đoàn tàu trật bánh.

“Đoàn tàu của chúng tôi đã tông vào chiếc xe tải này”, hành khách này nói trong video. Anh lia máy ảnh để hiển thị đoạn đường nối bên cạnh đường hầm”. Xe tải bị lật, đầu tàu biến dạng”.

Một phụ nữ sống sót nói với trang UDN của Đài Loan: “Có cảm giác như có một cú va chạm dữ dội bất ngờ và tôi thấy mình ngã xuống sàn. Chúng tôi đã phá cửa sổ để leo lên nóc tàu để thoát ra ngoài”.

Vụ tai nạn hôm thứ Sáu có thể là thảm họa đường sắt tồi tệ nhất của Đài Loan trong nhiều thập kỷ.Vụ trật tàu bánh gần đây nhất ở Đài Loan là vào năm 2018, khiến 18 người thiệt mạng.Vụ tai nạn đường sắt tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây của Đài Loan xảy ra vào năm 1991, khi 30 hành khách thiệt mạng và 112 người bị thương sau khi hai đoàn tàu va chạm.

Hãng tin CNA cho biết nguyên nhân tai nạn do một xe tải lớn màu vàng không được đỗ đúng cách có thể đã trôi xuống và chắn ngang đường tàu. Có một dự án xây dựng đang được tiến hành ở gần cuối phía bắc của đường hầm. Hiện chưa biết xe tải đã trượt xuống đường tàu như thế nào.

Ngoại trưởng Trung Quốc họp với ngoại trưởng một loạt các nước ASEAN

Nhằm chống lại các động thái phục hồi liên minh ở châu Á của Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đang tiến hành một chiến dịch ngoại giao. Ông đã gặp gỡ trực tiếp các đồng cấp Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore kể từ hôm thứ Tư. Có rất nhiều điều để thảo luận: hợp tác chống covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar, và vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Các nước Đông Nam Á không muốn chọn phe trong cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ. Nhưng họ cũng sẽ không ngại chỉ trích những hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Hơn 200 tàu Trung Quốc đang neo đậu trên một bãi đá ngầm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Philippines đã điều động máy bay chiến đấu đến giám sát khu vực này. Indonesia và Malaysia sẽ thông cảm với Philippines. Họ cũng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong bối cảnh nước này ra tuyên bố chủ quyền đối với một vùng Biển Đông rộng lớn. Các cuộc thảo luận của ông Vương sẽ không êm đềm.

Báo cáo việc làm Mỹ cho thấy tín hiệu lạc quan

Báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ sẽ được công bố hôm nay. Báo cáo của tháng trước ghi nhận việc làm hồi phục mạnh mẽ trong nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà kinh tế dự đoán báo cáo tháng này sẽ còn tốt hơn. Ước tính hiện tại là gia tăng khoảng 650.000 việc làm phi nông nghiệp, tương đương với khoảng 3% tổng số người mất việc từ khi đại dịch bùng nổ cách đây một năm.

Một chiến dịch tiêm chủng thành công cho đến nay đã cho phép nới lỏng một số hạn chế, trong khi dự luật kích thích giúp người dân có tiền để chi tiêu, tạo ra nhu cầu cho người lao động. Bằng chứng từ dữ liệu kinh tế “thời gian thực” cho thấy các báo cáo việc làm trong tương lai vẫn sẽ có thể tốt hơn. Số người dùng bữa tại nhà hàng tiếp tục tăng và chi tiêu của người tiêu dùng đang rất tốt. Nước Mỹ còn một chặng đường dài phía trước: hiện vẫn còn 10 triệu việc làm chưa được khôi phục so với giai đoạn trước đại dịch. Nhưng sự phục hồi đang diễn ra.

Ba đảng cực hữu châu Âu muốn lập liên minh

Liên minh quốc tế nào cũng sẽ gặp khó nếu tất cả các nước thành viên đều mang ý thức hệ tự đề cao chính mình. Nhưng ba đảng cực hữu lớn – Fidesz của Hungary, Liên đoàn phương Bắc của Ý và Luật pháp và Công lý của Ba Lan (PiS) – có thể sắp sửa thành công. Viktor Orban, thủ tướng Hungary và lãnh đạo Fidesz, hôm thứ Năm đã gặp Matteo Salvini của Liên đoàn phương Bắc và thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki tại Budapest để bàn chuyện thành lập một nhóm mới trong Nghị viện châu Âu.

