Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 0
Total Users : 13500
Total views : 136655
Server Time : 2024-11-21

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Chuyện Việt Nam Thứ hai 13 tháng 11 năm 2023

Quê Hương tổng hợp


Dự án đường sắt Lào-Việt nam chính thức chấp thuận

(Laos-Vietnam Railway Project Officially Approved)

Chuno Lapuekou – Bình Yên Đông lược dịch

The Laotian Times – October 20, 2023

3-9-696x364

Một đoàn xe lửa ở Việt Nam. [Ảnh: VNA]

Một dự án đường sắt mới giữa Lào và Việt Nam sẵn sàng để bắt đầu.  Xe lửa sẽ trực tiếp nối liền giữa 2 quốc gia và nhằm để trở thành nguồn chánh để phát triển kinh tế và hạ tầng cơ sở trong khu vực.

Dự án là một phần của kế hoạch phát triển đường sắt Vientiane-Vũng Áng 2021-2030, với tầm nhìn đến 2050.  Nó là một liên doanh gữa Nhóm JSC Đèo Cả của Việt Nam và Công ty Mậu dịch Dầu hỏa Công cộng Lào (PTL) sẽ được phát triển dưới dạng của hợp tác công-tư, Vietnam Plus báo cáo.

Bao gồm chiều dài 103 km từ Vũng Áng- Tân Ấp-Mụ Già, phần đầu của đường sắt được ước tính có trị giá gần 27.500 tỉ VND (khoảng 1,12 tỉ USD).

Theo các nguồn tin truyền thông Việt Nam, liên doanh phải thực hiện một nghiên cứu tiền khả thi và đệ trình một phúc trình về những điều được tìm thấy theo luật quốc gia và khu vực và các kế hoạch trước khi bắt đầu công việc của dự án.

Chanthone Sitthixay, chủ tịch của PTL, nói trong lễ ký kết liên doanh vào cuối tháng 2 rằng đường sắt có tiềm năng mang lợi ích lớn lao cho nền kinh tế và xã hội của cả Lào và Việt Nam, cũng như để tăng cường mối ràng buộc chặt chẽ đã có giữa 2 quốc gia.

Dự án được dự trù bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2027.

Là một phần của đường sắt Vientiane-Vũng Áng, dự án nầy sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc nối Lào với mậu dịch đường biển của khu vực, nâng cao ràng buộc kinh tế với Việt Nam, và nhắm đến các thị trường ở Trung Hoa, Nam Triều Tiên và Nhật Bản.

Đường sắt Vientiane-Vũng Áng, một dự án dài 554,7 km, cũng sẽ được xây qua một hợp tác công-tư với đầu tư tổng cộng là 149.550 tỉ VND (khoảng 6,3 tỉ USD).

Khi hoàn tất, đường sắt sẽ nối thủ đô Vientiane đến huyện Thakhek trong tỉnh Khammouane, đoạn tiếp tục đến biên giới Việt Nam và tiếp tục đến hải cảng Vũng Áng ở miền trung Việt Nam trong tỉnh Hà Tỉnh.


LÀO- Cơ hội cho Việt Nam

Hoa OC

12/11/2023

Nhiều nguồn tin nói rằng hãng Intel hoãn kế hoạch mở rộng đầu tư phát triển chip thông minh ở Việt Nam, nhiều hãng Mỹ khác cũng theo đuôi ngưng đầu tư ở Việt Nam. Điều này trùng hợp với tình trạng thiếu điện và cắt điện ở Việt Nam. Chuyện cúp điện tác động tới người dân dù nhiều cỡ gì đi nữa thì dân Việt cũng chịu được, vì đã quen chịu đựng từ thời Bao Cấp rồi. Nhưng nếu cúp điện diễn ra với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là bên mảng điện tử và công nghệ thì thiệt hại rất kinh khủng. Nhiều bo mạch điện tử hay máy móc sẽ bị hư hỏng nếu bị ngắt điện đột ngột hay quá thời gian của pin dự phòng, và họ không thể khiếu nại bồi thường công ty điện quốc doanh EVN mang họ Lỗ, tự Triền Miên.

