Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 1
Total Users : 13501
Total views : 136658
Server Time : 2024-11-21

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Thời sự ngày Thứ năm 16 tháng 11 năm 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

TT Biden gọi lãnh đạo cộng sản Trung Quốc là ‘nhà độc tài’ sau cuộc hội kiến 

Eva Fu

Vân Sa lược dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Thứ năm, 16/11/2023

Hai vị lãnh đạo này đã gặp mặt trực tiếp tại San Francisco sau một năm.

TT Biden gọi lãnh đạo cộng sản Trung Quốc là ‘nhà độc tài’ sau cuộc hội kiến

Tổng thống Joe Biden trò chuyện trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình trong Tuần lễ các nhà lãnh đạo Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương ở Woodside, California, hôm 15/11/2023. (Ảnh: BRENDAN SMIALOWSKI/AFP qua Getty Images)

WOODSIDE, California—Tổng thống Joe Biden một lần nữa gọi lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình là một nhà độc tài sau khi cuộc gặp mặt trực tiếp lần thứ hai của họ kết thúc bằng việc hai quốc gia đã bàn luận về một loạt vấn đề gây tranh cãi, bao gồm liên lạc quân sự, fentanyl, và Đài Loan.

“Sau hôm nay, ông vẫn gọi Chủ tịch Tập là một nhà độc tài, một từ mà ông đã sử dụng hồi đầu năm nay chứ?” một phóng viên hỏi Tổng thống Biden trong cuộc họp báo sau cuộc gặp này.

“Chà, xem ra ông ấy đúng là vậy,” Tổng thống Biden trả lời. “Ý tôi là ông ấy là một nhà độc tài theo nghĩa ông ấy là người điều hành một quốc gia, mà đó là một quốc gia cộng sản dựa trên một hình thức chính phủ hoàn toàn khác với hình thức chính phủ của chúng ta.”

Nhận xét này được đưa ra sau cuộc gặp kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ tại khu di tích lịch sử hẻo lánh cách San Francisco khoảng nửa giờ về phía nam. Hai người đã nói về lần gặp mặt đầu tiên của họ hơn một thập niên trước trước khi bước vào một cuộc họp kín. Trong cuộc họp kín đó, phía Hoa Kỳ đã nói rõ ràng mục tiêu của họ là ổn định mối bang giao song phương đầy biến động này thay vì thiết lập mối bang giao này lại hoàn toàn.

Hai bên đã đồng ý khôi phục liên lạc quân sự cấp cao giữa quân đội hai nước mà Trung Quốc đã cắt đứt vào tháng 08/2022 sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Tổng thống Biden cho biết, bên cạnh việc nhận được cam kết của Trung Quốc trong việc ngăn chặn dòng chảy tiền chất fentanyl, Tổng thống Biden cho biết ông cũng nêu ra các vấn đề như công dân Mỹ bị cấm rời khỏi Trung Quốc, vấn đề nhân quyền, “các hoạt động sửa chữa” của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như vấn đề liên quan đến hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan. Họ cũng trao đổi quan điểm về Ukraine và cuộc xung đột ở Gaza.

Cuộc gặp cấp cao bên lề hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương là lần thứ hai hai vị lãnh đạo này gặp mặt trực tiếp kể từ khi Tổng thống Biden lên nắm quyền. Lần gặp mặt trực tiếp trước đây của hai vị lãnh đạo này diễn ra trong hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Bali, Indonesia vào tháng Mười Một năm ngoái.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa ra quan điểm tích cực đối với Hoa Kỳ trong hội nghị thượng đỉnh này, tập trung vào mối bang giao với Hoa Kỳ và các thỏa thuận song phương đạt được trong cuộc họp này.

Một số nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa đã kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ “đưa ra những kết quả cụ thể” thay vì nhượng bộ Trung Quốc trước cuộc gặp song phương này.

