Tin tức thế giới Thứ hai 25 tháng 10 năm 2021 – Võ Thái Hà
Ảnh: Youtube/CBS Evening News.
Theo một cuộc kiểm kê của Reuters vào Chủ nhật (ngày 24/10), số ca nhiễm COVID-19 ở Đông Âu sẽ sớm vượt qua con số 20 triệu, khi khu vực này phải vật lộn với đợt bùng dịch tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Số ca nhiễm mới trong khu vực đã tăng đều đặn và hiện nay trung bình có hơn 83.700 ca mắc mới mỗi ngày, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, theo dữ liệu của Reuters cho đến thứ Sáu. Mặc dù chỉ chiếm 4% dân số thế giới, nhưng Đông Âu chiếm khoảng 20% tổng số ca mới được báo cáo trên toàn cầu. Ba trong số 5 quốc gia báo cáo số người chết nhiều nhất trên thế giới là ở Đông Âu – Nga, Ukraine và Romania.
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 22 tháng 10 năm 2021 – Võ Thái Hà
Covid: Thái Lan không cách ly du khách đã tiêm chủng từ hơn 40 nước
Tại sân bay quốc tế Don Mueang, Bangkok, Thái Lan, ngày 20/10/2021. REUTERS – ATHIT PERAWONGMETHA
Kể từ ngày 01/11/2021, chính quyền Bangkok sẽ cho phép khách nước ngoài đã tiêm chủng, từ hơn 40 quốc gia, nhập cảnh Thái Lan mà không bắt buộc phải cách ly.
Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 16 tháng 10 năm 2021 – Võ Thái Hà
Reuters
Kiểm tra di dân tại biên giới Mỹ-Mexico
Chính quyền Tổng thống Joe Biden trước giữa tháng 11 năm nay sẽ tái tục chương trình có từ thời cựu Tổng thống Donald Trump buộc những người xin tị nạn phải lui qua phía biên giới Mexico trong lúc chờ toà di trú Mỹ giải quyết đơn xin tị nạn, các giới chức Mỹ cho biết ngày 14/10.
Vì sao nói Trung Quốc khó vượt Mỹ? – Nguyễn Hải Hoành
13/10/2021
Người Trung Quốc giờ đây đang phấn khởi trước dự báo năm 2025 nước họ sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng để vượt Mỹ một cách toàn diện thì không phải dễ, chính người Trung Quốc đang ngày càng nhận ra điều đó.
Nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Long Vĩnh Đồ (Long Yong-tu, sinh năm 1945), Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, nguyên trưởng đoàn đàm phán WTO của Trung Quốc, có kể lại chuyện ông đọc trên báo Australia một bài viết nêu ra 3 câu hỏi về Trung Quốc.
Tại sao liên minh Aukus được hoan nghênh ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương
Why Aukus is welcome in the Indo-Pacific
Tác giả: Gideon Rachman
Anh Khoa dịch
23/9/2021 Continue reading
10 nhận xét nhanh rút ra từ Cuộc họp Thượng đỉnh Nhóm bộ tứ (QUAD) tại Washington DC ngày 24/9/2021 – Hoàng Anh Tuấn – Phần 1
25/9/2021
Ngày 24/9, các nhà lãnh đạo của Nhóm bộ tứ gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Suga đã gặp nhau hơn 2 giờ tại Nhà trắng. Đây là Cuộc họp Thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của Nhóm Bộ tứ.
Tin tức thế giới Chủ nhật 26 tháng 9 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp
WHO tạm dừng phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga do lo ngại về quy trình sản xuất
Vaccine Sputnik V của Nga được chuyển tới Argentina. (Ảnh: Wiwipedia)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đình chỉ quá trình phê duyệt vaccine COVID Sputnik V của Nga, cho biết quy trình sản xuất vaccine của nước này không đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết.
Theo Euro News, vào tháng 2, Nga lần đầu tiên xin WHO cấp phép cho vaccine của nước này nhưng nó vẫn chưa được đưa vào Danh sách Sử dụng Khẩn cấp (EUL) của tổ chức này.
Evergrande: khả năng vỡ nợ – Nikkei
Investors gather at Evergrande’s headquarters in the southern Chinese city of Shenzhen to demand their money back. (Source photos by AFP/Jiji)
AUKUS: Cơn ác mộng của Bắc Kinh về một NATO châu Á đang thành hiện thực?
Published 22/09/2021 |
Dư luận Pháp đến nay chủ yếu tập trung vào việc Paris mất đi một hợp đồng đóng tàu ngầm kếch xù cho Úc mà hầu như không chú ý đến Liên Minh chiến lược Anh-Mỹ-Úc vừa được chính thức khai sinh ngày 15/09/2021. Đối với giới chuyên gia địa lý chính trị, việc Liên Minh AUKUS được hình thành là một ác mộng đối với Trung Cộng, vì đây có thể là tiền thân của một “NATO châu Á” mà Bắc Kinh đang lo sợ. AUKUS là một Liên Minh quân sự bao gồm ba đồng minh truyền thống: Úc, Anh và Mỹ, mà tên gọi lấy từ các chữ cái đầu tiên trong tên gọi bằng tiếng Anh của ba quốc gia liên quan, xếp theo thứ tự alphabet (A=Australia – UK=United Kingdom – US=United States).
Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì? (The Economist)
Nguồn: “What are the systemic risks of an Evergrande collapse?”, The Economist, 21/09/2021.
Biên dịch: Phan Nguyên
22/9/2021
Các nhà quản lý tài chính của Trung Quốc đang mài giũa một kỹ năng mới: “cho vỡ nợ theo nguyên tắc thị trường” — tức rời thị trường một cách có trật tự và tái cấu trúc lành mạnh cho các công ty đang gặp khó khăn. Thuật ngữ này đã xuất hiện trong các tài liệu của chính phủ và các phương tiện truyền thông địa phương gần đây khi các cơ quan quản lý trở nên thành thạo trong việc quản lý các vụ vỡ nợ lớn hơn, thường xuyên hơn và phức tạp hơn. Họ đã có một số thành công. Evergrande, một công ty phát triển bất động sản khổng lồ của Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ, đang chứng tỏ mình là một trường hợp đặc biệt.
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 21 tháng 9 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp
Chứng khoán Mỹ, Úc, dầu thô, Bitcoin cũng đồng loạt ‘gặp hạn’ vì … ‘bom nợ’ Evergrande
S&P 500 sụt 1,7%, đây là phiên giảm mạnh nhất suốt hơn 4 tháng qua, giá dầu “bốc hơi” trên 2%, giá Bitcoin trượt 10%… (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images)
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (20/9), khi nhà đầu tư lo ngại về xu hướng suy yếu của thị trường trong tháng 9 và nguy cơ vỡ nợ của tập đoàn địa ốc Trung Quốc Evergrande. Chốt phiên, toàn bộ 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P 500 cùng chìm trong sắc đỏ.
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 17 tháng 9 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp
Thủ tướng Australia từng nói rõ với Pháp về khả năng hủy thỏa thuận tàu ngầm
Reuters
Thủ tướng Australia Scott Morrison (giữa) họp báo chung với lãnh đạo của Mỹ và Anh qua đường truyền video, 16/9/2021.
Hôm thứ Sáu 17/9, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết ông từng nêu ra khả năng nước ông có thể hủy bỏ hợp đồng tàu ngầm năm 2016 với một công ty Pháp trong cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp hồi tháng 6. Như vậy, thủ tướng Australia bác bỏ những lời chỉ trích của Pháp về chuyện không cảnh báo trước điều đó.
Tin tức thế giới ngày Thứ năm 09 tháng 9 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp
Quân đội Myanmar xâm chiếm nhà thờ, phá kho lương thực của người tị nạn
Quân đội Myanmar (ảnh: Youtube/CNA).
Chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do (RFA), các quan chức địa phương cho biết, quân đội Myanmar đã chiếm đóng các nhà thờ và phá hủy kho lương thực viện trợ cho người tị nạn, trong các cuộc đụng độ với các nhóm dân quân.
Kể từ sau cuộc đảo chính tháng Hai ở Myanmar, Quân đội nước này đã tham chiến với nhiều nhóm dân quân do người dân thành lập để phản đối đảo chính, chống lại chính quyền quân sự.
Tin tức thế giới ngày Thứ tư 08 tháng 9 năm 2021 – Võ Thái Hà tổng hợp
Taliban công bố chính phủ mới của Afghanistan
Reuters
Lính Taliban trước đám đông người biểu tình chống Pakistan ở Kabul, Afghanistan, ngày 7/9/2021. (Ảnh WANA/REUTERS)
Taliban hôm thứ Ba 7/9 công bố ông Mullah Hasan Akhund, một cộng sự của người sáng lập quá cố Mullah Omar của phong trào này, làm người đứng đầu chính phủ mới của Afghanistan, và ông Mullah Abdul Ghani Baradar, người đứng đầu văn phòng chính trị của phong trào, làm phó.
Đến Singapore và Việt Nam: PTT Mỹ Harris kêu gọi cùng nhau chống Trung Cộng ở Biển Đông
Những điều tai nghe mắt thấy về PTT Harris đi thăm Singapore và Việt Nam:
1) Tại Singapore: Bà Harris cam kết thực hịện luật lệ quốc tế trên vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương: “Hoa Kỳ cam kết hợp tác với các đồng minh và đối tác xung quanh vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương để nâng cao trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và quyền tự do hàng hải, kể cả ở Biển Đông” – Căn bản là “Luật Biển Quốc Tế Liên Hiệp Quốc 1982”.
2) Mỹ ở lại châu Á lâu dài để duy trì trật từ và chống lại Tung Cộng hiếp đáp các nước nhỏ quanh vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
3) Tại Việt Nam ngày 25/08/2021: Bà Harris kêu gọi Việt Nam cùng Mỹ chống lại hành vi bắt nạt của Trung Cộng trên Biển Đông. Trong cuộc gặp Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội, bà Harris nói rằng cần phải gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh về vấn đề các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông là “quá đáng và phi pháp”. Bà Harris xác định: “Chúng ta [Mỹ và Việt Nam] cần tìm cách gây áp lực, gia tăng sức ép … đối với Bắc Kinh để buộc họ tuân thủ Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, và thách thức (đánh chứ không nói] các hành vi bắt nạt và yêu sách hàng hải quá mức của Trung Cộng” Continue reading