Theo cái đà này thì hãng xưởng nước ngoài sẽ bỏ chạy hết, nhất là mảng công nghệ cao. Có lẽ để trấn an giới đầu tư này nên Việt Nam đem ra xử mấy tên xó của EVN để thí chốt, dù ai cũng biết sếp cao cấp của EVN toàn là đảng viên cao cấp, có người là uỷ viên trung ương đảng. Chuyện đưa cán bộ cao cấp làm chủ tịch hay tổng giám đốc tổng công ty điện lực Việt Nam là một lựa chọn kém khôn ngoan nhất của chính phủ. Điện là mặt hàng thiết yếu và chiến lược, nên vận động nguồn lực toàn dân, nên cho các công ty điện lực tư nhân đấu thầu ở các thành phố lớn, nhà nước chỉ lo các khu công nghiệp, quốc lộ và nông thôn. Có như vậy thì dân Việt Nam mới đủ điện. Đơn cử, bang Cali có ít nhất là 3 công ty điện tư nhân, một cái ở Quận Cam, một cái ở San Diego và một cái ở Bắc Cali. Họ thầu theo khu vực địa lý và luôn có đối thủ cạnh tranh về giá và dịch vụ nên luôn giữ vững chất lượng phục vụ.

Việt Nam mới khai thác đất hiếm, có tiềm năng sản xuất pin cho xe điện EV và sản xuất chip bán dẫn. Hai ngành công nghiệp này cần rất nhiều điện vì vừa luyện kim từ đất hiếm, vừa tinh chế các thành phần kim loại cho pin và các vi mạch. Với tình trạng thiếu điện này thì Việt Nam nên ký hợp đồng dài hạn với Lào để mua điện, đặt các nhà máy sản xuất pin EV và chip bán dẫn ở miền Trung gần biên giới với Lào, xây dựng cao tốc nối với Lào. Với tiềm lực tài chính và nhân lực lớn hơn Lào nhiều lần, Việt Nam nên đầu tư nhiều ở cửa khẩu với Lào và thành phố Lào sát cửa khẩu. Có như vậy mới bảo đảm an ninh điện năng và phát triển bền vững.

Với thực tế là Campuchia đã ngả hẳn vào tay Chú Thoòng với những ưu đãi béo bở như sân vận động quốc gia, sân bay quốc tế Siem Riep và cảng quốc tế ở Sihanoukville, cũng có nghĩa là Campuchia đã vụt khỏi tay của Việt Nam với tư cách là đứa em trai. Giờ đây Việt Nam chỉ còn Lào và Lào là nguồn tài năng điện năng, khoáng sản vô tận, chính phủ Hà Nội nên nhanh tay. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên nhanh chân. Nên qua đó mở hãng xưởng để giành chỗ, sau này nếu phải bán cho Tàu thì cũng lời 1 khúc.


Vụ buôn ma tuý xuyên quốc gia cực lớn: Tòa tuyên 18 án tử hình

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/bicaotaifga.jpg

Các bị cáo tại phiên tòa ngày 11/11. (Ảnh: Chụp màn hình/video/tuoitre.vn)

Liên quan đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia từ Campuchia về Việt Nam rồi một phần tuồn sang Hàn Quốc, 22 bị cáo vừa bị tòa tuyên án.

Ngày 11/11, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án Vận chuyển ma túy số lượng đặc biệt lớn từ Việt Nam sang Hàn Quốc.

