Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 6
Total Users : 13506
Total views : 136668
Server Time : 2024-11-23

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Thời sự thế giới Thứ Tư 07 tháng 9 năm 2022 Võ Thái Hà tổng hợp

Thủ tướng Anh Liz Truss công bố thành phần chính phủ mới

Thủ tướng Anh Liz Truss tổ chức cuộc họp nội các đầu tiên của mình tai phủ thủ tướng, số 10 Downing Street ở Luân Đôn (Anh) ngày 07/09/2022. AP – Frank Augstein

Ngay sau khi được Nữ hoàng chính thức bổ nhiệm, ngày 06/09/2022, tân thủ tướng Anh Liz Truss đã công bố thành phần chính phủ của bà, được đánh giá rất thiên hữu và đa dạng với nhiều nhân vật xuất thân từ cộng đồng sắc dân thiểu số. Lần đầu tiên trong lịch sử, lãnh đạo ba bộ chủ chốt của chính phủ, Tài Chính, Nội Vụ và Ngoại Giao không phải là người da trắng.

Thông tín viên Emeline Vin tại Luân Đôn tường trình :

Trong 4 bộ được xếp cao nhất theo trình tự nghi thức, lần đầu tiên có ba gương mặt da màu, trong đó 2 là phụ nữ, không có nhân vật da trắng nào. Đa dạng chủng tộc là vấn đề không được đặt ra ở Vương Quốc Anh, nhất là khi tất cả các bộ trưởng này đều đã tham gia chính phủ của ông Boris Johnson.

Về mặt chính trị các nhân vật đó là dấu hiệu cho thấy đây là chính phủ rất thiên hữu. Đó là những nhân vật bảo thủ, cứng rắn trên mọi phương diện, họ là những người ủng hộ Brexit, bảo vệ chủ trương cắt giảm vai trò của Nhà nước, cắt giảm thuế, tất cả đều tự nhận là những nhà chính trị không theo khuôn mẫu.

Người ta dự báo chính phủ này sẽ còn đi xa hơn nữa trong chính sách nhập cư, với chương trình chuyển người xin tị nạn đến Rwanda, và về các vấn đề của Brexit.

Bà Liz trao các bộ chủ yếu cho những người thân cận hoặc ít ra cũng là những dân biểu ủng hộ bà trong chiến dịch tranh cử vừa rồi. Một trong những quyết định đầu tiên đó là loại ra khỏi nội các đối thủ cũ của bà là ông Rishi Sunak. Ông là người có ý tưởng về một chính phủ liên minh bảo thủ, điều đã khiến ông gặp nhiều hiềm tị trong đa số ở Quốc Hội.

Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực tái cơ cấu nợ của Sri Lanka 

07/9/2022

Reuters

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen tổ chức họp báo ở thủ đô Washington.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen tổ chức họp báo ở thủ đô Washington.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ Sri Lanka tái cơ cấu nợ và gia hạn hỗ trợ tài chính cho quốc đảo đang chìm ngập trong khủng hoảng này, theo Reuters.

Đang chống chọi với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong hơn 7 thập kỷ, Sri Lanka vừa đạt được thỏa thuận sơ bộ vào tuần trước với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về khoản vay khoảng 2,9 tỷ đôla.

Bộ trưởng Yellen cho biết trong bức thư hôm 6/9 kêu gọi tất cả các chủ nợ hợp tác toàn diện trong các cuộc đàm phán và tái cơ cấu cho Sri Lanka: “Hoa Kỳ, với tư cách là một chủ nợ, sẵn sàng tham gia vào quá trình tái cơ cấu nợ của Sri Lanka”.

Để hỗ trợ các cuộc đàm phán của Sri Lanka với IMF, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ tham gia với các cơ quan chính phủ khác của Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), bà Yellen cho biết thêm.

Trước đó, chính phủ Sri Lanka cho biết Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ nỗ lực tái cơ cấu.

Điều gì đã xảy ra với nền kinh tế Sri Lanka?

