Chuyện Việt Nam Thứ Năm 21 tháng 12 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Đường sắt cao tốc Bắc Nam & khoản nợ khổng lồ
Nguyễn Huy Vũ
20/12/2023
Nguyễn Văn Thắng, bộ trưởng Giao thông-Vận tải
Chuyện Việt Nam Thứ Ba 19/12/2023: *Giám đốc Tài chính TP HCM bị bắt do nhận hối lộ. *Đà Nẵng: Bắt giám đốc Cty Thép lừa đảo. *Hàng trăm tấn tôm hùm xuất sang TQ phải “giải cứu” *Hai cựu CT Khánh Hòa bị phạt thêm 9 năm tù. *Nông nghiệp VN: đang đi đúng trên con đường sai. *Vụ Việt Á: Sắp xử sĩ quan Học viện Quân Y. * VN mời ĐGH Phanxicô thăm VN. * Bần cùng hóa và mất niềm tin. *Mỹ nói cam kết QP Việt-Trung không ảnh hưởng tới Việt-Mỹ
Quê Hương tổng hợp
Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Lê Duy Minh bị bắt do nhận hối lộ
RFA – 19/12/2023
Ông Lê Duy Minh
VOV
Thời sự Thứ Ba 19/12/2023: *Mỹ cung cấp cho Israel mọi vũ khí cần thiết. *Israel tấn công Gaza, Houthi tấn công Biển Đỏ. *Mỹ chống hoạt động khai thác đáy biển của TQ. *2023: Một năm sóng gió trên chính trường Trung Quốc *Động đất ở Trung Quốc: Hơn 100 người thiệt mạng. *Vatican chấp nhận ban phép lành cho các cặp đồng tính. *Mỹ thành lập liên minh chống lại khủng bố tàu buôn ở Hồng Hải
Võ Thái Hà tổng hợp
Gaza: Mỹ sẵn sàng tiếp tục cung cấp cho Israel mọi vũ khí cần thiết
Thùy Dương /RFI
19/12/2023
Công du Israel hôm qua, 18/12/2023, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã khẳng định với thủ tướng Benjamin Netanyahu là Washington sẵn sàng tiếp tục cung cấp cho Israel những loại vũ khí mà Tel Aviv cần, kể cả các loại đạn dược quan trọng, xe chiến thuật và hệ thống phòng không.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin (P) và đồng nhiệm Israel Yoav Gallant (T) họp tại Tel Aviv, Israel, ngày 18/12/2023. REUTERS – PHIL STEWART
BẢN LÊN TIẾNG VỀ CHỦ TRƯƠNG MỚI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NHẰM KHAI THÁC NGƯỜI VIỆT TẠI HẢI NGOẠI
Ngày 10/11/ 2023, Phó Thủ tướng CSVN Trần Lưu Quang đã ký Quyết Định 1334/QĐ-TTg về cái gọi là đề án “phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới", hay nói khác đi, đây là âm mưu tinh vi nhằm khai thác nhân tài, vật lực của người Việt hải ngoại để làm giàu cho chế độ hầu tiếp tục thống trị đất nước. Một trong các phương pháp của đề án này là “Củng cố mạng lưới NVNONN trên toàn thế giới. Phấn đấu 100% các địa bàn có đông cộng đồng NVNONN thành lập được các hội, đoàn”.
Trước sự kiện này, các tổ chức đồng ký tên dưới đây nhận định:
Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 01/12/2023: *Sự lạc điệu của một phái đoàn (NQ CSVN). *Mỹ điều tra trợ cấp tôm đông lạnh từ Việt Nam. *TQ, VN kết nối đường sắt xuyên qua trung tâm đất hiếm. *Võ Văn Thưởng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng? *Vương Nghị thăm Hà Nội. *Một Quốc hội đìu hiu…
Quê Hương tổng hợp
Sự lạc điệu của một phái đoàn (NQ CSVN)
Bình luận của blogger Nguyễn Anh Tuấn
30/11/2023
Giáo sư Al-Misnad Sheikha là học giả hàng đầu của Qatar và là nữ chủ tịch đầu tiên của Đại học Qatar. Bà là một trong 18 thành viên được bầu và hoạt động độc lập của Ủy ban CERD.
Chuyện Việt Nam Thứ hai 20 tháng 11 năm 2023
Quê Hương tổng hợp
Tạp chí Mỹ khuyên khách du lịch không nên đến Vịnh Hạ Long vì quá nhiều rác
https://www.rfa.org/vietnamese
20/11/2023
Thuyền chở khách du lịch ở Vịnh Hạ Long năm 2020 (minh họa)
AFP
Continue readingThời sự ngày Thứ sáu 17/11/2023: *Khai mạc thượng đỉnh APEC. *Tân Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Ukraine. *Giám đốc FBI: khủng bố thâm nhập nước Mỹ. *Ảm đạm tại triển lãm xe hơi Los Angeles
Võ Thái Hà tổng hợp
Khai mạc thượng đỉnh APEC, tổng thống Mỹ trấn an các nước châu Á
Minh Anh /RFI – 17/11/2023
Một ngày sau khi gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua, 16/11/2023, có bài diễn văn khai mạc thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu sau hội nghị bàn về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương vì Thịnh vượng, bên lề thượng đỉnh APEC, ngày 16/11/2023, tại San Francisco. AP – Godofredo A. Vásquez
Thời sự Thứ Hai 13/11/2023: *Liên Âu lên án Hamas dùng bệnh viện như lá chắn, kêu gọi Israel kiềm chế. *khả năng thỏa thuận để giải phóng các con tin. *Binh sĩ Hamas tố cáo thủ lĩnh đã đưa họ vào chỗ chết. *Nếu tái đắc cử, TT. Donald Trump sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp. *Bốn bất ngờ đảo lộn kết quả bầu cử TT Mỹ 2024
Võ Thái Hà tổng hợp
Liên Âu lên án Hamas dùng bệnh viện như lá chắn, kêu gọi Israel kiềm chế để bảo vệ thường dân Gaza
Thùy Dương /RFI – 13/11/2023
Liên Hiệp Châu Âu ngày Chủ Nhật 12/11/2023 lên án tổ chức Hamas ở dải Gaza sử dụng các bệnh viện và thường dân như những lá chắn sống, đồng thời kêu gọi Israel kiềm chế hết sức có thể để bảo vệ tính mạng của người dân ở Gaza.
Khói bốc lên gần khu bệnh viên Al Shìa, nơi có nhiều người Palestine đến trú ẩn, trong bối cảnh Israel tấn công Gaza. Ảnh chụp ngày 09/11/2023. REUTERS – STRINGER
Hãng tin Anh Reuters hôm nay 13/11 nhắc lại, phía Israel khẳng định tổ chức Palestine Hamas đã đặt các trung tâm chỉ huy bên dưới và gần các bệnh viện. Hamas đã bác bỏ cáo buộc này. Theo quân đội Israel, cần phải tiếp cận các địa điểm này để giải thoát khoảng 200 con tin bị Hamas đã bắt cóc trong cuộc tấn công vào Israel ngày 07/10.
Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 06 tháng 11 năm 2023 – Quê Hương tổng hợp
Các ông lớn Google, Facebook, Netflix… nộp thuế hơn 8.000 tỷ đồng trong năm 2023
06/11/2023
Logo của một số hãng công nghệ lớn bao gồm Google, Facebook, Twitter, Snapchat AFP
Các công ty công nghệ lớn nước ngoài như Google, Facebook, Netfilx… đã nộp thuế cho Việt Nam hơn 8.000 tỷ đồng trong năm 2023, theo thông báo của Tổng cục Thuế Việt Nam. Truyền thông Nhà nước loan tin hôm 5/11.
Số liệu này được trích đăng từ cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đến hết tháng 10. Tổng số có 74 đơn vị đăng ký thuế khai và nộp thuế qua cổng này. Tổng số thuế các công ty nước ngoài nộp qua cổng này từ năm 2022 đến nay là 11.498 tỷ đồng.
Tổng cục Thuế cho biết sẽ tiếp tục đôn đốc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thực hiện đăng ký nộp thuế qua Cổng Thông tin điện tử.
Kết quả thu ngân sách do thuế của Việt Nam tính đến hết tháng 10 đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó thu từ dầu thô đạt 51.366 tỷ đồng.
Amazon ngừng cung cấp dịch vụ phim trực tuyến tại Việt Nam trong tháng 11
Logo của Amazon Prime Video tại một buổi lễ ra mắt ở Ấn Độ hồi năm 2022 (minh hoạ)
Reuters
Người xem video trực tuyến của Amazon ở Việt Nam trong tháng 11 sẽ không còn tiếp tục nhận được dịch vụ này theo thông báo mà hãng gửi ra cho người dùng qua đường email gần đây.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết, người dùng Prime Video tại Việt Nam đã nhận được thông báo về việc chấm dứt dịch vụ sau ngày 31/10. Ngoài ra, Amazon cũng thông báo rằng người dùng sử dụng tài khoản này cho Prime Gaming cũng sẽ không thể tiếp tục sử dụng.
Amazon hiện chưa đưa ra ra lời giải thích cụ thể nào về quyết định này. Tuy nhiên, có những ý kiến nhận định rằng việc Amazon ngừng dịch vụ tại Việt Nam là do hãng tuân thủ các quy định của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, Bộ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã yêu cầu các nhà mạng rà soát hoạt động hợp tác, cho thuê dịch vụ với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền xuyên biên giới, trong đó có Amazon. Amazon và Hồ Nam (Công ty Hồ Nam Happy Sunshine Interactive Entertainment Media) đã thông báo sẽ không tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam.
Hiện có sáu nhà cung cấp dịch vụ như vậy bị rà soát gồm Netflix, Apple, Amazon, Tencent, Iqiyi và Hồ Nam. Quy định của Việt Nam là các doanh nghiệp này phải có Giấy phép cung cấp dịch vụ.