Theo cáo trạng, khoảng 1h ngày 19/7/2020, Cơ quan CSĐT Bộ Công an làm nhiệm vụ tại cảng Tân Cảng Cát Lái (phường Cát Lái, TP.Thủ Đức – quận 2 cũ) phát hiện ô tô đầu kéo chở container do tài xế Đoàn Văn Ngãi (SN 1977, quê Thái Bình) điều khiển chuẩn bị làm thủ tục thông quan hàng hóa trên xe để vận chuyển đi Hàn Quốc có biểu hiện nghi vấn vận chuyển trái phép chất ma túy nên tiến hành khám xét.

Qua khám xét khẩn cấp, cơ quan điều tra phát hiện, thu giữ 40 gói ni lông chứa tinh thể màu trắng được giấu trong 4 kiện đá hoa cương là ma túy có tổng khối lượng 39,5kg loại methamphetamine.

Theo lời khai của tài xế Ngãi, anh ta vận chuyển thuê cho Công ty TNHH máy và thiết bị công nghiệp APE của bà Huỳnh Thị Hoa Trân (SN 1980, ngụ TP. Thủ Đức). Theo lời khai của Huỳnh Thị Hoa Trân, lô hàng đá hoa cương có lẫn ma túy là của bạn trai người Hàn Quốc tên là Kim Soon Sik.

Trong quá trình điều tra mở rộng, công an xác định Lê Hồ Vũ là người điều hành đường dây vận chuyển ma túy số lượng lớn nêu trên. Vũ sử dụng nhiều giấy chứng minh nhân dân giả để che mắt cơ quan chức năng, cấu kết với các bị cáo người Hàn Quốc, Trung Quốc vận chuyển ma túy từ Campuchia về TP.HCM.

Từ tháng 5 – 7/2020, tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Vũ chỉ đạo các đồng phạm vận chuyển số lượng lớn ma túy. Với số ma túy nhận được, Vũ và đồng phạm chia ra, một phần tiêu thụ ngay trong nước, một phần được vận chuyển sang Hàn Quốc tiêu thụ.

Tính đến lúc bị phát hiện, nhóm người do Lê Hồ Vũ điều hành đã buôn bán, vận chuyển lên tới hơn 216kg, trong đó cảnh sát thu giữ được hơn 162kg, số còn lại các bị can vận chuyển tiêu thụ trót lọt.

Theo HĐXX, hầu hết các bị cáo kêu oan nhưng căn cứ vào lời khai ban đầu, các biên bản, tài liệu chứng cứ có trong vụ án có căn cứ xác định hành vi phạm tội của các bị cáo.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX quyết định tuyên phạt các bị cáo Lê Hồ Vũ (SN 1987), Nguyễn Chí Thiện (SN 1987, cùng quê Cà Mau); Li Tian Guan (SN 1975, quốc tịch Trung Quốc), Kim Soon Sik (SN 1960, quốc tịch Hàn Quốc), Kang Seon Hak (SN 1997, quốc tịch Hàn Quốc) cùng 13 bị cáo đồng phạm mức án tử hình về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Với 4 bị cáo còn lại, 3 người bị phạt tù chung thân, riêng bị cáo Lê Thành Nghĩa bị tuyên 15 năm tù về các tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Khánh Vy


Nhà máy đường đóng cửa tránh lỗ, nông dân bị thương lái ép giá mía

Lê Thiệt /SGN
12 tháng 11, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/02-nong-dan-bi-ep-gia-2.jpg

Vùng mía nguyên liệu tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: An Bình

Không thể tiếp tục gánh lỗ, nhà máy đường lớn nhất miền Tây buộc lòng đóng cửa, đẩy nông dân trồng mía đến gần “bước đường cùng”: Phá bỏ ruộng mía trồng cây khác.

Theo ông Trần Vĩnh Chung – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) – cho biết, do nguồn nguyên liệu không đủ phục vụ sản xuất cho nhà máy đường Phụng Hiệp, nếu tiếp tục hoạt động sẽ dẫn đến thua lỗ nặng.