Tình trạng hỗn loạn tài chính của Sri Lanka, tồi tệ nhất kể từ khi độc lập khỏi Anh năm 1948, bắt nguồn từ việc quản lý kinh tế yếu kém cũng như đại dịch COVID-19 đã làm suy kiệt ngành du lịch chủ chốt của nước này.

Người dân Sri Lanka đã phải vật lộn với tình trạng thiếu nhiên liệu và hàng hóa cơ bản khác trầm trọng trong nhiều tháng, gây ra các cuộc biểu tình chưa từng có buộc phải thay đổi chính phủ.

Cuộc khủng hoảng bùng phát vào tháng 7 khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, người bị cáo buộc quản lý kinh tế yếu kém, đã bỏ trốn khỏi đất nước và từ chức, để rồi ông Ranil Wickremesinghe lên nắm quyền.

Tuy nhiên, nhà lập pháp kỳ cựu này đã phải đối mặt với một cuộc đấu tranh khó khăn để ổn định nền kinh tế, vốn đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát đang tăng vọt, hiện ở mức gần 65%.

Tổng thống Biden không liệt Nga là nhà nước bảo trợ khủng bố 

07/9/2022

Reuters

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vừa đưa ra quyết định cuối cùng về việc không liệt Nga là nhà nước bảo trợ cho chủ nghĩa khủng bố, Nhà Trắng cho biết hôm 6/9, nói rằng một động thái như vậy có thể phản tác dụng và gây ra những hậu quả không mong muốn đối với sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine trong bối cảnh bị Nga xâm lược, theo VOA News.

Khi các phóng viên hỏi ông Biden hôm 5/9: “Có nên liệt Nga vào danh sách nhà nước tài trợ khủng bố không?”, ông trả lời dứt khoát với một từ duy nhất là “Không”.

Kết luận của ông Biden chấm dứt nhiều tháng diễn ra các thảo luận ráo riết từ Điện Capitol cho đến thủ đô các nước khác về việc có nên đưa thêm Nga vào danh sách nhà nước bảo trợ khủng bố mà hiện nay danh sách này của Mỹ chỉ có bốn nước là Cuba, Iran, Triều Tiên và Syria hay không.

Các quốc gia bị liệt vào danh sách này khi ngoại trưởng Hoa Kỳ xác định rằng một chính phủ nước ngoài đang “liên tục hỗ trợ cho các hành động khủng bố quốc tế”. Khi bị đưa vào danh sách này, nhà nước đó ngay lập tức bị cô lập, bị áp đặt các hạn chế đối với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ; lệnh cấm xuất khẩu và bán hàng quốc phòng; kiểm soát các mặt hàng có thể được sử dụng cho cả mục đích quân sự và phi quân sự, và một loạt các hạn chế khác.

Hôm 6/9, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã trình bày chi tiết về quá trình ra quyết định của Tổng thống Biden.

Bà nói: “Việc chỉ định này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn đối với Ukraine và thế giới. “Ví dụ, theo các chuyên gia nhân đạo và các tổ chức phi chính phủ mà chúng tôi đã nói chuyện, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp hỗ trợ cho các khu vực của Ukraine”.

“Một điều khác là nó có thể khiến các tổ chức nhân đạo và thương mại quan trọng gặp trở ngại trong việc xuất khẩu lương thực để giúp khắc phục cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và gây nguy hiểm cho thỏa thuận cảng Biển Đen cho phép hơn một triệu tấn thực phẩm xuất khẩu của Ukraine ra thế giới, bao gồm vùng Sừng Châu Phi”, Thư ký báo chí Nhà Trắng cho biết.

Bà nói: “Nó cũng sẽ ảnh hưởng các điều kiện đa phương chưa từng có vốn rất hiệu quả trong việc buộc Tổng thống Nga Putin phải chịu trách nhiệm và cũng có thể làm suy yếu khả năng của chúng tôi trong việc hỗ trợ Ukraine trên bàn đàm phán. Vì vậy, một lần nữa, chúng tôi không nghĩ rằng đây là con đường hiệu quả nhất, hay con đường mạnh mẽ nhất về phía trước”.