Fidesz đã rời bỏ liên minh lớn nhất trong Nghị viện, Đảng Nhân dân Châu Âu, từ tháng 3 sau nhiều năm mâu thuẫn xoay quanh chính phủ tham nhũng và chuyên quyền của ông Orban. Ba bên giống nhau ở điểm cùng phản đối vấn đề nhập cư và các biện pháp trừng phạt của EU đối với các thành viên làm suy yếu nền pháp quyền. Nhưng họ trái ngược nhau trong quan hệ với Nga. Ông Orban và ông Salvini thân Nga; còn đối với ông Morawiecki và mọi chính trị gia Ba Lan khác, Nga là kẻ thù không đội trời chung.

Xu hướng đi nghỉ trong nước vì dịch Covid

Những người thường đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ Phục sinh sẽ bực bộc khi kế hoạch của họ bị ảnh hưởng bởi những hạn chế đi lại xuyên biên giới. Từ thứ Hai, đi nghỉ ở nước ngoài đã trở thành một hành vi phạm tội ở Anh, và có thể bị phạt tiền lên tới 5.000 bảng Anh (6.900 USD). Các biện pháp kiểm soát cũng được đặt ra trên biên giới đất liền giữa các thành viên EU trong một nỗ lực nhằm hạn chế làn sóng covid-19 thứ ba.

Và nhiều nơi khác, từ Úc đến Hồng Kông, cũng đã áp đặt các biện pháp cách ly khách sạn khắt khe khiến việc du lịch giải trí chỉ còn có thể dành cho những người dư thời giờ. Vì vậy, năm nay sẽ có nhiều người buộc phải nghỉ gần nhà hơn; tin tốt cho các điểm nghỉ lễ trong nước, nhưng không tốt cho các nước phụ thuộc du khách nước ngoài. Theo Bernstein, một công ty nghiên cứu, nếu 60% chi tiêu du lịch nước ngoài trên toàn cầu được chuyển hướng sang du lịch nội địa, thì Iceland sẽ thiệt hại nặng nhất, có thể mất tới 9,2% GDP so với trước đại dịch.

Bulgaria chuẩn bị tổng tuyển cử

Người Bulgaria sẽ quyết định số phận của Boyko Borisov khi đi bỏ phiếu vào Chủ nhật. Thủ tướng ba nhiệm kỳ này đã thống trị nền chính trị đất nước kể từ năm 2009, song để tại vị ông sẽ cần một đối tác liên minh dân tộc cực hữu. Số ca nhiễm covid-19 tăng vọt có thể là tin tốt cho ông nếu nó khiến người cao tuổi, những người có xu hướng bỏ phiếu cho đảng Xã hội đối lập, phải ở nhà.

Nước này rất cần thay đổi. Bulgaria là quốc gia nghèo nhất EU, trong khi tham nhũng bám rễ, còn độc lập tư pháp và độc lập truyền thông đều bị tổn hại nghiêm trọng. Năm ngoái, nước này đã rung chuyển bởi các cuộc biểu tình chống chính phủ. Nhưng ông Borisov sẽ chỉ ra rằng trong thời kỳ ông lãnh đạo, GDP bình quân đầu người đã tăng 1/3, tình trạng di cư ồ ạt đã chấm dứt, và tỷ lệ thất nghiệp cao nhường chỗ cho tình trạng thiếu hụt lao động. Dù các đảng đối lập có tập hợp được một liên minh sau cuộc bầu cử, nó cũng sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nếu không có gì bất ngờ, ông Borisov sẽ tại vị.

Nhà sản xuất chip Đài Loan công bố khoản đầu tư 100 tỷ USD

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

TSMC dự đoán nhu cầu về công nghệ bán dẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Nhà sản xuất chip Đài Loan TSMC công bố kế hoạch đầu tư 100 tỷ đô la trong ba năm tới để tăng công suất của hãng.

Taiwan Semiconductor Manufacturing Co là nhà sản xuất chip có hợp đồng lớn nhất thế giới và Apple thuộc khách hàng của họ.

Công ty đã lên kế hoạch chi tới 28 tỷ đô la trong năm 2021 để phát triển và sản xuất chip siêu nhỏ đời mới.

Khoản đầu tư lớn được công bố khi tình trạng thiếu chip toàn cầu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp xe hơi.

Volkswagen, Honda, Toyota và General Motors đều đã phải giảm sản lượng do thực trạng thiếu hụt chip.