“Liệu Tổng thống Biden có đối đầu với Chủ tịch Tập vì Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng TikTok để theo dõi và thao túng người Mỹ hay không?” các thành viên của Đảng Cộng Hòa trong Ủy ban về Năng lượng và Thương mại của Hạ viện đưa ra câu hỏi trong một tuyên bố trước cuộc họp này. “Liệu Tổng thống Biden có buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những lời dối trá mà quốc gia này đã lan truyền trong đại dịch COVID-19 vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn một triệu người Mỹ không?”

Trong khi đó, Dân biểu Mike Gallagher, chủ tịch Ủy ban Đặc biệt của Hạ viện về ĐCSTQ, lưu ý rằng ông Tập sẽ tổ chức một bữa tiệc tối sau hội nghị thượng đỉnh này, và để tham dự buổi tiệc đó các giám đốc điều hành doanh nghiệp phải trả hàng ngàn dollar.

Ông viết trong một tuyên bố: “Thật vô lương tâm khi các công ty Mỹ có thể trả hàng nghìn dollar để tham gia ‘tiệc tối chào mừng’ do chính các quan chức ĐCSTQ tổ chức, những người đã mở đường cho một cuộc diệt chủng nhắm vào hàng triệu đàn ông, phụ nữ, và trẻ em vô tội ở Tân Cương.”

Tin nói Trung Quốc bác đề nghị của Mỹ về các chính sách thương mại-đầu tư APEC 

16/11/2023

Reuters

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai.

Trung Quốc bác bỏ đề nghị của Hoa Kỳ dành cho các thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương nhằm kết hợp tính bền vững và tính toàn diện vào các chính sách thương mại và đầu tư của họ, một nguồn tin được thuyết trình về các cuộc đàm phán cho biết ngày 15/11.

Nguồn tin nói các cuộc thảo luận về vấn đề này đang tiếp tục diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở San Francisco nhằm cố gắng tìm ra ngôn ngữ mà 21 quốc gia thành viên của nhóm có thể nhất trí.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai phát biểu tại một cuộc họp toàn thể tập trung vào thương mại rằng bà hy vọng đề nghị mà chính quyền Biden gọi là “Các nguyên tắc San Francisco về tích hợp tính toàn diện và bền vững vào chính sách thương mại và đầu tư” vẫn có thể được hoàn thiện.

Bà Tai nói nỗ lực do Hoa Kỳ dẫn đầu đã “được hỗ trợ bởi tất cả các nền kinh tế ngoại trừ một nền kinh tế và do đó, không rõ liệu APEC có thực hiện được nhiệm vụ đó hay không. Tuy nhiên, tôi vẫn lạc quan rằng các nền kinh tế sẽ sớm hoàn tất Các nguyên tắc San Francisco.”

Không có nhiều thông tin chi tiết về đề nghị của Hoa Kỳ, nhưng chính quyền Biden đang thúc đẩy ý tưởng rằng các nền kinh tế APEC tăng cơ hội cho nhiều người hơn, đặc biệt là những nhóm dân cư có hoàn cảnh bất lợi và đưa các mục tiêu năng lượng sạch và giảm thiểu phát thải carbon vào các chính sách phát triển, tăng trưởng và thương mại của họ.

Bà Tai đang tìm cách đàm phán một thỏa thuận thép sạch với Liên hiệp châu Âu nhằm gây bất lợi cho các nhà sản xuất thép Trung Quốc do lượng khí thải carbon cao hơn của họ.

Tin tức về sự phản đối của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh APEC được đưa ra khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở phía nam San Francisco để đàm phán cấp cao nhằm giảm bớt va chạm giữa các siêu cường về xung đột quân sự, buôn bán ma túy và trí tuệ nhân tạo.

Lãnh sự quán Trung Quốc trả tiền cho người biểu tình chào đón ông Tập ở San Francisco 

Những người chào mừng ông Tập Cận Bình đến San Francisco đã bỏ túi hàng trăm dollar.