Nhà máy Phụng Hiệp có công suất ép 2,500 tấn mía nguyên liệu mỗi ngày, lớn nhất miền Tây hiện nay, đặt tại TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Việc ngừng sản xuất nhà máy đường Phụng Hiệp niên vụ 2023-2024, công ty Casuco sẽ chịu lỗ 26.5 tỷ đồng cho các chi phí về khấu hao nhà máy, giải quyết nhân sự nghỉ việc, bảo dưỡng, bảo vệ… Tuy nhiên, số lỗ này chỉ bằng một phần ba so với phương án tiếp tục hoạt động.

Lý do đóng cửa nhà máy vì “nguyên liệu không đủ cho sản xuất” không có nghĩa là nông dân không trồng mía, mà họ không bán mía cho nhà máy.

Theo lời tường trình của một số người trên mạng xã hội, trước đây nhà máy đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, nhưng khi giá thị trường cao hơn giá thu mua, họ phá vỡ hợp đồng dẫn tới nhà máy phải đóng cửa.

Tuy nhiên, ông Trần Văn Tuấn – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang – cho biết vụ mùa này nhà máy chưa ký hợp đồng bao tiêu với nông dân. Vì thế, nếu nhà máy ngưng hoạt động cũng không ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của bà con.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/02-nong-dan-bi-ep-gia-3.jpg

Nhà máy đường Phụng Hiệp tiếp nhận mía nguyên liệu, khi chưa dừng hoạt động. Ảnh: VNExpress

Theo tìm hiểu của VNExpress, người trồng mía bán cho nhà máy đường Phụng Hiệp chỉ 1,380-1,420 đồng mỗi kg, trong khi bán cho người làm nước giải khát giá 2,200-3,200 đồng mỗi kg, hoặc các lò đường thủ công là 1,600-1,700 đồng mỗi kg. Còn thương lái thu mua mía của nông dân giá trên 1,800 đồng mỗi kg rồi chở đến Long An, Tây Ninh bán lại.

Như thế có thể hiểu, thương lái lợi dụng nhà máy đóng cửa ép giá mía nông dân chỉ là cách làm “đục nước béo cò”. Ông Tuấn cho biết, các thương lái đồng loạt ép giá nông dân chứ không chỉ một hai người, khiến “bà con mất lãi lớn”.

Nông dân Nguyễn Văn Buôi, 55 tuổi, ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, rất lo lắng vì giá mía sụt giảm nhanh, tuy vậy thương lái vẫn kỳ kèo chưa chịu thu mua, muốn giảm giá thêm nữa. Ông Buôi cho biết:

“Hôm giữa Tháng Mười, thương lái đến tận ruộng đặt cọc mua mía chục (làm nước giải khát) với giá 2,300-2,500 đồng nhưng nay chỉ còn 1,100-1,200 đồng mỗi kg. Trong khi đó, một số thương lái mua mía nguyên liệu để bán cho nhà máy đường ở Trà Vinh cũng từ 900-1,000 đồng mỗi kg, tùy chữ đường (chỉ số xác định chất lượng mía)”.

Ông Buôi nói, cho biết gia đình còn 0.5 ha mía chưa thu hoạch, năng suất khoảng 60 tấn. Với giá hiện tại, mỗi tấn mía ông mất lãi hơn một triệu đồng.

Nhiều nông dân ở huyện Phụng Hiệp cho biết thêm, đối với những ruộng mía đã đặt cọc với giá cao trước đây, thương lái kỳ kèo yêu cầu giảm giá mới thu hoạch còn không họ bỏ tiền cọc (10-20 triệu cho sản lượng 50-100 tấn). Một số trường hợp, lái cho người vào ruộng mía của dân thu hoạch một phần rồi bỏ ngang. Sau đó các ruộng mía này khó có người mua, buộc lòng nông dân phải giảm giá.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/02-nong-dan-bi-ep-gia-1.jpg