Sự thiếu hụt xảy ra do các công ty ô tô đã hủy đơn hàng của họ vì nhu cầu sụt giảm do đại dịch Covid-19 vào năm 2020.

Các nhà sản xuất chip chuyển sang bán sản phẩm của họ cho các ngành khác có nhu cầu lớn hơn và các nhà sản xuất ô tô không thể lấy lại các đơn đặt hàng đã bị hủy của họ khi nhu cầu tăng trở lại.

Vào tháng 1 năm nay, TSMC cho biết họ sẽ ưu tiên sản xuất chip cho ngành công nghiệp động cơ, nhằm giảm bớt sự thiếu hụt.

Do nhu cầu mạnh trên toàn cầu, sự thiếu hụt đã lan sang một số lĩnh vực khác bao gồm cả hàng điện tử tiêu dùng.

TSMC dự đoán nhu cầu về công nghệ bán dẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh khi đại dịch Covid-19 tiếp tục đẩy nhanh quá trình số hóa.

Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi Intel công bố kế hoạch 20 tỷ đô la để tăng công suất của mình.

Intel có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết vào tháng trước rằng họ sẽ xây dựng hai nhà máy mới tại một khuôn viên hiện có ở Arizona.

Các nhà máy sẽ không chỉ sản xuất chip Intel mà còn mở cửa cho các khách hàng bên ngoài, và có nghĩa là có thể đưa Intel vào cuộc cạnh tranh trực tiếp với TSMC.

TSMC vào tháng 5 năm ngoái đã công bố kế hoạch xây dựng nhà máy của riêng mình ở Arizona.

Đại diện Đài Loan tại Mỹ gặp ông Pompeo

Ông Pompeo và bà Tiêu trong cuộc gặp hôm 31/3 (ảnh: Twitter của ông Pompeo)

Taiwan News đưa tin, Đại diện Đài Loan tại Hoa Kỳ Tiêu Mỹ Cầm đã gặp cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo vào ngày 31 tháng 3 tại Washington.

Hôm thứ Năm (1/4), ông Pompeo đã tweet một bức ảnh ông gặp bà Tiêu và nói rằng, “Với tư cách là ngoại trưởng, tôi đã làm việc để hỗ trợ Đài Loan – một nền dân chủ đồng minh – trước áp lực không ngừng [từ chính quyền Trung Quốc]”. Ông cho biết thêm: “Hoa Kỳ chia sẻ với Đài Loan các giá trị cốt lõi của tự do, dân chủ và nền kinh tế thị trường tự do”.

Bà Tiêu cũng viết trên Twitter rằng rất vinh dự khi được gặp ông Pompeo. “Đài Loan rất biết ơn vì tình bạn và sự hỗ trợ của ông ấy. Chúng tôi mong muốn tiếp tục thảo luận về tình hữu nghị và đối tác lâu đời giữa Đài Loan và Hoa Kỳ”.

Dưới thời chính quyền TT Trump, quan hệ giữa Đài Loan và Hoa Kỳ đã được củng cố đáng kể trên nhiều mặt. Các chuyến thăm cấp cao của Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar vào tháng 8 năm 2020 và Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường Keith Krach sau đó một tháng là những cột mốc đáng chú ý.

Vào tháng 1/2021, ông Pompeo đã hủy bỏ các quy tắc hạn chế ngoại giao với Đài Loan kéo dài hàng thập kỷ của Hoa Kỳ. Ông Pompeo nói: “Trong vài thập kỷ, Bộ Ngoại giao đã tạo ra những hạn chế nội bộ phức tạp để điều chỉnh các quan hệ ngoại giao, chuyên viên và các quan chức khác của chúng tôi với các đối tác Đài Loan”. Ông cho biết thêm rằng các quy tắc đặt ra như vậy từ những chính quyền trước là “một nỗ lực nhằm xoa dịu chế độ cộng sản ở Bắc Kinh”.

Phát hiện 3 tàu có hỏa tiễn của Trung Quốc tại Trường Sa

Ảnh ghép từ Wikipedia/ Youtube.

Ba tàu có hỏa tiễn tấn công nhanh tàng hình của Trung Quốc bị phát hiện neo đậu tại đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng hoạt động gây quan ngại ở khu vực.

Hôm 1/4, tờ Inquirer đưa tin, giới chức Philippines đã phát hiện 3 tàu tên lửa Type 022 cùng một tàu tiếp tế của Trung Quốc neo đậu bên trong đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa.