Sau yêu cầu này, Amazon và Hồ Nam cho biết sẽ không tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam, trong khi Netflix mong muốn mở văn phòng, Iqiyi, Tencent và Apple cũng điều chỉnh hoạt động tại Việt Nam.
Hồi cuối tháng 9 vừa qua, Disney cũng ngừng cung cấp ba kênh truyền hình tại Đông Nam Á bao gồm cả Việt Nam.
Nguyễn Thông – Thành Bưởi và đấu tố kiểu “cải cách ruộng đất”
06/11/2023
Công an đến khám trụ sở Công ty Thành Bưởi ngày 26.10. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Điều cần khẳng định ngay từ đầu, Thành Bưởi là công ty tư nhân, một doanh nghiệp hàng đầu về giao thông, nhất là vận chuyển hành khách ở miền Nam trong vòng hơn hai chục năm trở lại đây. Nói không quá, Thành Bưởi là đại gia vận chuyển, nhiều công ty nhà nước (quốc doanh) về quy mô, hoạt động, sự phục vụ hành khách, việc đáp ứng nhu cầu của cuộc sống v.v… phải xách dép cho nó.
Hồi những năm thập niên 10 thế kỷ 21 này, khi Phương Trang, Thuận Thảo, Cúc Tùng, Cúc Tư… còn khiêm tốn, thậm chí chưa là gì, thì cái tên Thành Bưởi đã nổi như cồn. Những người thường xuyên đi lại tuyến Sài Gòn – Đà Lạt chắc có nhiều kỷ niệm khó quên với Thành Bưởi, bởi nếu không có nó thì những nhà xe lặt vặt cả công lẫn tư sẽ hành mình không biết đến bao giờ.
Khá nhiều tờ báo in có tòa soạn tại Sài Gòn, muốn phát hành sớm, tới tay bạn đọc kịp giờ ăn sáng, uống cà phê ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã được Thành Bưởi hợp đồng, giúp đỡ nhiệt tình vận chuyển. Chỉ có điều, sau khi báo đã đủ lông đủ cánh, in tại chỗ không cần lụy Thành Bưởi nữa, không xin được quảng cáo nữa, lúc “bạn Bưởi” bị nạn thì quay ngoắt, bới lông tìm vết, đánh Thành Bưởi tới tấp, chẳng hạn thống kê trong một tháng có bao nhiêu vụ chạy quá tốc độ.
Sống trả ơn mới khó, chứ vô ơn thì dễ lắm. Ông bạn tôi cười bảo, muốn được báo lờ đi, hoặc lên tiếng bảo vệ, cứ phải nuôi quảng cáo, nhất là trên báo tết, báo xuân.
Hôm qua 4.11, tại cuộc họp báo chính phủ thường kỳ, ông Xô phát ngôn bộ công an và ông thứ trưởng Nguyễn Đức Chi bộ Tài chính, người thì nói công ty Thành Bưởi có dấu hiệu trốn thuế, nặng nhất là “trả tiền cho người lao động nhiều hơn so với khai báo nộp thuế”, người thì hé lộ đã có nhiều tố giác tội phạm liên quan tới Thành Bưởi (cứ chung chung vậy thôi, còn tội gì thì có lẽ công an chưa thể công bố được). Quyền trong tay nhà chức trách, nói gì làm gì mà chả được, chỉ cần cứ đúng pháp luật.
Thành Bưởi là một doanh nghiệp, hoạt động theo pháp luật và nhu cầu của cuộc sống, phục vụ người dân theo thỏa thuận về dịch vụ, giá cả. Nó làm không tốt thì khách (dân chúng) sẽ tẩy chay nó, chẳng hạn vé đắt hơn, dịch vụ dở hơn hãng khác, thì ai mà thèm đi. Nó vi phạm pháp luật thì cứ chiếu theo pháp luật mà trừng trị những vụ việc, con người cụ thể. Tài xế xài bằng giả hoặc không có bằng, lãnh đạo cố tình dùng người không đúng theo quy định, có lỗi rõ ràng, gây ra hậu quả nghiêm trọng (chết người, thiệt hại vật chất…) thì cứ khởi tố, truy tố, xét xử, kết án. Không thể vơ đũa cả nắm, xử theo kiểu tước giấy phép, bắt ngưng hoạt động, đóng cửa một doanh nghiệp, dù là một ngày hay một tháng, nói chi ba tháng.
Các nhà chức việc, quan quyền, phát ngôn, các cơ quan báo chí ăn theo không phải không biết đằng sau những cái gọi là “vi phạm” ấy có cả nghìn người lao động chân chính sống nhờ vào công ăn việc làm ổn định ở Thành Bưởi (thậm chí được trả công cao hơn so với hợp đồng như chính ông thứ trưởng Chi kết luận). Rất nhiều gia đình, người thân của họ (cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái) trông chờ vào nguồn thu nhập từ Thành Bưởi, và không thể tính đếm được những người dân có nhu cầu đi lại trên những tuyến đường mà Thành Bưởi đã hoạt động, chuyên chở lâu nay. Tước giấy phép hoạt động của Thành Bưởi ba tháng, đâu chỉ liên quan tới một mình cái tên Thành Bưởi.
Thành Bưởi, nếu vi phạm pháp luật, thì cũng như nhiều doanh nghiệp sai phạm khác, như FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, Tân Hiệp Phát… đương sự nào phạm tội, cứ chiếu theo luật mà xử lý. Bắt giam Trịnh Văn Quyết không có nghĩa đòi phải đóng cửa FLC, Bamboo, truy diệt tới cùng doanh nghiệp, đẩy hàng nghìn hàng vạn lao công ra đường. Máy bay của Bamboo vẫn được bay, tại sao lại buộc mấy trăm chiếc xe khách hiện đại của Thành Bưởi trùm mền 3 tháng, trong khi người dân đi lại còn khó khăn vất vả. Cực kỳ lãng phí.
Và cũng nên biết rằng khi những chiếc xe khách của Thành Bưởi hoạt động, số lượng nhiều thêm, thì nhà sản xuất ô tô nội địa, như Trường Hải-Thaco (mà Thành Bưởi là khách hàng sộp) càng có đà phát triển. Ngồi xe, nằm xe Thành Bưởi mobihome, mới biết Thaco tầm cỡ đỉnh thế nào. Người Việt Nam dùng hàng xịn Việt Nam chính là đây chứ đâu. Rồi bao chuyên ngành, lĩnh vực, dịch vụ khác nữa cùng hoạt động và tồn tại trong mối liên kết sống còn, chứ đâu phải chỉ tác động riêng cái nhà xe “trốn thuế” và “bị tố cáo”.
Tôi chỉ là đứa dân thường, chả dám dạy khôn ai, chỉ khuyên rằng, làm điều gì, dù là thực thi pháp luật, hãy nghĩ đến dân. Trong vụ này, đó là người lao động ở Thành Bưởi, và nhất là hành khách cần đi xe. Tôi chả nợ một xu của Thành Bưởi, nhưng là người đã từng nhiều lần mua vé, đi xe của “nó”, được nó phục vụ, tôn trọng như mọi người, thấy bất bình thì nói thôi.
Chấn chỉnh Thành Bưởi là việc cần thiết, để không còn xảy ra những vụ tai nạn giao thông, những gian dối, vi phạm như vừa rồi. Và không chỉ hãng xe này, các hãng khác cũng cần bị “soi” vậy. Ai dám cam đoan các hãng xe khác không vi phạm, có khi chỉ chưa lộ ra thôi.
Đừng bắt dân mới được dễ thở một chút, lại phải quay trở về cuộc sống ngột ngạt như thời bao cấp; doanh nghiệp mới khấm khá một chút lại chịu cảnh tanh bành bởi điều này luật nọ.
Có quyền thì có luật, nói gì làm gì cũng bắt người khác phải theo. Thời cải cách ruộng đất thập niên 1950, mỗi lời của “đội”, của các ông Trường Chinh, Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương… không ai dám chê là sai, na ná như lời ông Xô, ông Chi hôm qua vậy. Chỉ có điều, đã hơn nửa thế kỷ rồi, các vị nay đừng dẫm vào vết đấu tố, gây bao nhiêu hệ lụy, bắt dân phải gánh chịu như thời man rợ nữa.
Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam
06/11/2023
Sản phẩm từ nhôm (minh họa)
Báo Công Thương/Cục Phòng vệ Thương mại
Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào ngày 24/10 chính thức khởi xướng việc điều tra chống bán phá giá với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam. Bộ Công thương đưa tin này hôm 4/11.
Nguyên đơn là Liên minh nhôm, thép, giấy và lâm nghiệp, cao su, công nghiệp, năng lượng, liên đoàn lao động công nghiệp và dịch vụ Hoa Kỳ.
Phía nguyên đơn nêu tên khoảng 14 công ty Việt Nam, theo báo Công Thương.
Báo Công thương cho biết, theo nguyên đơn, căn cứ số liệu của Hải quan Hoa Kỳ, trong năm 2022, Việt Nam chiếm khoảng 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia vào Hoa Kỳ, đứng thứ tư trong số các quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Hoa Kỳ, sau Mexico, Colombia, Trung Quốc (chiếm tỷ lệ lần lượt là 12,9%, 10,2% và 9,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia vào Hoa Kỳ trong năm 2022).
Theo Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương, do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế do cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm (Indonesia nằm trong danh sách các nước thay thế mới nhất do DOC ban hành cho Việt Nam).
Việt Nam hiện đang cố gắng thuyết phục Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường để tránh những bất lợi bao gồm các vụ kiện về chống trợ cấp, chống bán phá giá.
Tuy nhiên, một số chuyên gia được RFA phỏng vấn nhận định Việt Nam khó đạt chuẩn để được công nhận là nền kinh thế thị trường do tiền tệ chưa thể chuyển đổi tự do, người lao động không được thương lượng về mức lương với người sử dụng lao động, Chính phủ còn can quan thiệp quá sâu vào các hoạt động kinh tế.