Eva Fu

Bản tin có sự đóng góp của Hannah Cai và Iris Tao của NTD

Hồng Ân biên dịch

Thứ năm, 16/11/2023

Lãnh sự quán Trung Quốc trả tiền cho người biểu tình chào đón ông Tập ở San Francisco

Những người biểu tình ủng hộ Trung Quốc đụng độ với những người bất đồng chính kiến ​​​​Trung Quốc trước khách sạn St. Regis ở San Francisco, hôm 14/11/2023. (Ảnh: Eva Fu/The Epoch Times)

SAN FRANCISCO — Khách sạn miễn phí, vé phi cơ miễn phí, thức ăn miễn phí: Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco không hề chi tiêu dè sẻn trong chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên sau sáu năm của lãnh đạo nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc.

Theo một số người tham gia, nhà quan sát, và ảnh chụp màn hình các cuộc trò chuyện trên mạng xã hội trước hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), những người có mặt để chào đón khi ông Tập Cận Bình đến San Francisco đã bỏ túi hàng trăm dollar cùng với một chuyến đi được đài thọ toàn bộ chi phí đưa một số người trong số họ từ đại lục đến Hoa Kỳ.

Nhiều người biểu tình ủng hộ Bắc Kinh đội mũ đỏ hoặc mặc đồng phục màu đỏ, vẫy cờ đỏ, khiến các đường phố bị phong tỏa tràn ngập màu sắc gắn liền với chủ nghĩa cộng sản. Có ít nhất một người — một phụ nữ mặc váy đen đang đứng tựa lưng vào tường và thưởng thức hộp cơm trưa — đang đeo một chiếc túi tote màu đỏ, một dấu hiệu cho thấy rằng cô ấy có liên hệ với Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York, theo một nhà bất đồng chính kiến ​​​​đã theo dõi họ.

Cô Khâu Khiết (Qiao Jie) nói với NTD, hãng truyền thông cùng hệ thống với The Epoch Times: “Bất cứ ai đội mũ lưỡi trai đỏ đều đến từ New York — tôi đã theo dõi họ từ phía sau,” đồng thời nói thêm rằng những người này đã được “thuê” để làm việc này, kiếm được nhiều nhất là 200 USD một ngày, theo lời kể của cô.

“Họ cũng bị lừa,” cô nói.

Người phụ nữ cũng là một cư dân New York này là thành viên của một nhóm nhỏ những người thỉnh nguyện cầm biểu ngữ và tổ chức một cuộc biểu tình trước khách sạn St. Regis, nơi ông Tập sẽ lưu trú trong tuần khi ông tham gia cuộc họp với Tổng thống Joe Biden. Khi người phụ nữ nói, đám đông người ủng hộ Bắc Kinh ngày một di chuyển đến gần hơn, át đi tiếng nói của những người thỉnh nguyện bằng những tiếng hô “chào mừng.”

Nhiều nguồn tin cho rằng tiền là động lực cho sự nhiệt tình của họ.

Một đoạn ghi âm được chia sẻ với The Epoch Times cho thấy một người đàn ông đến từ tỉnh Phúc Kiến thuộc miền đông nam Trung Quốc, khoảng chừng 60 tuổi, thừa nhận rằng ông sẽ đến San Francisco mà không phải trả phí gì. Ảnh chụp màn hình lan truyền trên mạng cũng cho thấy một người là lãnh đạo của hội sinh viên Trung Quốc — Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc tại Đại học Nam California — đang thông báo cho các thành viên cao cấp của hiệp hội về cơ hội du lịch được đài thọ mà Lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles vừa công bố.

“Sự kiện này mang theo những trách nhiệm quan trọng và một sứ mệnh vẻ vang,” người này viết trong nhóm trò chuyện trên mạng xã hội, đồng thời nói thêm rằng những người ghi danh sẽ được vận chuyển bằng xe tải và không ai được tự mình di chuyển hoặc tự ý hành động trong suốt chuyến đi.