Tàu Type 022 được trang bị bệ phóng tên lửa, có thể chạy vận tốc lên tới 70 km/giờ và được xem là một trong những tàu tên lửa tấn công nhanh tàng hình thế hệ mới của hải quân Trung Quốc.

Đá Vành Khăn thuộc Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi đắp trái phép thành đảo nhân tạo. Sự hiện diện của tàu tên lửa Type 022 là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang tiếp tục mở rộng thực thể này thành một căn cứ quân sự để thực thi các yêu sách phi pháp ở Biển Đông, theo Philippine Daily Inquirer.

Tiến sĩ Jay Batongbacal, chuyên gia hàng hải Philippines, cho rằng sự hiện diện của các tàu tấn công Type-22 này tăng khả năng phòng thủ và tấn công của hải quân Trung Quốc, có thể đe dọa các tàu đi qua Trường Sa.

Thông tin về các tàu chiến Trung Quốc tại đá Vành Khăn được đưa ra trong bối cảnh hơn 200 tàu Trung Quốc gần đây neo đậu trái phép tại bãi Đá Ba Đầu tại quần đảo Trường Sa. Sau hơn ba tuần, do vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các bên liên quan, các tàu Trung Quốc hôm 31/3 tỏa đi các bãi đã ngầm và các đảo khác trong khu vực.

Liên tiếp các thăm dò dư luận cho thấy dân Mỹ không hài lòng với xử lý khủng hoảng của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh: Chụp màn hình video của Yahoo Finance).

Trong cuộc thăm dò dư luận, Tổng thống Hoa Kỳ Biden đang bị đánh giá không mấy khả quan trong việc xử lý tình trạng nhập cư bất hợp pháp của mình.

Theo The Hill, trong một cuộc khảo sát của Harvard CAPS-Harris Poll, 48% người Mỹ tán thành cách Biden đang làm ở biên giới phía Nam. Con số này giảm so với 56% trong tháng Hai. Cuộc thăm dò với 1.945 cử tri đã đăng ký được thực hiện từ ngày 24 – 25/3.

Với con số dưới 50%, khả năng vẫn có thể xảy ra những điều tồi tệ trong tương lai, Mark Penn, giám đốc Harvard CAPS-Harris Poll cho biết.

Trong khi đó, tình hình thậm chí còn nghiêm trọng hơn trong một cuộc thăm dò của Yahoo News / YouGov được thực hiện trên 1.556 người trưởng thành ở Mỹ từ ngày 23 – 25/3, khi 62% tin rằng có một “cuộc khủng hoảng” ở biên giới. Cuộc thăm dò đã báo cáo một biên độ sai số là +/- 2,7%.

Và, như phóng viên Caitlin Dickson đã lưu ý trong bài báo: “Ngay sau khi nhậm chức, Biden đã nhanh chóng bắt đầu thực hiện theo lời hứa đó (đảo ngược chính sách của ông Trump), nhận được lời khen ngợi từ những người ủng hộ nhập cư và những người cấp tiến khi ông ấy ký hàng đống lệnh hành pháp nhằm lật ngược một số chính sách khắc nghiệt nhất của người tiền nhiệm trong những ngày và tuần đầu tiên ở Tòa Bạch Ốc”.

“Nhưng gần đây, chính quyền Biden đã phải đối mặt với những lời chỉ trích từ cả đảng vì rõ ràng họ đã không ngăn chặn và phản ứng nhanh hơn với làn sóng trẻ em di cư không có người đi kèm đến biên giới, dẫn đến quá tải và bị giam giữ kéo dài tại các cơ sở Tuần tra Biên giới”, cô tiếp tục.

Trong một cuộc thăm dò của ABC News / Ipsos được công bố một ngày trước đó: “Hầu hết người Mỹ, 54%, tin rằng tình hình với người di cư và trẻ em không có người đi kèm xuất hiện ở biên giới Mỹ – Mexico hiện đang là một cuộc khủng hoảng. 42% mô tả tình hình là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng không phải là một cuộc khủng hoảng”.

“Chỉ 4% nói rằng nó không phải là một vấn đề nghiêm trọng”, bài báo nói thêm.

Và sau đó, có một cuộc thăm dò của NPR / Marist, được công bố hôm thứ Ba (30/3), cho thấy các cử tri “ít có khả năng tán thành hiệu suất làm việc của Biden về vấn đề nhập cư (34% tán thành và 53% không tán thành)”.