Nguyên phó khoa Đại học Cảnh sát Nhân dân bị khởi tố vì mua dâm bé gái 15 tuổi
05/11/2023
Đại học Cảnh sát Nhân dân
Đại học Cảnh sát Nhân dân
Một nguyên Phó khoa thuộc Đại học Sảnh sát Nhân dân vừa bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc “Mua dâm người dưới 18 tuổi”. Truyền thông Nhà nước hôm 4/11 cho biết thông tin này từ nguồn tin của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an TPHCM).
Người bị bắt giam là ông P.V.H. (47 tuổi), ngụ tại TP. Thủ Đức. Ông này cũng bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân vào ngày 1/11. Trước khi bị bắt ông này mang cấp hàm thượng tá.
Theo truyền thông Nhà nước, ông P. thừa nhận đã có hành vi mua bán dâm với một bé gái 15 tuổi.
Báo Nhà nước cho biết vụ án vẫn đang được mở rộng điều tra.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết tội mua dâm người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu án tù từ ba đến bảy năm; với các trường hợp phạm tội hai lần trở lên thì bị phạt tù từ bảy đến 15 năm. Ngoài ra còn có hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng.
Phú Thọ: Cựu phó giám đốc trung tâm xét nghiệm lĩnh án tù tám năm vì nhận hối lộ hai tỷ đồng từ Việt Á
05/11/2023
Ông Trần Gia Phú tại phiên toà
Tiền Phong
Một cựu phó giám đốc Trung tâm xét nghiệm ở tỉnh Phú Thọ vừa bị Toá án Nhân dân tỉnh này kết án tù tám năm về tội “Nhận hội lộ”. Truyền thông Nhà nước hôm 4/11 cho biết.
Người bị kết án là ông Trần Gia Phú (sinh năm 1977), là cựu Phó Giám đốc Trung tâm xét nghiệm – Trưởng đơn vị vi sinh Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Ngoài án tù, ông Phú còn bị phạt bổ sung 40 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt.
Theo bản án sơ thẩm, trong năm 2020 – 2021, Trần Gia Phú được lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, giao nhiệm vụ lập dự trù, tìm kiếm nhà cung cấp kit test COVID-19. Ông Phú bị cáo buộc đã trao đổi, thoả thuận về “phần trăm” ngoài hợp đồng với nhân viên của Công ty Việt Á, và cung cấp thông tin của công ty này cho Sở Y tế Phú Thọ.
Sở Y tế Phú Thọ đã ký tám hợp đồng kinh tế mua các bộ xét nghiệm COVID-19 và vật tư tiêu hao của Công ty Việt Á theo hình thức chỉ định thầu rút gọn trong trường hợp cấp bách.
Ông Phú bị cơ quan tố tụng xác định đã hưởng lợi bất chính hơn 2,1 tỷ đồng từ Việt Á.
Vụ Công ty Việt Á chế tạo và bán các bộ xét nghiệm COVID-19 với giá cao và “lại quả” 800 tỷ đồng cho các đối tác được xác định là vụ án nghiêm trọng có liên quan đến nhiều các quan chức từ Chính phủ và ở địa phương.
Theo thông tin từ Ban Nội chính Trung ương, tính đến tháng 8 năm nay đã có 33 vụ án liên quan đến Việt Á bị khởi tố với hơn 111 bị can với sáu tội danh. Một số vụ đã được đưa ra xét xử ở địa phương.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang thúc đẩy tiến hành xét xử vụ án này trong năm nay.
Chuyện Việt Nam Thứ Sáu 27/10/2023: *Ls Võ An Đôn đến Hoa Kỳ định cư *Sài Gòn có đường ngập nửa năm! *Thiếu thuốc, vật dụng y tế, bệnh nhân đành ‘chết’ *Hà Nội: hơn 1.000 căn nhà xây sai phép *61 người Việt được giải cứu khỏi lừa đảo ở Myanmar *Bắc Giang cháy lớn tại Khu công nghiệp *Sơn La: Nữ nhân viên bếp bỏ thuốc sâu vào thức ăn học sinh *Đà Nẵng: Cháy lớn cơ sở sản xuất nước yến …
Quê Hương tổng hợp
Luật sư Võ An Đôn và gia đình đến Hoa Kỳ để định cư
RFA – 27/10/2023
Gia đình luật sư Võ An Đôn ở sân bay Dulles (Hoa Kỳ) trưa 26/10/2023
Facebook Đôn An Võ
Thời sự Thứ Năm 26/10/2023: *Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ *Mỹ cấm Nvidia bán bán dẫn AI cho TQ *TĐ Gavin Newsom gặp Tập Cận Bình *Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu bị TQ tấn công *Con tin 85 tuổi nói về mạng lưới đường hầm như ‘mạng nhện’ của Hamas
Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ
26/10/2023
Dân biểu Cộng hòa Mike Johnson, một người bảo thủ có ít kinh nghiệm lãnh đạo, được bầu làm chủ tịch Hạ viện Mỹ vào ngày 25/10/2023.
Thế giới hôm nay: 18/10/2023 (Economist) – Joe Biden đến Trung Đông *Trung Quốc trước áp lực giảm phát *Lavrov thăm Triều Tiên *Jim Jordan thất bại chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ
Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy
Bộ y tế Gaza, do Hamas điều hành, cho biết có ít nhất 500 người thiệt mạng sau khi Israel không kích một bệnh viện ở Thành phố Gaza, nơi dân thường Palestine đang được điều trị hoặc trú ẩn. Lực lượng Phòng vệ Israel phủ nhận trách nhiệm và nói đây là tên lửa của nhóm Jihad Hồi giáo Palestine. Mahmoud Abbas, tổng thống của Chính quyền Palestine ở Bờ Tây, tuyên bố để tang ba ngày.
Thời sự Thứ Sáu 13/10/2023: *Mỹ và Qatar phong tỏa 6 tỷ đô la của Iran *Israel nói giết Muhammad Abu Shamla *Hamas kêu gọi ‘Thánh chiến’ thứ Sáu 13 *TT Zelensky: Avdiivka vẫn trụ vững *LHQ: Israel ra lệnh sơ tán 1,1 triệu người trong 24 giờ *Ẩn danh mua 250 vé máy bay cho quân dự bị Israel *Mỹ tạm ngừng công cụ AI *Dân Gaza sẽ chạy đi đâu? *TQ kỷ niệm 10 năm sáng kiến Vành đai Con đường
Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ và Qatar sẵn sàng phong tỏa 6 tỷ đô la của Iran
Minh Anh /RFI – 13/10/2023
Giới chức Mỹ và Qatar dường như đồng tình ngăn cản Iran tiếp cận khoản tiền 6 tỷ đô la của Iran dành cho hỗ trợ nhân đạo. Đây là những nguồn quỹ của Iran bị Washington phong tỏa nhưng gần đây đã được trao lại và chuyển giao vào tài khoản của Qatar.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trong cuộc họp báo tại Tel Aviv, Israel, ngày 12/10/2023. via REUTERS – POOL
AFP trích dẫn nguồn tin từ Washington Post nêu rõ chính trợ lý bộ trưởng Tài Chính, Wally Adeyemo, là người đã thông báo với các dân biểu đảng Dân Chủ ở Hạ Viện Mỹ về thỏa thuận này giữa Mỹ và Qatar. Tuy nhiên, bị AFP chất vấn, bộ Tài Chính Mỹ đã không đưa ra bình luận gì.
Có mặt tại Tel Aviv hôm thứ Năm 12/10/2023, ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken trả lời giới báo chí, nhắc lại Hoa Kỳ vẫn « kiểm soát chặt chẽ nguồn quỹ này » và Hoa Kỳ « vẫn bảo lưu quyền phong tỏa chúng ».
Tại Mỹ, trong cuộc họp báo, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, John Kirby, khẳng định « mỗi một xu của số tiền này vẫn nằm yên trong một ngân hàng ở Qatar. Chưa có một xu nào bị tiêu xài ».
Trước thông tin này, chính quyền Teheran đã có phản ứng mạnh, cho rằng Hoa Kỳ « không thể lật ngược » thỏa thuận chuyển giao thông qua Qatar 6 tỷ đô la của Iran bị phong tỏa.
AFP nhắc lại, đầu tháng 09/2023, trong khuôn khổ thỏa thuận được đúc kết với Iran về trao đổi tù nhân hồi tháng 8, Washington đã giải ngân 6 tỷ đô la nguồn quỹ của Iran bị phong tỏa tại Hàn Quốc.
Teheran, nguồn hậu thuẫn tài chính và quân sự chính yếu cho phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas, đặc biệt thu hút sự chú ý từ khi các chiến binh của lực lượng này mở cuộc tấn công đẫm máu vào lại Israel hôm 07/10, giết chết ít nhất 1.200 người, phần đông là thường dân.
ASEAN bị chia rẽ vì chiến tranh Israel – Hamas
Thanh Hà /RFI – 13/10/2023
Vì nhiều lý do khác nhau, Hiệp hội ASEAN không có cùng một tiếng nói về chiến dịch khủng bố lực lượng Hồi Giáo Hamas của người Palestine đã tiến hành hôm 07/10/2023. Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên đã nhanh chóng tìm cách hồi hương các công dân tại Israel : toán đầu tiên được giải cứu đã về đến Bangkok hôm qua 12/10/2023. Việt Nam cũng cho biết các công dân gần Dải Gaza đã được đưa về nơi an toàn.
Ngoại trưởng Thái Lan, Parnpree Bahiddha-Nukara (thứ 3 bên trái), nói chuyện với các phóng viên và những người lao động Thái Lan bị thương được sơ tán và về đến sân bay quốc tế Suvarnabhumi, tỉnh Samut Prakarn, Thái Lan, ngày 12/10/2023. AP – Sakchai Lalit
Theo các thống kê được cập nhập, xung đột ở Cận Đông đã làm 21 công dân Thái Lan thiệt mạng, chủ yếu là người lao động làm việc tại các nông trường. Chính quyền Bangkok đang tìm cách đàm phán giải cứu cho 15 con tin trong tay Hamas. Khoảng 5.000 công dân nước này trong số 30.000 xuất khẩu lao động sang Israel đang tìm cách hồi hương.