Một ảnh chụp màn hình khác, dường như bắt nguồn từ một nhóm sinh viên Trung Quốc, nói rằng bất kỳ ai muốn tham dự hoạt động chào đón lãnh đạo của chế độ này trong cuộc họp APEC sẽ nhận được 100 USD/ngày trong ba ngày họ tham dự.

Người biểu tình dường như không phải là người hưởng lợi duy nhất. Một phóng viên của một hãng truyền thông Âu Châu, yêu cầu ẩn danh, nói với The Epoch Times rằng đồng nghiệp của anh ở Trung Quốc đã được cử đến San Francisco dưới sự đài thọ của chính quyền Trung Quốc.

Được phát hiện trong số những người dẫn đầu cuộc đụng độ với các nhà hoạt động có ông Trần Thiện Trang (Chen Shanzhuang), một thủ lĩnh nhóm mặt trận Trung Quốc có trụ sở tại New York có liên hệ chặt chẽ với Lãnh sự quán Trung Quốc. Ông này đã giúp tạo thuận tiện cho các sự kiện địa phương làm nổi bật các dịch vụ của lãnh sự Trung Quốc hoặc quảng bá các câu chuyện về chế độ Bắc Kinh.

Hồi tháng Ba, người ta thấy ông Trần dẫn đầu hàng trăm người Trung Quốc biểu tình hô khẩu hiệu phản đối chuyến thăm của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Trong khi ông tuyên bố rằng tất cả những người có mặt tại hiện trường cuộc biểu tình “đều là tự nguyện đến,” các quan chức tình báo Đài Loan đã bác bỏ tuyên bố đó, nói rằng lãnh sự quán Trung Quốc ở New York và Los Angeles đã trả 200 USD để lôi kéo những người tham gia.

Mỹ – Trung Quốc đồng ý nối lại liên lạc quân sự 

Tác giả, Max Matza từ San Francisco & Gareth Evans từ Washington

Vai trò, BBC News

16/11/2023

US President Joe Biden greets Chinese President Xi Jinping before a meeting during the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) Leaders' week in Woodside, California on November 15, 2023

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Tập và ông Biden gặp nhau tại Filoli Estate, một ngôi nhà phong cách đồng quê gần San Francisco và nói chuyện trong bốn giờ

Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý nối lại liên lạc giữa quân đội hai nước trong nỗ lực giảm bớt căng thẳng đang gia tăng.

“Chúng tôi đã khôi phục lại việc liên lạc trực tiếp, cởi mở và rõ ràng”, ông Biden nói sau cuộc gặp hiếm hoi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở California hôm 15/11.

Đây là lần đầu tiên ông Tập và ông Biden gặp mặt trực tiếp sau hơn một năm.

Ông Biden cũng cho biết cả hai nhà lãnh đạo đã đồng ý thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp với nhau.

Tại cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (Apec), diễn ra tại một địa điểm lịch sử ở gần San Francisco, ông Biden cho biết việc thiếu liên lạc là “lí do các sự cố diễn ra” và nói thêm rằng cả hai nhà lãnh đạo giờ đây có thể “nhấc điện thoại và nói chuyện trực tiếp ngay lập tức”.

Trung Quốc đã cắt đứt liên lạc quân sự vào năm ngoái sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan. Bắc Kinh coi Đài Loan tự trị là lãnh thổ của mình và đe dọa sẽ sáp nhập hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết.

Ông Biden nói rằng, mặc dù giữa hai bên vẫn còn nhiều bất đồng nhưng ông Tập “đã thẳng thắn”. Ông cho biết các cuộc đàm phán là “một trong những cuộc thảo luận mang tính xây dựng và hiệu quả nhất mà chúng tôi từng có”.