Nông dân Hậu Giang thu hoạch mía. Ảnh: An Bình

Một chuyên gia kinh tế tại Sài Gòn nói, chuyện nhà máy đường Phụng Hiệp đóng cửa là hệ quả của việc quản lý nhà nước yếu kém. “Trong hệ thống quản lý đó, ngay cả người lãnh đạo giỏi cỡ nào chăng nữa cũng không thể làm gì khác hơn được. Họ phải chịu nhiều áp lực từ trên xuống, rồi từ thương lái, đến nông dân. Trong khi thị trường thay đổi từng ngày nhưng họ không được phép làm trái quy định. Thế thì làm sao có đủ mía để sản xuất đường!”

Một nghịch lý khác được người dân nhìn nhận là đường nhập về lại rẻ hơn đường trong nước. “Không những rẻ mà chất lượng còn hơn hẳn”. Một người dân viết trên VNExpress:

“Tôi ra tiệm tạp hóa mua đường, thấy chủ tiệm san đường từ bao bự (to cỡ bao xi măng 50kg) sang bọc nhỏ, thấy chữ Thái Lan in trên bao đường, tôi hỏi chủ tiệm ‘Việt Nam mình nhiều mía đường sao không bán đường sản xuất trong nước’, thì họ nói đường Thái rẻ hơn đường Việt Nam một bao cả mấy chục ngàn. Họ còn nói không hiểu sao đường Việt Nam mắc thế trong khi ở nước ta trồng mía khá nhiều. Đường nước ngoài nhập về mà còn rẻ hơn cả đường trong nước sản xuất!”

“Chắc vài năm nữa, cả nước dùng đường Thái Lan cho ngon lại rẻ, còn nông dân thì chuyển qua trồng cây khác cho hiệu quả”.


Vườn rau Lộc Hưng chuẩn bị đón đợt đàn áp tàn bạo cuối

Mai Nguyễn /SGN
11 tháng 11, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/maxresdefault.jpg

Trên trang thông tin cộng đồng của người dân Vườn rau Lộc Hưng, dấu hiệu của một cuộc đàn áp khốc liệt của chính quyền quận Tân Bình, TP.HCM được loan báo, cho biết có lẽ sẽ diễn ra từ đây đến cuối năm, nhằm dứt khoát cắt đứt mọi  liên quan của người dân ra khỏi vùng đất đang tranh chấp này. Như dự đoán của người có kinh nghiệm về thủ pháp của CSVN, có lẽ vụ cướp đất dứt điểm sẽ tiến hành trước lễ Giáng sinh, để mọi người không trở tay kịp.

Trong đầu tuần Tháng Mười Một, chính quyền địa phương cho lực lượng dân quân địa phương đi khắp các gia đình ở Vườn rau Lộc Hưng, phát giấy niêm yết, thông báo sẽ tiến hành xây dựng khu trường học theo hợp đồng thầu với một công ty tư nhân. Hành động này không khác thông báo cưỡng chế, cho dù mọi thứ hoàn toàn sai với trình tự thủ tục về việc cưỡng chế, trưng thu.

Luật Đồng Hữu Pháp, trên trang Facebook của mình, có dẫn trình tự về việc thu hồi đất, cưỡng chế theo luật pháp hiện hành, thì phải qua 6 bước, liên quan đến sự đồng thuận của công dân. Việc phát niêm yết của nhà cầm quyền Tân Bình có thể được nhìn thấy, như một thư thông báo đòi nợ vắn tắt của bọn côn đồ cho vay nặng lãi.

Khi có những chất vấn cũng như những phản ứng của người dân, các viên chức địa phương đã có những lời đe doạ về việc sẽ có “biện pháp mạnh” không kém đợt cưỡng chế năm 2019. Họ cũng quả quyết rằng sẽ làm “cho bằng được” và không quan tâm tranh cãi.