Chính vì thế, theo giới quan sát Thái Lan, ASEAN không có được một tiếng nói đồng nhất. Singapore và Việt Nam là hai quốc gia mạnh mẽ lên án tổ chức Hamas do cả hai cùng mua vũ khí của Israel. Singapore thì đã có quan hệ quân sự với Tel Aviv từ năm 1965, khi đảo quốc này tách rời khỏi Malaysia.
Còn Việt Nam thì trong thời gian gần đây đã gia tăng hợp tác quân sự với Israel để tiếp nhận thêm công nghệ quốc phòng. Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm, năm 2019, Israel là nguồn cung cấp vũ khí thứ nhì cho Việt Nam, chỉ sau Nga. Sứ quán Việt Nam tại Israel hôm 12/10/2023 cho biết một toán 15 tu nghiệp sinh về nông nghiệp ở khu vực gần Dải Gaza đã được tạm thời đưa đến nơi an toàn. Có khoảng 5.000 công dân Việt Nam sống tại Israel.
Hai thành viên khác của ASEAN là Indonesia và Malaysia, hai quốc gia Hồi Giáo, thì thiên về phía người Palestine. Jakarta và Kuala Lumpour tránh trực tiếp lên án Hamas, không sử dụng từ « khủng bố ». Cả hai cũng quy trách nhiệm cho chính sách của Israel lập các khu định cư của người Do Thái trên đất của người Palestine.
Tại Bangkok, chính quyền của thủ tướng Srettha Thavisin trong thế đi dây để hoàn tất kế hoạch hồi hương các công dân Thái Lan. Sáng sớm hôm qua, toán đầu tiên 15 người đã được đưa về nước an toàn, theo giải thích của thông tín viên Carol Isoux :
« Mệt mỏi, nhưng an tâm vì cuối cùng đã được bình yên, 15 công dân Thái hồi hương đầu tiên được gia đình và thân nhân nóng lòng chờ đợi. Những người bị thương đã được ưu tiên đưa về nước và họ không quên những người kém may mắn hơn. Một hành khách cho biết :“Đã có rất nhiều người chết thuộc các quốc gia khác nhau. Phần lớn các nạn nhân là dân Israel và Palestine. Họ đã được mai táng theo đúng phong tục bản xứ. Tôi không thể xác định là đã có bao nhiêu công dân Thái Lan, Philippines, Việt Nam hay Lào, Miến Điện thiệt mạng.
Trong số những người xấu số này, có những công nhân lao động, có cả sinh viên. Xác của họ đã được cho vào bao nhựa và đưa vào nhà xác. Không có nhiều thông tin để nhận diện những nạn nhân này, trừ phi họ mang theo trên người hộ chiếu hay một vài giấy tờ khác. Rất có thể phải xét nghiệm ADN bởi rất nhiều nạn nhân không có giấy tờ tùy thân”.
Các cuộc tấn công vừa qua cho thấy rõ hoàn cảnh ít được biết đến của người lao động Thái Lan tại Israel. Họ đến Israel để làm công việc đồng áng qua trung gian của các cơ quan tuyển dụng lao động nước ngoài với hợp đồng nhiều năm.
Hàng ngàn lao động muốn trở về Thái Lan, nhưng theo các nhân chứng trên các mạng xã hội, giới chủ không muốn họ về nước trước khi hết hạn hợp đồng.
Hiếm khi nào Thái Lan bị lôi vào vòng xoáy của các cuộc khủng hoảng trên thế giới với quy mô lớn như lần này. Đàm phán để trả tự do công nhân Thái Lan có thể đã bị bắt làm con tin là một cuộc trắc nghiệm đối với chính phủ mới tại Bangkok ».
Israel tuyên bố giết Muhammad Abu Shamla, quan chức hàng đầu của Hamas tại Gaza
Quân đội Israel IDF công bố video đợt không kích hôm Thứ Năm (12/10) của họ vào Gaza. (Ảnh chụp màn hình video)
Quân đội Israel IDF công bố video đợt không kích hôm Thứ Năm (12/10) của họ vào Gaza đánh sập căn nhà và giết chết Muhammad Abu Shamla – quan chức hải quân cấp cao của Hamas trong Lữ đoàn Rafah.
“Phi cơ của IDF đã tấn công Muhammad Abu Shamla, quan chức hải quân cấp cao của Hamas trong Lữ đoàn Rafah. Nơi ở của Abu Shamla được sử dụng để cất giữ vũ khí hải quân được thiết kế để khủng bố chống lại Nhà nước Israel,” IDF tuyên bố, Fox News đưa tin.
“Hiện tại, chúng tôi đang tập trung vào việc tiêu diệt lãnh đạo cấp cao của họ,” theo Trung tá Richard Hecht, phát ngôn viên quân đội Israel. “Không chỉ giới lãnh đạo quân sự, mà cả giới lãnh đạo chính phủ, cho đến [lãnh đạo hàng đầu của Hamas Yehiyeh] Sinwar. Họ có mối liên hệ trực tiếp với nhau.”
Trong đợt không kích hôm Thứ Năm, Quân đội Israel (tên chính thức: IDF — Lực lượng Phòng vệ Israel) loan tin rằng một cuộc tấn công của họ đã giết chết Muhammad Abu Shamla, và các cuộc tấn công khác đã đánh trúng các trung tâm chỉ huy hoạt động Nukhba được sử dụng bởi các thành viên Hamas, nơi tổ chức cuộc xâm nhập vào các cộng đồng Israel xung quanh Gaza vào Thứ Bảy tuần trước (7/10).
“Lực lượng tinh nhuệ Nukhba bao gồm những kẻ khủng bố được các thành viên cấp cao của Hamas lựa chọn, được chỉ định thực hiện các cuộc tấn công khủng bố như phục kích, đột kích, tấn công, xâm nhập qua các đường hầm khủng bố, cũng như tên lửa chống tăng, tên lửa và bắn tỉa”, IDF tuyên bố. “Lực lượng tinh nhuệ Nukhba là một trong những lực lượng hàng đầu đã xâm nhập vào Nhà nước Israel để thực hiện các hành động khủng bố giết người chống lại dân thường của nước này.”
Tờ báo cũng báo cáo và đăng video rằng trong các không kích hôm Thứ Tư, Israel đã giết chết chỉ huy Jihad Hồi giáo Palestine Moussa Naseer tại nhà riêng của ông ở thành phố phía Bắc Beit Lahia, theo các phương tiện truyền thông liên kết với Lữ đoàn Al-Quds, cánh vũ trang của nhóm.
Đợt tấn công của Hamas hôm Thứ Bảy tuần trước đã mở màn cho giao tranh Israel-Hamas. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố tình trạng chiến tranh, thề sẽ “đè bẹp và tiêu diệt” Hamas.
Công bố trên truyền hình, ông Netanyahu cho hay Israel đã thành lập “nội các chiến tranh” mới hôm Thứ Tư — một chính phủ thời chiến, liên minh giữa phe của ông Netanyahu với những phe đối lập với ông.
Israel đã huy động hàng trăm ngàn quân dự bị để chuẩn bị cho một cuộc tấn công trên bộ vào Gaza. Hôm Thứ Năm, người phát ngôn quân đội, trung tá Hecht nói rằng chưa có quyết định nào được đưa ra về một cuộc tấn công trên bộ “nhưng chúng tôi đang chuẩn bị cho việc đó.”
Chiến tranh xảy ra khi Israel chuẩn bị đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Ả Rập Saudi, quốc gia Ả Rập giàu có nhất. Trong khi đó, Ả Rập Saudi mới khôi phục quan hệ với đối thủ trong khu vực là Iran, được Hamas hậu thuẫn, chỉ vài tháng trước. Cuộc tấn công hôm Thứ Bảy được cho là đã lên kế hoạch từ lâu, có thể tới 2 năm bởi Hamas.
Chính phủ Mỹ của Tổng thống Joe Biden bật đèn xanh, ủng hộ hoàn toàn Israel và cực lực lên án quân Hamas khủng bố. Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong các dịp khác nhau, đều khẳng định Mỹ sát cánh cùng Israel, và viện trợ cho Israel những gì cần thiết cho chiến tranh.
Theo tờ báo, tính đến nay, không đầy một tuần, hai phe đã có hơn 2.400 người chết, rất nhiều là dân thường. Chiến tranh vẫn có dấu hiệu tiếp tục leo thang. Dải Gaza, nơi sinh sống của 2,3 triệu người Palestine đang bị đối mặt với phong tỏa toàn diện, và cảnh các đường phố và trung tâm đang bị biến thành gạch vụn.
Liên Hợp Quốc và một số lãnh đạo khác kêu gọi các bên tham chiến hãy kiềm chế, không làm ảnh hưởng tới người dân thường. LHQ nói có thể sẽ tìm cách điều tra tội ác chiến tranh đối với cả 2 phe tham chiến.
Nhật Tân
Hội Hồng Thập tự cố gắng ‘đàm phán’ với Hamas và Israel về việc thả con tin
Liên Thành
Theo các quan chức Israel, khoảng 150 người đã bị Hamas bắt giữ trong cuộc tấn công hôm thứ Bảy. (Ảnh: AA).
Để trả đũa cuộc tấn công hôm thứ Bảy, Israel đã không ngừng tấn công Gaza và áp đặt một cuộc bao vây toàn diện.
Đáp trả lại hành động leo thang, Hamas tuyên bố rằng, 4 trong số những người bị bắt đã bị chết vì các cuộc tấn công của Israel. Và họ sẽ tiếp tục giết những người khác nếu vẫn còn các mục tiêu dân sự bị ném bom mà không được báo trước.
