Thời sự thế giới Thứ tư 17 tháng 8 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc gặp các quan chức tập đoàn quân sự Miến Điện
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc Noeleen Heyzer đến sân bay quốc tế Rangoon, Miến Điện, ngày 16/08/2022. © AP
Hôm nay 17/08/2022, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Miến Điện Noeleen Heyzer đã bắt đầu gặp các quan chức của tập đoàn quân sự cầm quyền tại thủ đô Naypyidaw. Phát ngôn viên tập đoàn quân sự Miến Điện Zaw Min Tun cho biết bà Heyzer sẽ gặp tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo tập đoàn quân sự và Wunna Maung Lwin, ngoại trưởng của chính quyền quân sự, vào cuối ngày.
Thời sự thế giới ngày Thứ hai 15 tháng 8 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp
Nghị sĩ Hoa Kỳ đến Đài Loan trong khi căng thẳng với Trung Quốc ngày càng gia tăng
Một phái đoàn dân biểu Hoa Kỳ đã đến Đài Loan vào Chủ nhật trong một chuyến đi công du hai ngày. Phái đoàn sẽ gặp Tổng thống Thái Anh Văn, phái đoàn cấp cao thứ hai đến thăm đảo quốc trong khi có căng thẳng quân sự giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Thời sự thế giới ngày Thứ sáu 05 tháng 8 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ – Nhật khẳng định hợp tác duy trì hòa bình, ổn định ở eo biển Đài Loan
05/8/2022
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (thứ 3 từ phải) đón tiếp chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi (áo xanh) tại phủ thủ tướng, Tokyo, Nhật Bản, ngày 05/08/2022. AP
Bà Pelosi đến Đài Loan, thách thức Trung Quốc (Voa News)
02 tháng 8 năm 2022 4:48 sángCẬP NHẬT 02 tháng 8 năm 2022 11:25 sáng
InSEOUL, HÀN QUỐC –
Một phái đoàn quốc hội Hoa Kỳ do Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi dẫn đầu đã hạ cánh vào tối ngày thứ Ba tại Đài Loan, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc đe dọa sẽ đáp trả quân sự đối với chuyến thăm.
Thời sự thế giới ngày Thứ Ba 02 tháng 8 năm 2022 – By thoisu – Võ Thái Hà tổng hợp
Phi cơ quân sự chở bà Nancy Pelosi ‘vừa rời Malaysia để tới Đài Loan’ bất chấp cảnh báo từ TQ
Bài này đăng trước khi bà Pelosi đã đến Đài Loan vào tối thứ Ba lúc 10.30 (Xem video)
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Tin mới nhất từ một báo Anh cho hay phi cơ quân sự của Hoa Kỳ chở Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi “đã rời Malaysia” và bà được trông đợi sẽ tới Đài Loan vào buổi tối, giờ địa phương.
Thời sự Thứ sáu 29 tháng 7 năm 2022 –
Hoa Kỳ: Bà Nancy Pelosi bắt đầu thăm châu Á nhưng chưa rõ có tới Đài Loan
Nguồn hình ảnh, Getty Images Chụp lại hình ảnh,
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khai trương tượng ‘Người chọi lại xe tăng’ (Tank Man) lấy cảm hứng từ cuộc đấu tranh của sinh viên, công nhân TQ tháng 6/1989 ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh
Thứ Sáu tuần này, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi bắt đầu bay sang châu Á, thăm Nhật Bản, Indonesia và Singapore.