Người ủng hộ Bolsonaro xuống đường ở Brazil

Một đội máy kéo sẽ diễu hành qua thủ đô Brasília của Brazil nhân dịp ngày độc lập vào thứ Tư. Nông dân chỉ là một trong số các nhóm muốn thể hiện sự ủng hộ đối với tổng thống Jair Bolsonaro trước cuộc bầu cử căng thẳng vào ngày 2 tháng 10 tới. Các thành phố khác cũng sẽ chứng kiến người ủng hộ ông xuống đường. Tại Rio, ông Bolsonaro sẽ gặp gỡ người ủng hộ trên bãi biển Copacabana.

Mục tiêu của chuỗi các sự kiện này là giúp lấy lại khí thế cho một tổng thống đang xếp sau trong các cuộc thăm dò, dù người ủng hộ ông không nghĩ như vậy. Họ lặp lại các tuyên bố vô cớ của nhà lãnh đạo rằng hệ thống bỏ phiếu điện tử của Brazil có thể dễ dàng bị tấn công. Họ cáo buộc tòa án bầu cử thiên vị đối thủ của ông, cựu tổng thống cánh tả Luiz Inácio Lula da Silva. Ông Bolsonaro đã cổ vũ họ, kêu gọi người ủng hộ bảo vệ “sự minh bạch” và “tự do.” Đổi lại, họ đề nghị tổng thống “huy động lực lượng vũ trang” và “xóa sổ Tòa án Tối cao.” Nếu căng thẳng chính trị bùng lên, diễu hành có thể trở thành bạo lực.

Nhật chậm rãi mở cửa cho du khách

Kể từ thứ Tư Nhật Bản sẽ nới lỏng các quy tắc đi lại — nhưng chỉ một chút. Khách du lịch vẫn phải xin thị thực và đặt chuyến thông qua công ty có chứng nhận, nhưng không còn bắt buộc có hướng dẫn viên. Công dân, thường trú nhân và khách doanh nhân được thoải mái hơn, với người nhập cảnh đã tiêm phòng đầy đủ sẽ không cần phải làm xét nghiệm PCR trước khi khởi hành. Giới hạn lượt khách hàng ngày cũng tăng từ 20.000 lên 50.000.

Nhật Bản đã rất thận trọng về việc mở cửa lại sau đại dịch. Điều này khiến họ bị tụt lại so với các nước G7 và các nước láng giềng châu Á, mà nhiều trong số đó đã bắt đầu chào đón khách du lịch. Nhưng các chính sách đóng cửa rất được cử tri Nhật Bản ủng hộ. Với việc tỉ lệ ủng hộ của thủ tướng Kishida Fumio giảm, ít có khả năng chính phủ của ông sẽ chấp nhận rủi ro và mở cửa cho du khách.

Canada phải chọn giữa lạm phát và nợ hộ gia đình cao

Cũng như hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới, Ngân hàng Canada đang nhanh chóng tăng lãi suất. Họ chuẩn bị tăng lãi suất vào thứ Tư từ 2,5% lên 3,25%. Lạm phát gần đây đã đạt đỉnh nhưng vẫn ở mức gần 8%, một phần do tăng trưởng tiền lương không bền vững và kỳ vọng lạm phát cao.

Nhưng so với các nước giàu khác, Canada đối mặt rủi ro nghiêm trọng do chi phí đi vay cao hơn. Trong những năm gần đây thị trường nhà ở đã bùng nổ chưa từng có, khiến giá thực tế cao hơn 300% so với năm 2000. Lãi suất cao sẽ làm tăng chi phí thế chấp, khiến nhà đất trở nên khó mua hơn và làm bong bóng bất động sản xì hơi. Nhưng nợ hộ gia đình đang cao một cách đáng lo ngại, ở mức 185% thu nhập khả dụng. Trong bối cảnh đó, giá nhà giảm có thể giáng một đòn mạnh vào lòng tin của người tiêu dùng và làm ảnh hưởng đến chi tiêu nói chung.