Cùng với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia trung gian hoà giải khác, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đang liên lạc với Hamas và Israel để cố gắng đàm phán về việc thả các con tin bị đem vào Gaza.
Như tin đã đưa, có Ít nhất 150 người Israel và người nước ngoài – bao gồm binh lính, dân thường, trẻ em và phụ nữ đã bị bắt làm con tin ở Gaza sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas hôm thứ Bảy vào Israel.
Fabrizio Carboni, giám đốc khu vực Cận và Trung Đông của ICRC, cho biết trong một tuyên bố rằng, “Là một bên trung gian trung lập, Tổ chức Hội chữ thập đỏ chúng tôi sẵn sàng tiến hành các chuyến thăm nhân đạo; tạo điều kiện liên lạc giữa con tin và các thành viên trong gia đình; và tạo điều kiện thuận lợi cho bất kỳ sự phóng thích nào có thể xảy ra”.
Ông này cũng nói thêm rằng, việc bắt giữ con tin bị cấm theo luật nhân đạo quốc tế và bất kỳ ai bị bắt giữ đều nên được thả ngay lập tức. Và “cả hai bên cần giảm bớt nỗi đau khổ của dân thường”.
Theo ông Carboni : “Sự đau khổ của con người do việc leo thang này gây ra thật ghê tởm”.
Thành viên sáng lập Hamas kêu gọi ‘Thánh chiến’ thứ Sáu ngày 13 chống lại Israel
Liên Thành
Cựu thủ lĩnh Khaled Meshaal.
Sáng lập viên lực lượng khủng bố Hamas và cựu thủ lĩnh Khaled Meshaal đã kêu gọi các cuộc biểu tình nổ ra khắp thế giới Hồi giáo vào thứ Sáu, ngày 13 tháng 10 để ủng hộ người Palestine.
Khaled Meshaal đồng thời cũng kêu gọi người dân các nước láng giềng tham gia cuộc chiến chống lại Israel .
Meshaal, người hiện đứng đầu văn phòng cộng đồng người Do Thái của Hamas và lãnh đạo Hamas từ năm 2014-2017 cho biết trong một tuyên bố được ghi âm gửi tới hãng tin Reuters rằng:
“[Chúng ta phải] tiến đến các quảng trường và đường phố của thế giới Ả Rập và Hồi giáo vào thứ Sáu”.
Meshaal nói thêm: “Đối với tất cả các học giả dạy thánh chiến… đối với tất cả những người dạy và cả những người học, đây là thời điểm để áp dụng các lý thuyết”.
Meshaal hiện đang ở tại Qatar lên tiếng cho rằng, chính phủ và người dân Jordan, Syria, Lebanon và Ai Cập những quốc gia có nhiều người tị nạn Palestine, nên có nhiệm vụ hỗ trợ người Palestine.
Meshaal nói: “Các bộ lạc Jordan, những người con của Jordan, những người anh chị em của Jordan… Đây là khoảnh khắc của sự thật và biên giới đã gần kề với các bạn, tất cả các bạn đều biết trách nhiệm của mình”.
Khaled Meshaal được biết đã sống lưu vong kể từ năm 2012, khi ông bị Bashar Al Assad buộc phải rời khỏi Syria. Và người kế nhiệm hiện tại là Ismail Haniyeh.
Tổng thống Zelensky khẳng định Avdiivka vẫn trụ vững
Liên Thành
Khói bốc lên từ khu vực theo hướng Avdiivka (Ảnh: REUTERS/Alexander Ermochenko).
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hôm qua cho biết quân đội Ukraina vẫn giữ vững vị trí của họ ở thị trấn Avdiivka, nơi đang xảy ra giao tranh ác liệt với lực lượng Nga trong tuần này.
Các quan chức Ukraina cho biết, lực lượng Nga đã chuyển hướng một số lượng lớn quân đội và thiết bị tới Avdiivka sau nhiều tháng bao vây nơi này, và đồng thời mở một đợt tấn công lớn nhất vào thị trấn này kể từ khi phát động cuộc chiến.
Các báo cáo của phía Nga cũng cho biết giao tranh đã gia tăng xung quanh Avdiivka.
Vitaliy Barabash, người đứng đầu chính quyền thị trấn Avdiivka đã mô tả cuộc tấn công của Nga, là “hành động tấn công quy mô lớn nhất trong khu vực của họ kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.”
Tổng thống Zelenskiy viết trên Telegram rằng, họ vẫn đang giữ vững Avdiivka, và bằng chính lòng dũng cảm và sự đoàn kết, Ukraine sẽ là người nắm quyền kết thúc cuộc chiến này.
LHQ: Israel ra lệnh sơ tán 1,1 triệu người khỏi Bắc Gaza trong 24 giờ
Phát ngôn viên của IDF xác nhận IDF đã gửi đi thông báo cho người dân phía Bắc Gaza hãy rời đi qua sông về phía nam, và nói rằng IDF làm việc tuân thủ theo luật pháp quốc tế, chứ không như Hamas; trong xác nhận không nói rõ thời hạn phải di dời. (Ảnh lấy từ video thông báo của IDF)
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Bắc Dải Gaza phải di dời đi, chuyển về phía Nam, miêu tả đó là “một bước đi nhân đạo” và phù hợp với luật pháp quốc tế. LHQ gọi yêu cầu di rời trong 24 giờ là mệnh lệnh bất khả thi, có thể gây ra “hậu quả nhân đạo tàn khốc” đối với số khoảng 1,1 triệu người ở đó.
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc và Bộ An toàn và An ninh ở Gaza (OCHA oPt) đã được thông báo ngay trước nửa đêm theo giờ địa phương rằng “toàn bộ người dân Gaza ở phía Bắc Wadi Gaza sẽ phải di dời đến miền Nam Gaza trong vòng 24 giờ tới,” phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric nói trong một tuyên bố với nhiều cơ quan truyền thông vào sáng Thứ Sáu 13/10.
Quan chức Liên Hợp Quốc nhấn mạnh rằng “không thể nào có được một sự di dời như vậy diễn ra mà không gây ra hậu quả nhân đạo tàn khốc.”
“Con số này lên tới khoảng 1,1 triệu người. Lệnh tương tự áp dụng cho tất cả nhân viên Liên Hợp Quốc và những người được tạm trú trong các cơ sở của Liên Hợp Quốc – bao gồm trường học, trung tâm y tế và phòng khám,” người phát ngôn cho biết.
“Liên Hợp Quốc mạnh mẽ kêu gọi hủy bỏ bất kỳ lệnh nào như vậy, nếu được xác nhận, để tránh điều gì có thể biến những gì vốn đã là một thảm kịch thành một tình huống tai họa,” ông Dujarric nói.
Quân đội Israel (IDF — Lực lượng Phòng vệ Israel) sau đó đã xác nhận qua mạng xã hội X (Twitter) rằng họ đã ban hành lệnh sơ tán ấy, gọi đây là “bước đi nhân đạo”.
Nhưng trong xác nhận này không có chỗ nào nói đến thời hạn phải di dời là trong bao lâu, và chỉ thừa nhận sẽ mất “một thời gian”.
“IDF kêu gọi tất cả cư dân của Thành phố Gaza sơ tán khỏi nhà, di chuyển về phía Nam để được bảo vệ và định cư ở khu vực phía Nam sông Gaza,” và “Việc sơ tán này là vì sự an toàn cá nhân của bạn. Các bạn chỉ có thể quay lại thành phố Gaza sau khi có thông báo xác nhận điều này.”
IDF tuyên bố sẽ “tiếp tục hoạt động đáng kể ở thành phố Gaza trong những ngày tới” và kêu gọi dân thường “tránh xa những kẻ khủng bố Hamas, những kẻ sử dụng bạn làm lá chắn sống.”
Tính đến tối Thứ Năm, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa trong bối cảnh các cuộc không kích đang diễn ra của Israel đã tăng lên khoảng 423.378 người, tương đương khoảng 21% toàn bộ dân số của Dải Gaza, theo bản cập nhật nhanh mới nhất của OCHA.
Khoảng 2/3 số người di tản trong nước đang trú ẩn trong các trường học do Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc dành cho Người tị nạn Palestine (UNRWA) điều hành.
Nhật Tân (theo RT)
Người đàn ông Do Thái ẩn danh mua 250 vé máy bay cho quân dự bị Isreal
Thanh niên Israel ở sân bay Paris chuẩn bị trở về nước chiến đấu với Hamas. (Ảnh chụp màn hình video)
Sau khi Hamas bất ngờ tấn công Israel vào cuối tuần qua (7/10), nhiều người Israel đang ở nước ngoài đã nhận được thông báo triệu tập quân dự bị, chuẩn bị cho chiến tranh với Hamas. Những người Do Thái ở nước ngoài đã tích cực tài trợ mua vé máy bay cho quân dự bị Israel trở về nước.
Avi Meyer, tổng biên tập tờ The Jerusalem Post của Israel, viết trên mạng xã hội X (Twitter) rằng: “Tôi vừa đọc tài khoản của một thành viên phi hành đoàn El Al. Một người đàn ông Do Thái chính thống, không muốn nêu tên, đứng lặng lẽ gần quầy El Al ở sân bay JFK New York ngày hôm qua. Bất kỳ ai trình ra thông báo triệu tập, thì đều sẽ nhận được một vé (đến Israel). Người này đã trả cho 250 vé.”
Tờ New York Post đưa tin, Ofri Rimoni – người phát ngôn của hãng hàng không quốc gia Israel El Al – kể rằng sau khi biết về việc hỗ trợ nhiều cho quân dự bị Israel, họ đã liên hệ với một nhân viên tại sân bay Kennedy để hỏi thông tin chi tiết. Được biết, một người đàn ông Do Thái đã trả tiền vận chuyển thiết bị quân sự cho quân dự bị, và một người đàn ông khác đã dùng thẻ tín dụng để mua vé máy bay cho nhiều quân nhân dự bị phải đến Israel.