Bà Phạm Thanh Nghiên, cũng là một nạn nhân của vụ cướp đất Vườn rau Lộc Hưng, và là người sát sao theo dõi tình hình, nói “Chúng còn đánh tiếng rằng, nếu cứ “ngoan cố” giữ đất, thì chúng sẽ đưa 3 ngàn quân vào Vườn rau Lộc Hưng để tái hiện kịch bản như vụ Đồng Tâm. Rõ ràng, nhà cầm quyền coi hành động cướp bóc, giết người là chuyện đương nhiên phải làm để bắt người dân khuất phục”.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/401055043_647282480899588_8629393287765154457_n.jpg

Được biết, vụ tranh chấp từ đợt cưỡng chế tàn bạo của chính quyền xảy ra đã 5 năm, trên nền của khiếu kiện pháp lý hơn 20 năm. Chính quyền coi đất của người dân Vườn rau Lộc Hưng (VRLH) là “chiến lợi phẩm” của việc cưỡng chiếm miền Nam, bất chấp các giấy tờ, chứng từ của Giáo hội Công giáo Việt Nam nhượng quyền, xác nhận trao cho các giáo dân vào Nam từ năm 1954 để làm ăn sinh sống. Vì quyết tâm muốn cướp vùng đất vàng trong lòng Sài Gòn này, mà chính quyền quận Tân Bình đã lờ đi các thủ tục xin cấp quyền sở hữu, và lờ đi các phán quyết có lợi cho người dân từ phía Trung ương Hà Nội sau khi đã xem xét mọi văn bản gốc.

Cả ba đời bí thư TP.HCM là Đinh La Thăng, Nguyễn Thiện Nhân và nay là Nguyễn Văn Nên đều im lặng trước sự bất công hiển nhiên này. Năm 2020, khi ông Nguyễn Văn Nên lên nhậm chức và có những thủ pháp lấy lòng dân trong đại dịch, người dân VRLH đã vui mừng, tưởng chừng đã tìm thấy ánh sáng công lý. Thế nhưng, đơn từ gửi ông ta vẫn bị xếp xó, không hồi âm. Nay chính quyền Tân Bình lại lên kế hoạch cưỡng chiếm dứt điểm, cho thấy VRLH có thể là mục tiêu lớn từ rất lâu của nhà cầm quyền.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/vuon-rau-640x339.jpg

Bản đồ vùng đất vàng chiến lợi phẩm 1975, tên Vườn rau Lộc Hưng.

Quận Tân Bình công bố sẽ xây một hệ thống trường học trị giá 1,157 tỉ đồng, đưa vào sử dụng kỷ niệm ngày cưỡng chiếm miền Nam 30 Tháng Tư 2025. Mọi ngôn từ mô tả của chính quyền địa phương như muốn nói rằng những người dân VRLH ích kỷ, chống đối việc xây dựng phúc lợi công cộng cho trẻ em. Tuy nhiên đây là những ngôn từ để che đậy một dã tâm cũng như đều cần phải thấy rõ hơn hết là tất cả hệ thống nhà trường của Nhà nước Cộng sản Việt Nam lúc này đều tận thu làm lợi, chứ không hề miễn phí vì lý lẽ phục vụ dân sinh.

“Chúng tôi đã mất tất cả, từ tài sản cho đến công lý. Ngay cả những luật sư sát cánh với chúng tôi để bảo vệ quyền lợi cho những người dân bị cướp đoạt tài sản, nay cũng bị truy đuổi phải đi tị nạn. Chúng tôi không còn gì. Nhưng chúng tôi vẫn sẽ tranh đấu cho đến cùng”, ông Cao Hà Trực, người đại diện cho hơn 80 gia đình nạn nhân của VRLH nói với Saigon Nhỏ qua đường dây viễn liên.