Hôm nay Apple ra mắt iPhone 14

Như thông lệ tại các sự kiện hàng năm của Apple ở Thung lũng Silicon, vào thứ Tư công ty công nghệ lớn nhất thế giới sẽ trình làng mẫu iPhone mới. Đây khó có thể là một sản phẩm mang tính cách mạng. Các phiên bản mới gần đây của Apple chủ yếu chỉ có chip nhanh hơn, camera tốt hơn và màn hình to hơn. Ngoài ra chúng cũng đắt hơn: chẳng hạn như ‌iPhone 14 Pro‌ Max, với giá bán dự kiến 1,199 đô la — cao hơn 100 đô so với phiên bản tiền nhiệm.

Đây là sự kiện trực tiếp đầu tiên kể từ năm 2019, và có thể sẽ giới thiệu cả AirPods, iPad và Apple Watch mới. Nhưng Apple vẫn chủ yếu là một công ty sản xuất iPhone. Thiết bị này chiếm gần một nửa doanh số 83 tỷ đô la của công ty từ tháng 4 đến tháng 6. Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, điện thoại thông minh của Apple hiện có nhiều người dùng ở Mỹ hơn so với điện thoại chạy Android, hệ điều hành của Google. Nhưng sự kiện cách mạng tiếp theo của Apple đã được lên kế hoạch cho năm sau, khi hãng nhiều khả năng sẽ công bố tai nghe thực tế hỗn hợp (mixed-reality headset) được nhiều người mong đợi.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về các Vấn đề An ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thăm Việt Nam 

07/9/2022

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách các Vấn đề An ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ông Ely Ratner.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách các Vấn đề An ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ông Ely Ratner.

Trung tá Martin Meiners, Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ, hôm 5/9 cho biết rằng Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách các Vấn đề An ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ông Ely Ratner, sẽ bắt đầu chuyến công du hai nước Ấn Độ và Việt Nam trong tuần này.

Người phát ngôn này cho biết rằng chuyến thăm của ông Ratner “nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác của Hoa Kỳ với hai đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương này”.

Không đề cập cụ thể ngày, Trung tá Martin Meiners cho biết rằng ông Ratner sẽ tới Việt Nam sau khi tới Ấn Độ.

“Trợ lý Bộ trưởng Ratner sẽ tới Hà Nội để dẫn dắt cuộc Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong khi Hoa Kỳ thực hiện các bước quan trọng nhằm mở rộng bề rộng và chiều sâu của quan hệ đối tác toàn diện giữa chúng tôi với Việt Nam”, ông Meiners nói trong một thông cáo.

Phát ngôn viên này nói thêm rằng “chuyến đi của Trợ lý Bộ trưởng Ratner tái khẳng định cam kết sâu sắc của Bộ trong việc hợp tác chặt chẽ với các đối tác cùng chí hướng để thúc đẩy tầm nhìn chung của chúng tôi về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Ông Ratner là quan chức cấp cao thứ ba của Mỹ tới Việt Nam trong những ngày đầu tháng Chín này.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về khí hậu John Kerry có chuyến công du tới Việt Nam từ ngày 2 tới 6/9 để “gặp gỡ các quan chức chính phủ, đại diện các tổ chức xã hội và các lãnh đạo doanh nghiệp nhằm xây dựng sự đồng thuận về các hành động chủ chốt để giải quyết khủng hoảng khí hậu và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng sạch”.

Tiếp đó, Thứ trưởng về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế của Hoa Kỳ Bonnie D. Jenkins sắp thăm Việt Nam trong chuyến công du tới 3 nước Đông Nam Á gồm cả Philippines và Singapore từ ngày 5 tới 14/9.