Cô Rimoni cho biết, về mặt pháp lý, các hãng hàng không bị cấm nhận bất kỳ khoản quyên góp nào thay mặt cho quân dự bị, vì vậy nhiều người đã đến quầy tại sân bay JFK ở New York và yêu cầu mua vé cho quân dự bị Israel. Cô nói rằng thật là một trải nghiệm “tuyệt vời” khi thấy người Mỹ có mặt tại sân bay để giúp người Israel mua vé máy bay.
Trong khi hầu hết các hãng hàng không lớn trên thế giới đã hủy các chuyến bay đến Israel kể từ khi Hamas phát động cuộc tấn công quy mô lớn, thì El Al và các hãng hàng không khác của Israel lại tăng cường các chuyến bay vận chuyển quân dự bị đến Israel.
Vào ngày 9/10, quan chức quốc phòng Israel thông báo rằng Israel tuyển mộ 300.000 quân dự bị.
Tờ Haaretz của Israel hôm 9/10 đưa tin, hàng ngàn người Israel nhận được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quân dự bị khẩn cấp khi đi du lịch nước ngoài, đang khẩn trương tìm vé máy bay trở về Tel Aviv.
Do tình hình an ninh ở Israel, nhiều hãng hàng không quốc tế đã hủy các chuyến bay đến Israel. Vì vậy, trong hoàn cảnh hiện tại, El Al Israel Airlines, hãng hàng không quốc gia của Israel, đã trở thành lựa chọn duy nhất để những người Israel ở nước ngoài này trở về nước. Tuy nhiên, El Al vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng đột biến bằng cách tăng số lượng chuyến bay quốc tế.
Các chuyến bay của El Al ưu tiên hành khách mang theo tài liệu tzav shmoneh, đây là một thuật ngữ dùng để thông báo triệu tập khẩn cấp tới quân dự bị trong thời chiến và các hoạt động quân sự đặc biệt.
Những người khác hy vọng có thể kết nối với nhân viên El Al để giúp họ đặt chuyến bay khởi hành trong vài giờ tới.
Nhiều quân nhân dự bị của Israel đã được huy động thông qua các nhóm WhatsApp trên mạng xã hội, các chuyến bay thuê bao được tổ chức để họ tham gia cùng quân đội được điều động chiến đấu trong và xung quanh Dải Gaza, cũng như cung cấp quân tiếp viện ở các khu vực khác.
Đông Thần Vũ, Vision Times
Lực lượng không gian Mỹ tạm ngừng việc sử dụng công cụ AI
(Ảnh minh họa: VesnaArt/Shutterstock)
Lực lượng Không gian Mỹ (USSF) đã tuyên bố tạm ngừng việc sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) tổng hợp dựa trên web, như ChatGPT, đối với quân nhân và nhân viên thuộc lực lượng do lo ngại về bảo mật dữ liệu, theo hãng tin Reuters.
Động thái trên được đưa ra nhằm thực thi một chỉ thị ngày 29/9, trong đó USSF cấm quân nhân và nhân viên phục vụ trong lực lượng sử dụng các công cụ AI, trong đó có các mô hình ngôn ngữ lớn trên máy tính của chính phủ, trừ khi có sự cho phép chính thức của Giám đốc Văn phòng đổi mới và công nghệ thuộc USSF. Lệnh cấm này chỉ mang tính tạm thời.
Việc sử dụng AI tạo sinh đã bùng nổ trong năm qua và các sản phẩm ngày càng phát triển như ChatGPT của OpenAI có thể nhanh chóng tạo ra nội dung như văn bản, hình ảnh hoặc video trên máy tính từ lời nhắc đơn giản.
Giám đốc đổi mới và công nghệ của USSF, bà Lisa Costa khẳng định công nghệ này chắc chắn sẽ cách mạng hóa và nâng cao khả năng tác chiến nhanh của USSF. Bà cũng cho biết Văn phòng đổi mới và công nghệ của USSF đã thành lập đội đặc nhiệm AI tạo sinh cùng với các văn phòng khác của Bộ Quốc phòng để nghiên cứu sử dụng công nghệ này một cách “có trách nhiệm và có chiến lược”. Trong tháng 11 tới, USSF sẽ ban hành hướng dẫn thêm về việc sử dụng AI tạo sinh.
Người phát ngôn Không quân Mỹ Tanya Downsworth cho biết rằng lệnh cấm tạm thời này nhằm bảo vệ dữ liệu của USSF và quân nhân, nhân viên trong lực lượng. Được biết, USSF ra đời ngày 20/12/2019, hoạt động dưới sự điều phối của Không quân Mỹ.
Phan Anh
Người dân Gaza sẽ chạy đi đâu?
Tối 7/10, ngày đầu tiên Hamas tấn công Israel, thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã cảnh báo người dân Gaza “hãy rời đi ngay vì chúng tôi sẽ hành động quyết liệt ở mọi nơi.”
Trong cùng hôm đó Israel bắt đầu không kích vào Gaza, dải đất do Hamas quản lý. Nhiều người trong số 2 triệu dân Gaza rõ ràng muốn nghe theo lời khuyên của ông Netanyahu và chạy trốn, nhưng không rõ họ có thể đi đâu. Israel sẽ không cho họ vào, trong khi một số báo cáo khác cho thấy Ai Cập đã đóng cửa biên giới. Chính phủ Ai Cập nói cửa khẩu biên giới Rafah không hoạt động vì tên lửa của Israel đã tấn công nó nhiều lần.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi có thể muốn chặn dòng người di cư từ Gaza, nhất là khi kinh tế Ai Cập chìm trong khó khăn. Nước này gần đây đã tiếp nhận hơn 100.000 người tị nạn từ cuộc nội chiến ở Sudan. Cho đến nay, Ai Cập dường như không muốn trở thành nơi trú ẩn cho người dân Gaza.
Uỷ viên đối ngoại EU thăm Trung Quốc
Josep Borrell, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, sẽ tới Trung Quốc vào thứ Sáu để bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại khiến quan hệ hai chiều trở nên căng thẳng. Trong chuyến thăm ba ngày của mình, ông Borrell sẽ phải thực hiện một chương trình nghị sự dày đặc, từ nhân quyền và các thỏa thuận kinh tế đến Ukraine và bây giờ là Trung Đông.
EU muốn “giảm thiểu rủi ro” cho nền kinh tế của mình bằng cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc; khối đang xem xét liệu xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc có cạnh tranh không lành mạnh với sản phẩm EU hay không. Họ cũng muốn thuyết phục Trung Quốc ngừng ủng hộ Nga trong cuộc xâm lược Ukraine. Bên cạnh đó còn có cuộc tấn công khủng bố ở Israel: Hamas đã bị lên án mạnh mẽ trên khắp châu Âu, nhưng không phải ở Trung Quốc. Áp lực từ quê nhà buộc ông Borrell tố cáo hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc sẽ chỉ làm tăng thêm bầu không khí ngột ngạt.
Putin công du nước ngoài lần đầu sau khi bị truy tố
Vladimir Putin đang ở Kyrgyzstan cho chuyến công du nước ngoài chính thức đầu tiên của ông kể từ khi bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) truy tố về tội ác chiến tranh hồi tháng 3. Vào thứ Sáu, ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Các Quốc gia Độc lập CIS, một nhóm bao gồm 10 quốc gia Liên Xô cũ do Nga đứng đầu.
CIS được cho là thể hiện ảnh hưởng khu vực của Nga. Nhưng ảnh hưởng của Điện Kremlin đối với một số thành viên đang suy yếu đi. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan sẽ vắng mặt khi nước ông quay cuồng vì cuộc tấn công của Azerbaijan vào Nagorno-Karabakh hồi tháng trước khiến hơn 100.000 người dân tộc Armenia phải tháo chạy. Dù cam kết đảm bảo an ninh khu vực, Nga, đối tác an ninh truyền thống của Armenia, đã không ngăn được cuộc tấn công. Đây có thể là động thái trừng phạt của Nga vì Armenia tỏ ra muốn xoay trục về phương tây, nhưng có lẽ sẽ chỉ khiến Armenia nhanh chóng rời xa Nga. Tuần trước, quốc hội Armenia đã bỏ phiếu gia nhập ICC, buộc nước này phải bắt giữ ông Putin nếu ông đến thăm.
Tháng 9 năm nay là tháng nóng nhất trong nhiều năm qua
Mỗi tháng có ba bộ dữ liệu giúp cung cấp một cái nhìn nhanh về nhiệt độ toàn cầu. Dữ liệu tháng 9 này đặc biệt được quan tâm. Báo cáo đầu tiên, được công bố vào tuần trước bởi Copernicus, chương trình quan sát Trái đất của EU, cho thấy trung bình nhiệt độ không khí bề mặt hàng tháng là 16,38°C – cao hơn gần 1°C so với mức trung bình 30 năm qua và cao hơn 0,5°C so với kỷ lục tháng 9 trước đó. Nhà khoa học khí hậu Zeke Hausfathe đã gọi những hiện tượng bất thường như vậy là “hoàn toàn đáng kinh ngạc.”
Vào thứ Năm Berkeley Earth, một nhóm nghiên cứu của Mỹ, đã xác nhận phân tích của ông. Họ phát hiện ra tháng 9 là tháng nóng nhất kể từ năm 1850. Trong khi đó, chuỗi dữ liệu thứ ba, từ Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard của NASA, sẽ được công bố vào thứ Sáu và dự kiến sẽ cho thấy nhiều điều tương tự. Thời tiết nắng nóng của mùa hè năm nay khiến việc 2023 trở thành năm nóng nhất từ trước đến nay là điều gần như chắc chắn. Rất có khả năng nhiệt độ năm 2023 sẽ đạt hoặc vượt quá 1,5°C so với mức tiền công nghiệp.
Trung Quốc hướng đến kỷ niệm một thập kỷ sáng kiến Vành đai và Con đường
Thái Học
Trung Quốc hướng đến kỷ niệm một thập kỷ sáng kiến Vành đai và Con đường.