Thời sự thế giới Thứ Năm 28 tháng 7 năm 2022 Võ Thái Hà tổng hợp
Ông Biden và ông Tập sẽ điện đàm vào ngày 28/07 để thảo luận về Đài Loan
Andrew Thornebrooke – 28/7/2022
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ghi chú khi ông gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến từ Phòng Roosevelt của Tòa Bạch Ốc hôm 15/11/2021. (Ảnh: Mandel Ngan/AFP qua Getty Images)
Thời sự thế giới Thứ năm 14 tháng 6 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp
Pháp tổ chức duyệt binh nhân Quốc Khánh, 9 nước NATO là khách mời danh dự
14/7/2022
Duyệt binh nhân Quốc Khánh Pháp 14/07/2022 trên đại lộ Champs Elysées, Paris. AP – Christophe Ena
Pháp tổ chức lễ diễu binh truyền thống nhân ngày Quốc Khánh 14/07/2022 trong bối cảnh chiến tranh nổ ra ngay tại châu Âu. Chín nước Đông Âu thành viên NATO là khách mời danh dự mở đầu buổi lễ, tiếp theo là lực lượng Pháp đóng tại sườn Đông, ngay sát Ukraina, quốc gia bị Nga tấn công từ ngày 24/02.
Tin tức thế giới Thứ hai 23 tháng 5 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp
TT Biden hứa giữ gìn ‘cam kết’ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công
Naveen Athrappully
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trình bày trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sau cuộc gặp song phương của họ tại Cung điện Akasaka ở Tokyo, Nhật Bản, hôm 23/05/2022. (Ảnh: Jonathan Ernst/Reuters)
Chiến lược An Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ ở Đông Nam Á
Vào thứ Sáu tuần trước ngày 11/02/2022 Hoa Kỳ vừa công bố Chiến Lược An Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy of United States). Nội dung đưa ra có năm mục tiêu an ninh và kinh tế nhằm kích thích các lợi ích của Hoa Kỳ và các nước trong vùng rộng lớn này.
Tài liệu nhận định tầm quan trọng của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương như sau: “trải dài từ bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đến Ấn Độ Dương, là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, gần 2/3 nền kinh tế thế giới và có 7 quốc gia có quân đội lớn nhất thế giới. Nhiều căn cứ và quân nhân Hoa Kỳ trong khu vực này lớn hơn bất cứ vùng nào khác nằm ngoài nước Mỹ. Ấn Độ-Thái Bình Dương tạo ra ba triệu việc làm cho người Mỹ và nhận nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước Mỹ gần 900 tỷ USD. Trong những năm tới, khu vực này thúc đẩy tới 2/3 mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của khu vực này sẽ tăng lên rất cao – tầm quan trọng của khu vực này đối với Hoa Kỳ cũng tăng lên theo tỉ lệ thuận” (1) Continue reading
Chiến lược an ninh của Mỹ: Để tiến xa Mỹ không chọn kẻ lữ hành cô đơn
Các chính sách nêu ra trong 19 trang tài liệu này có tính liên tục với các chiến lược của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump. Mỹ nhấn mạnh sẽ theo đuổi mục tiêu một Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở “thông qua các đồng minh mạnh mẽ và cùng nhau củng cố”. Continue reading
Giá trị tẩy chay Olympic 2022 tại Bắc Kinh của Hoa Kỳ.
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Washington quyết định tẩy chay Thế Vận Hội Olympic 2022 tại Bắc Kinh tạo khả năng cô lập Trung Cộng trên trên chính trường quốc tế.
Vào cuối năm ngoái, TT Biden tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế Vận Hội Olympic và Thế Vận Hội Người Khuyết Tật (Paralympic) tổ chức tại tại Bắc Kinh vào đầu tháng 2 năm 2022. Lý do bà Thư Ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã nêu rõ vì “Cuộc diệt chủng đang diễn ra của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) và tội ác chống lại loài người ở Tân Cương và các vụ vi phạm nhân quyền khác”. Washington tẩy chay ngoại giao nhưng cho phép vận động viên người Mỹ được tự do tham gia thi đấu với tư cách cá nhân. Phát Ngôn Viên của Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc đã đáp trả một cách giận dữ với lời cáo buộc Hoa Kỳ “chính trị hóa thể thao, gây chia rẽ và kích động sự đối đầu”.