Nhưng trong một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ vẫn còn khó khăn, ông Biden, khi rời khỏi khán đài, đã trả lời câu hỏi của một phóng viên rằng ông coi ông Tập là một nhà độc tài.

“Ông ấy là một nhà độc tài theo nghĩa ông là người điều hành một đất nước… dựa trên một hình thức chính phủ hoàn toàn khác với hình thức chính phủ của chúng tôi”, Tổng thống Mỹ nói. Khi ông Biden đưa ra bình luận tương tự vào tháng Sáu, các quan chức Trung Quốc đã phản ứng giận dữ và mô tả nhận định này là “cực kỳ vô lý và vô trách nhiệm”.

Đây là lần đầu tiên ông Tập và ông Biden nói chuyện trực tiếp sau hơn một năm

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đây là lần đầu tiên ông Tập và ông Biden nói chuyện trực tiếp sau hơn một năm

Cùng với việc nối lại liên lạc quân sự, hai bên đã công bố một số thỏa thuận khác trong các lĩnh vực đã trở thành lí do gây ra căng thẳng Mỹ-Trung trong thời gian gần đây.

Trong đó bao gồm việc thực hiện các bước để hạn chế đưa Fentanyl vào Mỹ, vốn góp phần làm gia tăng số ca tử vong do dùng thuốc quá liều ở nước này.

Các công ty sản xuất của Trung Quốc không chỉ là nguồn cung cấp opioid tổng hợp (thuốc giảm đau có nguồn gốc từ thuốc phiện) mà còn cung cấp các tiền chất có thể được kết hợp để tạo ra loại thuốc này.

“Chúng tôi đang hành động để giảm thiểu đáng kể dòng tiền chất hóa học và máy ép thuốc từ Trung Quốc sang phía Tây bán cầu”, ông Biden nói.

Theo thỏa thuận, Trung Quốc sẽ nhắm trực tiếp vào các công ty đang sản xuất tiền chất hóa học. “Việc này sẽ cứu được nhiều mạng sống,” ông Biden nói với các phóng viên.

Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cuộc xung đột ở Israel và Gaza. Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với các phóng viên rằng ông Biden đã yêu cầu Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của mình với Iran để thúc giục quốc gia này không thực hiện các bước có thể bị coi là khiêu khích.

Hai siêu cường cũng đồng ý cùng nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và có cuộc thảo luận kéo dài về Đài Loan mà theo một quan chức Mỹ, ông Tập cho rằng đây là “vấn đề lớn nhất, nguy hiểm nhất trong quan hệ Mỹ-Trung”.

Sau cuộc đàm phán, Trung Quốc cho biết việc liên lạc được khôi phục giữa quân đội hai nước được thực hiện trên “cơ sở bình đẳng và tôn trọng”.

“Trái Đất đủ lớn để hai nước thành công và thành công của nước này là cơ hội cho nước kia”, ông Tập nói trong bài phát biểu khai mạc: “Việc đối đầu tạo ra những hậu quả không thể chấp nhận được cho cả hai bên.”

Dù cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (Apec) của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung rất được mong đợi, các quan chức của cả hai bên đã hạ thấp kỳ vọng về bất kỳ đột phá lớn nào.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết: “Mục tiêu thực sự ở đây là quản lý sự cạnh tranh, ngăn ngừa rủi ro xung đột và đảm bảo các kênh liên lạc được mở”.

Mối quan hệ trở nên xấu đi vào tháng 2/2023 khi một khinh khí cầu bị nghi là do thám của Trung Quốc bị bắn hạ trên không phận Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến thăm Bắc Kinh vào tháng 6/2023, khiến ông trở thành quan chức cấp cao nhất của Washington đến thăm thủ đô của Trung Quốc trong gần nửa thập kỷ. Ông đã gặp Chủ tịch Tập và Ngoại trưởng Tần Cương.