Trung Quốc tuyên bố, sẽ tổ chức một cuộc họp mặt với các nhà lãnh đạo nước ngoài vào tuần tới để kỷ niệm một thập kỷ dự án cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường. Và tổ chức tiệc chiêu đãi các quốc gia đánh dấu việc ký kết được hơn 2 nghìn tỷ USD các hợp đồng trên khắp thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ tham dự sự kiện đánh dấu 10 năm dự án này cũng như ghi nhận nỗ lực của phía Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mao Ninh, cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh các nước và đối tác tích cực tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đến Bắc Kinh để thảo luận về các kế hoạch hợp tác và tìm kiếm sự phát triển chung”.
Sự kiện này diễn ra giữa bối cảnh Trung Quốc bị cáo buộc thu hút các nước có thu nhập thấp vào bẫy nợ bằng cách cung cấp các khoản vay khổng lồ, dẫn đến vượt quá khả năng chi trả thông qua sáng kiến này.
Được biết có đại diện của hơn 130 quốc gia sẽ tham gia vào sự kiện sắp tới và ông Tập Cận Bình sẽ phát biểu khai mạc. Sau đó sẽ tổ chức tiệc chào mừng các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Đây là sự kiện hội nghị lần thứ ba của diễn đàn Sáng kiến Vành đai và Con đường, và các sự kiện trước đó đã được tổ chức vào năm 2017 và 2019.
Thời sự Thứ Năm 12/10/2023: *Israel thề “khai tử” Hamas, Hamas chuẩn bị chiến tranh, Ngoại trưởng Mỹ đến Israel, ĐCSTQ hưởng lợi từ cuộc chiến, Putin đổ lỗi cho Mỹ *Smartphone có thể tự sửa màn hình 5 năm tới *Google sẽ không cần mật khẩu *Nhà sản xuất xe điện TQ xin phá sản *Dấu chấm hỏi cho kinh tế của Biden *EU đòi Elon Musk kiểm duyệt X
Võ Thái Hà tổng hợp
Thủ tướng Israel thề “khai tử” Hamas
Thanh Hà /RFI – 12/10/2023
Khi thông báo thành lập “chính phủ đoàn kết” khẩn cấp và một “hội đồng chiến tranh” vào tối qua 11/10/2023, thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, cam kết sẽ “khai tử” phong trào Hồi Giáo Hamas, “số phận của mỗi chiến binh Hamas đã được an bài”.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu họp chính phủ tại văn phòng thủ tướng ở Jerusalem, Israel, ngày 27/09/2023. via REUTERS – POOL
Người thách thức “giá trị châu Á” của Lý Quang Diệu – Có cần phải đánh đổi quyền tự do lấy phát triển kinh tế?
Hoàng Dạ Lan / Tạp chí Luật Khoa
Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.
11/10/2023
” Trong bối cảnh của Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển trong nhiều trường hợp:
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng khiến môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, hiện tượng đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế diễn ra ở nhiều địa phương.
Hệ thống giáo dục quốc dân đã trải qua nhiều lần cải cách, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm vấn nạn dạy thêm – học thêm, chương trình mang tính nhồi nhét và bị chính trị hóa, thiếu tính khai phóng”.
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu là người lãnh đạo đảo quốc Singapore từ năm 1959 đến năm 1990. Với tài năng, tâm huyết, và tính thực dụng cao, ông và Đảng Hành động Nhân dân đã đưa Singapore từ một vùng đất kém phát triển trở thành một trong những con rồng châu Á. Ông cũng là người đại diện và người ủng hộ nhiệt thành cho mệnh đề “Giá trị châu Á”.
Lý Quang Diệu cho rằng thành công của những “con rồng châu Á” (Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong) trong thập niên 1990 xuất phát từ nền văn hóa Nho giáo, bao gồm tính tiết kiệm, sự cần cù, tính kỷ luật, lòng hiếu thảo và trung thành với gia đình và dòng tộc, cùng với tinh thần hiếu học và cầu tiến. [1] Lý giải mối quan hệ giữa văn hóa và thể chế chính trị, những người ủng hộ mệnh đề “Giá trị châu Á” cho rằng mô hình dân chủ và nhân quyền của phương Tây không có giá trị phổ quát, không phù hợp với truyền thống và lịch sử phát triển của các nước Á châu. [2]
Ngược lại, những người ủng hộ thuyết nhân quyền là giá trị phổ quát có quan điểm đối lập. Họ cho rằng luận đề “Giá trị châu Á” thường được tán dương và cổ xúy bởi các nhà lãnh đạo độc tài nhằm biện minh cho việc mở rộng quyền lực nhà nước và đàn áp nhân quyền. Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này là Amartya Sen, nhà kinh tế học và triết gia xuất sắc người Ấn Độ.
Bài viết này sẽ điểm qua những luận điểm chính của mệnh đề “Giá trị châu Á” và sau đó giới thiệu đến độc giả chủ thuyết “Phát triển là tự do” của Amartya Sen.
Luận đề “Giá trị Châu Á”
Luận đề “Giá trị châu Á” thường nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống kinh tế – chính trị của các nước Á châu, đặt trong thế đối lập với hệ giá trị đề cao dân chủ và nhân quyền của phương Tây. Luận đề này bao gồm các luận điểm sau:
Nhìn chung, người châu Á thường coi trọng các giá trị gia đình và giá trị tập thể, và sẵn lòng hy sinh quyền tự do cá nhân vì lợi ích của cộng đồng và tập thể. Theo Huntington, “Di sản Nho giáo của Trung Quốc nhấn mạnh vào uy quyền, trật tự, tính thứ bậc và việc đặt lợi ích tập thể lên trước lợi ích cá nhân, tạo ra trở lực cho quá trình dân chủ hóa”. [3] Nhìn chung người châu Á, đặc biệt là ở Đông Á, coi trọng các giá trị như sự đồng thuận, thống nhất và tính cộng đồng, trong khi phương Tây thường cổ xúy đa nguyên, bất đồng, cạnh tranh, chủ nghĩa cá nhân, và tự do cá nhân.
Khái niệm đất nước là một sự mở rộng của khái niệm gia đình. Giống như việc các sinh hoạt trọng yếu trong gia đình cần được quyết định bởi người gia trưởng, đất nước cần phải được quản lý bởi một nhà nước mạnh, tập quyền (parent state – nhà nước gia trưởng, nhà nước phụ mẫu), trong sạch, và hiệu quả. Lãnh đạo bộ máy nhà nước phải là một người mạnh mẽ, quyết đoán, duy trì được ổn định chính trị và trật tự xã hội để phát triển kinh tế, biết cách làm cho dân chúng tin phục. Nhà nước biết rõ điều gì là tốt nhất cho xã hội và đưa ra các quyết sách dựa trên niềm tin đó. [4]
Các quyền tự do kinh tế quan trọng hơn các quyền tự do chính trị. Nếu nhà nước đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đa số người dân trong độ tuổi lao động có việc làm thì người dân không cần quá nhiều quyền tự do chính trị. Điều này tương phản với truyền thống phương Tây, trong đó các giá trị nhân quyền được xem như thiêng liêng và bất khả xâm phạm.
Ông Lý Quang Diệu vào năm 1963. Ảnh: Larry Burrows/ The LIFE Picture Collection.
Amartya Sen và mệnh đề “Phát triển là tự do”
Một trong những học giả chỉ trích mệnh đề “Giá trị châu Á” mạnh mẽ nhất là Amartya Sen. Trong cuốn sách “Development as Freedom” (tạm dịch: Phát triển là tự do), ông đưa ra nhiều phê phán sắc bén đối với quan niệm truyền thống về phát triển, vốn thường dựa vào hiệu suất kinh tế được đo lường qua tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo Amartya Sen, tự do không chỉ là “phương tiện”, mà còn là “mục đích” của phát triển. Ông cho rằng mục tiêu cuối cùng của phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân thông qua việc mở rộng và bảo vệ các quyền tự do của họ. [5]
Ông định nghĩa phát triển dưới góc độ mở rộng và bảo vệ các quyền tự do của con người, bao gồm năm khía cạnh quan trọng:
Các quyền tự do chính trị (political freedoms): công dân có quyền tự do lựa chọn người lãnh đạo chính phủ, có quyền tự do phê phán và chỉ trích chính quyền, có quyền tự do ngôn luận và tự do biểu đạt. Báo chí không bị kiểm duyệt hoặc kiểm soát bởi nhà nước, đảm bảo tính khách quan và đa dạng trong thông tin.
Các quyền tự do kinh tế (economic facilities): liên quan đến khả năng sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế phục vụ các mục đích sản xuất, tiêu dùng và giao dịch trên thị trường.
Nguồn lực xã hội (social opportunities): Ông đặt trọng tâm vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các loại hình dịch vụ xã hội khác, đảm bảo mọi người có cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế và chính trị.
Bảo đảm minh bạch (transparency guarantees): liên quan đến mức độ công khai và minh bạch trong đời sống kinh tế và xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống tham nhũng và tiêu cực trong bộ máy nhà nước.
An sinh xã hội (protective security): Ông xem đây là quyền cơ bản giúp bảo vệ các nhóm yếu thế hoặc các cá nhân gặp rủi ro trong xã hội, bao gồm trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hộ nghèo, và các chương trình nhà ở xã hội. Mục tiêu nhằm đảm bảo mọi người có một mức sống tối thiểu và không bị bỏ lại trong hoàn cảnh khốn cùng, đói khát.
Ông Amartya Sen vào năm 2022. Ảnh: Stephanie Mitchell/ Harvard.
Theo Amartya Sen, một xã hội có thành công hay không cần phải được đánh giá dựa vào việc người dân nước đó được hưởng các quyền tự do đến mức nào. Việc có nhiều tự do hơn không chỉ thúc đẩy cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống của một cá nhân mà còn giúp người đó củng cố khả năng cải biến thế giới xung quanh theo chiều hướng tích cực.