Khi được hỏi về một viễn cảnh đàn áp khốc liệt sắp diễn ra, để nhà cầm quyền có thể làm được điều họ muốn, và người dân VRLH sẽ làm gì để đối phó, ông Hà Trực nói “chúng tôi chỉ là những người dân thấp cổ bé miệng, và không thể làm gì khác được ngoài kêu gọi công lý. Bất kỳ hành động gì chúng tôi cũng sẽ bị ghép vào tội chống người thi hành công vụ và bị bỏ tù. Người dân VRLH chỉ có niềm tin và cầu nguyện xin. Hãy cầu nguyện cùng chúng tôi để đi qua những khó khăn bất công lúc này”.


Gấu trúc! Đã đến giờ tập kung fu rồi

12/11/2023

Gấu trúc! Đã đến giờ tập kung fu rồi

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngRebel Pepper/RFA

Vườn thú Quốc gia ở Washington, D.C. đang gửi ba chú gấu trúc lớn gồm Mei Xiang, Tian Tian và đứa con Xiao Qi Ji – trở lại Trung Quốc sau khi hiệp ước trao đổi 50 năm tuổi hết hiệu lực.

Những chú gấu trúc sống ở Hoa Kỳ theo một chương trình từng là biểu tượng ban đầu của thiện chí Mỹ-Trung đang rời đi khi mối quan hệ trở nên căng thẳng do tranh chấp về địa chính trị, công nghệ, thương mại và nhân quyền.

Sau khi một con gấu trúc đực tại Vườn thú Memphis của Mỹ qua đời vào tháng 2, hai tháng trước khi nó dự kiến trở về Trung Quốc, mạng xã hội Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố sai rằng gấu trúc thường xuyên bị vườn thú ngược đãi và suy dinh dưỡng.


Trái cây Trung Quốc giá rẻ tràn ngập chợ, siêu thị Việt Nam

RFA
12/11/2023

Trái cây Trung Quốc giá rẻ tràn ngập chợ, siêu thị Việt Nam

Các loại nho Trung Quốc được bày bán nhiều ở siêu thị.

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngPLO/T.U

Sản lượng trái cây Trung Quốc nhập chợ tại thành phố Hồ Chí Minh, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng mặt hàng nho giá rẻ tràn ngập các siêu thị, chợ..

Đại diện chợ đầu mối Thủ Đức, TPHCM cho truyền thông hay tin trên trong ngày 12/11.

Người này cũng cho biết, có nhiều loại trái cây Trung Quốc giá rẻ hơn so với trái cây cùng loại nhập khẩu Mỹ, Hàn Quốc..

Tại một số chợ, điểm bán giá các loại trái cây Trung Quốc như nho xanh giá 70.000 đồng/kg, nho đỏ 30.000 đồng/kg, lựu 45.000-50.000 đồng/kg, quýt 15.000-20.000 đồng/kg…nhưng nhiều người bán cho biết đây là hàng của Thái Lan và trong nước.

Đại diện chợ đầu mối Thủ Đức thông tin, hiện nay lượng trái cây Trung Quốc nhập chợ 180 tấn/đêm gồm hồng giòn, quýt giống Thái, nho xanh, nho đỏ không hạt và có hạt, nho đen…

Một lãnh đạo trong ngành bảo vệ thực vật thừa nhận trên tờ Sức khoẻ & Đời sống rằng Việt Nam nhập rất nhiều loại trái cây Trung Quốc. Trái cây Trung Quốc thường nhập về theo mùa.

Thời điểm từ cuối tháng 10 đến nay đang vào chính vụ nho Trung Quốc nên hàng đổ bộ thị trường Việt, với mức giá được cho là siêu rẻ so với giá nho nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Không chỉ ở chợ và siêu thị mà hiện trên khắp các chợ online lớn nhỏ, dân buôn rao bán la liệt nho sữa Trung Quốc giá chỉ trên dưới 100.000 đồng/kg, thậm chí có nơi bán theo thùng giá chỉ 50.000-60.000 đồng/kg.