Khi kết thúc chuyến thăm, ông Blinken nói rằng mặc dù vẫn còn những vấn đề lớn giữa hai nước, nhưng ông hy vọng họ sẽ có “liên lạc tốt hơn [và] gắn kết tốt hơn trong tương lai”.

Kinh tế Mỹ mất $150 tỷ mỗi năm vì biến đổi khí hậu

Lê Tây Sơn/SGN
15 tháng 11, 2023

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-1210662765-1280x858.jpg

Ảnh chụp hôm 22 Tháng Tư, 2-23, từ trên cao Nhà máy lọc dầu Los Angeles của Marathon Petroleum Corp, nhà sản xuất xăng lớn nhất tiểu bang, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất, lễ kỷ niệm hàng năm của phong trào môi trường. (ảnh: David McNew/Getty Images)

Một báo cáo liên bang cho thấy hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tồi tệ hơn trừ khi các tiểu bang đầu tư nhiều hơn vào năng lượng sạch và các thành phố thích ứng nhanh với môi trường đang thay đổi.

Cần sớm biến cam kết thành hiện thực

Nước Mỹ hiện đang trải qua một hiện tượng thời tiết cực đoan gây thiệt hại lên tới $1 tỷ mỗi ba tuần (tức bằng bốn tháng của thập niên 1980, đã điều chỉnh lạm phát).

Theo báo cáo mới nhất: Đánh giá Khí hậu Quốc gia Hoa Kỳ (National Climate Assessment-NCA) công bố ngày 14 Tháng Mười Một (lần đầu tiên, đánh giá có một chương riêng về tác động kinh tế liên quan đến khí hậu), nước Mỹ thiệt hại gần $150 tỷ mỗi năm vì biến đổi khí hậu.

Ảnh hưởng nặng nề nhất là các cộng đồng nghèo và yếu thế. Báo cáo cảnh báo: “Các hậu quả kinh tế khác của biến đổi khí hậu sẽ trở nên khốc liệt hơn trừ khi Hoa Kỳ đầu tư nhiều hơn vào năng lượng sạch và giúp các thành phố thích ứng với nhiệt độ cao hơn và mực nước biển dâng cao.

Dù một số tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đã được cảm nhận trên khắp đất nước, nhưng tác động của những thay đổi trong tương lai được dự đoán là sẽ đáng kể và rõ ràng hơn đối với nền kinh tế”.

Các khu trượt tuyết ở Tây Bắc, nông dân ở Trung Tây và ngư dân ở Đông Bắc nước Mỹ đều phải đối mặt với những nguy cơ của biến đổi khí hậu, tác động xấu đến nền kinh tế địa phương.

Hạn hán, cháy rừng, bão và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn do lượng khí thải nhà kính (CO2) ngày càng tăng, gây trở ngại cho việc cung cấp thực phẩm, nước uống và làm xáo trộn cuộc sống.

Theo đánh giá, vào cuối thế kỷ này, khoảng 40% dân số Mỹ sống ở các cộng đồng ven biển sẽ phải đối mặt với mực nước biển dâng và hàng triệu ngôi nhà phải di dời.

Cũng trong ngày 14 Tháng Mười Một, Bộ Năng lượng cho biết đang phân bổ $3.9 tỷ tài trợ liên bang để nâng cấp mạng lưới điện quá tải của đất nước (khoản đầu tư mới nhất trong chuỗi đầu tư được luật cơ sở hạ tầng năm 2021 tài trợ).

Trong khi đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường (Environmental Protection Agency-EPA) đang rót $2 tỷ cho các dự án khí hậu cộng đồng thông qua Đạo luật Giảm lạm phát (Inflation Reduction Act) được chính phủ Biden ban hành năm ngoái.