Chắc chắn sự việc này có sự tác hại chính trị nhất định đối với Trung Cộng, nếu không thì tại sao Bắc Kinh lại lồng lộn giận dữ làm gì? Đó là vấn đề và mục đích của bài viết này đề cập tới. Continue reading
Đầu năm nghe Trung Cộng-Mỹ đánh trống thổi kèn trên Biển Đông
Hôm kia Trung Cộng tuyên bố đã đuổi Khu Trục Hạm USS Benfold của Mỹ ngoài khơi các đảo ở Biển Đông, đồng thời lên án Mỹ có “hành động khiêu khích” trong tình hình căng thẳng gia tăng trên vùng biển tranh chấp:
– Khu Trục Hạm USS Benfold đến tuần tra ở Quần đảo Hoàng Sa hôm thứ Hai (24/01) nơi mà Trung Cộng tuyên bố là thuộc chủ quyền của TC.
– Hải quân Hoa Kỳ cho biết hoạt động của Khu Trục Hạm USS Benfold phù hợp với luật hàng hải quốc tế;
– Nhưng Trung Cộng lên án Hoa Kỳ vi phạm chủ quyền của họ trong khu vực tranh chấp.
– Mỹ đã từ chối chủ quyền của TC, từ thời Tổng Thống Donald Trump đã chính thức chối bỏ gần như tất cả các yêu sách lãnh hãi của Trung Cộng trên Biển Đông.
– Trung Cộng tuyên bố họ đã “xua đuổi” (drove away) một tàu chiến Mỹ và cáo buộc TT Joe Biden có “hành động khiêu khích” sau khi Khu Trục Hạm Benfold đang hoạt động ở Biển Đông.
– Hôm thứ Hai, Khu Trục Hạm Hạm USS Benfold đã đi vào vùng biển tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Trung Cộng tuyên bố là lãnh hãi của riêng mình mặc dù điều này không được quốc tế công nhận.
– Bộ chỉ huy quân Trung Cộng miền Nam cho biết Khu Trục Hạm Mỹ tiến vào vùng Hoàng Sa (Trung Cộng tự cho là chủ quyền của mình) mà không có sự chấp thuận của Trung Cộng, vi phạm chủ quyền của nước này và phá hoại sự ổn định của khu vực.
Continue reading
Pháp, Nhật phản đối việc đơn phương thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông
Pháp và Nhật Bản đã tổ chức hội nghị 2+2 ngày 20/01/2022 qua hình thức trực tuyến. Trong thông cáo chung, các bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng hai nước nhất trí tăng cường hợp tác song phương về mặt an ninh và quốc phòng, đồng thời phản đối mọi ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
Trong thông cáo chung, được đăng trên trang web của bộ Ngoại Giao Pháp, hai bên “một lần nữa bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông”, “tái khẳng định phản đối mạnh mẽ mọi ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hoặc tạo ra việc đã rồi và hành vi cưỡng chế làm gia tăng căng thẳng và làm tổn hại đến trật tự thế giới”. Continue reading
Kỷ Niệm 48 năm (1974-2022): Ngày Hải Chiến Hoàng Sa 19 tháng 1, 1974
Hôm nay, ngày 19/01/2022, 48 năm về trước, Trung Cộng xâm chiếm đảo Hoàng Sa vùng biển thân yêu của tổ quốc Việt Nam. Quân đội VNCH mặc dù bị đồng minh quay mặt, thế giới làm ngơ… vẫn hiên ngang tử chiến chống kẻ xâm lược Trung Cộng với lực lượng gấp bội. Những người con yêu tổ quốc đã hy sinh trên vùng biển thân yêu, máu đã nhuộm vào lòng biển mẹ, tô thắm thêm nét oai hùng của trang sử Việt Nam. Trong khi Hải Quân VNCH quyết tử chiến để bảo vệ Hoàng Sa phần hải đảo của cha ông để lại, thì CSVN đang hăng máu xâm lăng miền Nam Việt Nam tự do, coi kẻ xâm lược bắc phương Trung Cộng là anh em, đồng chí….Đứng trên phương diện lịch sử mà phán xét, thì Cộng Sản Việt Nam đã phản bội dân tộc bắt tay với kẻ thù xâm lược để xâm chiếm nước ta. Continue reading