“Phát triển” không chỉ là tập trung vào việc gia tăng thu nhập và của cải, mà còn là việc loại bỏ những yếu tố cản trở tự do của người dân, chẳng hạn như nghèo đói, mù chữ, các rào cản gia nhập thị trường và suy thoái chính trị. Khái niệm “Phát triển là tự do” của Amartya Sen thể hiện sự đánh giá rộng hơn và toàn diện hơn về phát triển, thúc đẩy việc tạo ra các chỉ số giúp đánh giá một cách tổng quan tiến trình phát triển của một quốc gia.
Những người ủng hộ luận đề “Giá trị châu Á” thường đặt quyền tự do chính trị và tự do kinh tế ở thế đối lập nhau. Họ cho rằng người dân có thể cần phải hy sinh quyền tự do chính trị ở một mức độ nhất định để đạt tăng trưởng cao về kinh tế. Amartya Sen khẳng định rằng hai chiều kích phát triển này không có sự mâu thuẫn nội tại. Thậm chí việc mở rộng các quyền tự do chính trị còn đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách bền vững.
Ông cho rằng các nền kinh tế ở Đông Á (bao gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc thời hậu Mao Trạch Đông) có những bước phát triển thần kỳ trong giai đoạn 1960 – 1990 không phải vì đây là các nhà nước độc tài và đàn áp quyền tự do dân sự – chính trị của người dân. Ngược lại, các nước này tăng trưởng kinh tế ngoạn mục là do dân chúng có tỷ lệ biết đọc biết viết cao, nền giáo dục chất lượng cao, cải cách ruộng đất thành công, nền kinh tế tuân theo các quy luật thị trường, nhà nước thực thi các chính sách thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu và công nghiệp hóa nền kinh tế, thúc đẩy tự do cạnh tranh, thực thi chiến lược hội nhập và mở rộng thị trường quốc tế. [6]
Ông khẳng định chế độ dân chủ còn ưu việt hơn thể chế độc tài trong việc ngăn chặn các thảm họa nhân đạo nghiêm trọng. Bằng chứng là trong lịch sử thế giới, không có nạn đói lớn nào từng xảy ra ở một nước dân chủ với một nền báo chí độc lập, dù là ở Tây Âu – Bắc Mỹ giàu có hay ở các khu vực kém phát triển hơn như châu Á và châu Phi. [7] Có được điều này là do các nền dân chủ hiệu quả thường cung cấp nhiều kênh để người dân tạo áp lực lên chính quyền (như thông qua bầu cử, biểu tình, đình công, báo chí độc lập, v.v.), buộc nhà cầm quyền phải đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của cộng đồng.
Thực tế thì những nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới đều xảy ra ở những xã hội độc tài – toàn trị. Ví dụ như nạn đói Holodomor ở Liên Xô trong những năm 1930 do chính sách công nghiệp hóa thần tốc và tập thể hóa nông nghiệp cưỡng bách của Stalin. Nạn đói gây ra thiệt hại về nhân mạng lớn nhất trong lịch sử thế giới xảy ra ở Trung Quốc từ năm 1958 đến năm 1961, giết chết hàng chục triệu người, là hậu quả của chiến dịch Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông.
Quan trọng hơn, Sen khẳng định quyền tự do chính trị và tự do dân sự là những quyền thiêng liêng của công dân, chúng có tầm quan trọng nội tại, mà không cần phải chứng minh cho giá trị của mình thông qua tác động tích cực đến đời sống cá nhân hay những lợi ích kinh tế – xã hội mà chúng có thể mang lại. [8]
Áp dụng vào bối cảnh Việt Nam
Người viết rất khâm phục những thành quả kinh tế và xã hội ấn tượng mà Lý Quang Diệu và Đảng Hành động Nhân dân của ông đã đem đến cho đảo quốc Singapore. Tuy nhiên nhiều quan điểm Lý Quang Diệu cổ xúy đã và đang bị các nhà nước độc tài lợi dụng để duy trì thế áp bức chính trị, gây bất lợi cho phong trào dân chủ ở châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Các quyền tự do dân sự và tự do chính trị không chỉ là đặc quyền dành riêng cho công dân ở các nước phương Tây, chúng là các giá trị phổ quát, vượt qua các ranh giới văn hóa. Nhà xã hội học người Đức Max Weber (1864 – 1920) định nghĩa nhà nước là “một tổ chức có độc quyền sử dụng bạo lực một cách hợp pháp trên một lãnh thổ nhất định”. [9] Chính vì có sự độc quyền trong việc sử dụng bộ máy cảnh sát, công an, quân đội, nhà tù, nhà nước là thiết chế có khả năng đe dọa lớn nhất đối với quyền tự do của mỗi công dân. Do đó, trong bất cứ xã hội nào, chúng ta cần có các thiết chế giúp hạn chế quyền lực nhà nước cũng như bảo vệ các quyền tự do dân sự và tự do chính trị cơ bản của công dân. [10]
Trong khi Lý Quang Diệu khẳng định thành công của các con rồng Đông Á trong thập niên 1980 có nguồn gốc sâu xa là những giá trị văn hóa Khổng – Mạnh, cũng chính những giá trị này bị nhiều học giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cho là bảo thủ, giáo điều, kéo lùi sự phát triển của văn minh Á châu trong mối tương quan với phương Tây. [11] Trong Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, Nho giáo thậm chí bị xem là hệ tư tưởng cũ, văn hóa cũ, cần phải bị tiêu trừ. Lăng mộ của Khổng Tử ở tỉnh Sơn Đông thậm chí còn bị đập phá và thiêu hủy bởi Hồng vệ binh. Tóm lại, như nhà báo Fareed Zakaria nhận xét, văn hóa có tính phức tạp cao độ, chứa đựng cả các yếu tố tích cực và tiêu cực, người ta có thể tìm thấy trong văn hóa những gì mà họ muốn để bảo vệ cho luận điểm của mình. [12]
Những người khẳng định người dân châu Á chỉ muốn làm giàu, không quan tâm đến các quyền tự do dân chủ chắc hẳn đã quên những sự kiện như Thiên An Môn năm 1989, nơi mà hàng triệu người đổ ra đường tại trung tâm Bắc Kinh và hàng trăm thành phố lớn nhỏ khắp Trung Quốc, nhằm đưa ra các yêu sách đòi cải cách chính trị đối với Đảng Cộng sản. Phong trào chỉ bị dập tắt khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa quân đội và xe tăng vào thành phố, dùng vũ lực để trấn áp người biểu tình.
Gần đây hơn, chúng ta chứng kiến phong trào dù vàng năm 2014 của người dân Hong Kong nhằm phản đối can thiệp của Bắc Kinh vào bầu cử đặc khu trưởng. Năm 2019, các cuộc biểu tình cực lớn thu hút hàng triệu người đã nổ ra trên khắp Hong Kong nhằm phản đối dự luật dẫn độ.
Đứng trước các đàn áp chính trị ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh, hàng trăm ngàn người dân Hong Kong đã và đang nộp đơn xin visa để đến sống tại Anh Quốc. [13] Tại đất nước mới, nhiều người trong số họ phải đối mặt với một mức sinh hoạt phí đắt đỏ và chấp nhận làm việc trong ngành khách sạn và bán lẻ, vốn yêu cầu trình độ kỹ năng thấp hơn năng lực vốn có của họ. [14] Rõ ràng là đối với những người Hong Kong này, quyền tự do chính trị quan trọng hơn điều kiện kinh tế.
Quan trọng hơn, văn hóa không phải là thứ đứng yên hay bất biến, mà luôn chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài, các luồng tư tưởng ngoại sinh. Việc Hàn Quốc, Đài Loan, và Nhật Bản thực hiện dân chủ hóa thành công và được tổ chức Freedom House xếp hạng là các nước “tự do” (free) cho thấy dân chủ hoàn toàn có thể bén rễ và phát triển ở các xã hội chịu ảnh hưởng mạnh của Nho giáo.
Trong bối cảnh của Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế không đồng nghĩa với phát triển trong nhiều trường hợp:
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng khiến môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, hiện tượng đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế diễn ra ở nhiều địa phương.
Hệ thống giáo dục quốc dân đã trải qua nhiều lần cải cách, nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết, bao gồm vấn nạn dạy thêm – học thêm, chương trình mang tính nhồi nhét và bị chính trị hóa, thiếu tính khai phóng.
Tự do học thuật trong các trường đại học vẫn là một ước mơ xa vời khi cả giảng viên và sinh viên phải tự kiểm duyệt trên giảng đường cũng như trong nghiên cứu khoa học.
Sự độc quyền quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường tạo ra một hệ thống tư bản thân hữu bám rễ sâu vào hệ thống chính trị. Tham nhũng trở thành căn bệnh trầm kha, bộc lộ rõ ràng nhất trong vụ kit test Việt Á và “chuyến bay giải cứu”, trong khi cả nước oằn mình gánh chịu những hậu quả đau thương của COVID-19.
Cơ chế “đảng cử dân bầu” khiến cho các cuộc bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp còn mang tính hình thức, người dân ngày càng trở nên vô cảm, thờ ơ với “ngày hội lớn của toàn dân”. Người dân bị hạn chế các quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do lập hội và tự do biểu tình.
Những thách thức ngày càng lớn trong tiến trình phát triển của Việt Nam không thể được giải quyết bằng việc châm biếm tình trạng “bất ổn chính trị”, “tự do quá đà” của các nền dân chủ phương Tây, hoặc bằng việc rao giảng “quan điểm dân chủ, nhân quyền của phương Tây không phù hợp với Việt Nam”, chúng ta cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, “hòa nhập nhưng không hòa tan”.
Những thách thức này chỉ có thể được giải quyết khi mỗi một người dân Việt Nam và các quyền tự do của họ được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình phát triển, đây cũng chính là khát vọng, là đích đến của nhân loại tiến bộ.