Báo cáo của NCA nêu rõ: “Những khoản đầu tư đó là cấp thiết vì Mỹ và các quốc gia khác cần đẩy nhanh việc giảm phát thải và loại bỏ nhiều CO2 hơn khỏi khí quyển để làm chậm đà biến đổi khí hậu”, và lưu ý quy trình cấp phép đang khiến quá trình chuyển đổi năng lượng xanh ở Mỹ gặp phải trở ngại nghiêm trọng.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/11/GettyImages-167982692-scaled.jpg

Một người đàn ông trên sân thượng nhìn ngọn lửa đang đến gần khu khu nhà mình hôm 3 Tháng Năm 2013 gần Camarillo, California trong trận cháy rừng lan rộng tới hơn 18,000 mẫu Anh. (ảnh:David McNew/Getty Images)

Báo cáo kết luận: “Mức giảm phát thải gần đây không đủ để đưa nước Mỹ đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu khí hậu. Lượng phát thải giảm trung bình dưới 1% mỗi năm từ 2005 đến 2019 sẽ phải nâng lên 6% để giữ cho khí hậu không nóng thêm quá 1.5 độ C vào giữa thế kỷ này, phù hợp với mục tiêu quốc gia và mục tiêu của Hiệp định khí hậu Paris. Không chỉ Mỹ mà nhiều quốc gia cũng chậm trễ trong cam kết Paris của họ.

Bức tranh về biến đổi khí hậu toàn cầu

Báo cáo của NCA được đưa ra trước Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu sẽ diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) vào cuối tháng này, trùng hợp với nỗ lực của chính quyền Biden nhằm chuyển hàng tỷ đôla vào các dự án năng lượng sạch để tạo công ăn việc làm và làm chậm biến đổi khí hậu.

Cố vấn khí hậu quốc gia Toà Bạch Ốc Ali Zaidi nhận định: “Báo cáo của NCA thể hiện chiến lược của Tổng thống Joe Biden trong việc biến cuộc khủng hoảng khí hậu thành cơ hội kinh tế thông qua trợ cấp và các ưu đãi khác.”

Theo đánh giá trong báo cáo, các công ty khi xây dựng các cơ sở sản xuất mới sẽ phải đầu tư vào các giải pháp bảo vệ khí hậu như tái chế nước ở khu vực Tây Nam để hiện thực hóa lợi ích kinh tế.

Dave White, Giám đốc Viện Đổi mới và Bền vững Toàn cầu (Global Institute of Sustainability and Innovation) thuộc Arizona State University và là đồng tác giả của báo cáo, lưu ý: “Điều quan trọng hơn là phải thực hiện các chiến lược phục hồi để các cơ sở hạ tầng, kinh tế quan trọng được an toàn trước biến đổi khí hậu.”

Đánh giá cũng tập trung vào việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch và dự báo, những việc làm mất đi trong quá trình loại bỏ dần loại nhiên liệu này sẽ được thay thế bằng những việc làm mới trong lĩnh vực năng lượng sạch. Lợi ích của kéo chậm biến đổi khí hậu sẽ lớn hơn chi phí.

Báo cáo cho biết các thành phố, tiểu bang và chính phủ liên bang sẽ phải đối mặt với chi phí lớn hơn từ việc ứng phó thảm họa và các chi phí khác, doanh thu từ thuế cũng giảm nếu do dự trong hành động.

Được thành lập vào năm 1990, pháp luật quy định NCA phải tiến hành đánh giá bốn năm một lần. Báo cáo đánh giá mới này là phiên bản thứ năm do hơn 750 chuyên gia soạn thảo và được 14 cơ quan liên bang xem xét.

Chương mới về kinh tế trong báo cáo nêu rõ biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng thế nào đến tuổi thọ, các hoạt động giải trí và sức khỏe tâm thần ngoài những mất mát hữu hình. “Báo cáo vẽ ra một bức tranh rộng hơn nhiều về cách biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày,” Delavane Diaz, trưởng nhóm chính tại Viện nghiên cứu Điện năng (Electric Power Research Institute) phi lợi nhuận và là đồng tác giả của báo cáo mới, nhận định.