Trung Quốc mua khí đốt Nga bằng nhân dân tệ và rúp

Công trường lắp đặt đường ống khí đốt Nga-Trung tại Hải An, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 12/03/2022. © Cinatopix / via AP

Quan hệ đối tác chiến lược giữa Matxcơva và Bắc Kinh được tăng cường thêm. Tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom ngày 06/09/2022, thông báo đã ký thỏa thuận thanh toán tiền bán khí đốt cho Trung Quốc bằng đồng nội tệ của hai nước, nhân dân tệ và rúp, thay thế cho đồng đô la Mỹ. Đây còn là cách để hai đồng minh thể hiện sự phản đối chính sách đối ngoại của Mỹ, cũng như để lách các trừng phạt của phương Tây đối với Matxcơva.

Thông tín viên Jean-Didier Revoin, tại Matxcơva cho biết thêm chi tiết :

« Một cơ chế thanh toán có lợi cho cả hai bên, đúng lúc, đáng tin cậy và tiện lợi », Alexei Miller, ông chủ của Gazprom đã đánh giá như vậy thỏa thuận cho phép Bắc Kinh trả tiền khí đốt của Nga bằng đồng nhân dân tệ hoặc đồng rup Nga.

Đó là cách để Matxcơva và Bắc Kinh thoát ra khỏi phụ thuộc vào đồng đô la vào thời điểm mà quan hệ của hai nước với Hoa Kỳ đang ở mức xấu nhất. Ngoài ra nhiều hợp đồng mua bán khí đốt dài hạn qua đường ống dẫn khí « Sức mạnh Siberi » dẫn tới Trung Quốc cũng đã được đúc kết.

Dù Gazprom thừa nhận lượng khí khai thác trong khoảng từ tháng Giêng đến tháng Sáu năm nay đã giảm 14% thì tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga này khẳng định việc xuất khẩu khí sang Trung Quốc vẫn thường xuyên vượt số lượng hợp đồng theo ngày. Tuy nhiên tập đoàn không cho biết con số cụ thể.

Cho dù điện Kremlin khen ngợi về cách tiếp cận cân bằng của Trung Quốc đối với cuộc hoảng Ukraina và về sự thông cảm của Bắc Kinh về lý do Nga mở tấn công thì về lâu dài, Matxcơva buộc phải tìm các đầu ra mới cho lượng khí đốt mà Liên Hiệp Châu Âu không mua của mình nữa. Trung Quốc là đối tác thay thế chính của Nga nhưng cũng không chắc một mình nước này có thể bảo đảm nguồn thu nhập tương đương cho Matxcơva.

Mỹ cấm công ty ‘công nghệ tiên tiến’ xây dựng nhà máy ở Trung Quốc

Monica Miller

BBC News, Singapore

Mỹ

Nguồn hình ảnh, Getty Images/Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ phát biểu tại cuộc họp báo của Nhà Trắng

Các công ty công nghệ Mỹ nhận tài trợ của chính phủ liên bang sẽ bị cấm xây dựng các cơ sở “công nghệ tiên tiến” ở Trung Quốc trong 10 năm, chính quyền Tổng thống Joe Biden nói.

Hướng dẫn được công bố như một phần của kế hoạch trị giá 50 tỷ USD nhằm xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn nội địa.

Thông báo được đưa ra khi các nhóm doanh nghiệp kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Họ phải đối mặt với tình trạng thiếu vi mạch toàn cầu khiến sản xuất bị đình trệ.

“Chúng tôi sẽ thực hiện các rào cản để đảm bảo những ai nhận được quỹ CHIPS không thể xâm phạm an ninh quốc gia… họ không được phép sử dụng tiền này để đầu tư vào Trung Quốc, họ không thể phát triển công nghệ tiên tiến hàng đầu ở Trung Quốc… trong thời gian 10 năm,” theo giải thích của Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo. về Đạo luật Chips và Khoa học của Hoa Kỳ.

“Các công ty nhận tiền chỉ có thể mở rộng nhà máy dùng loại chip sử dụng công nghệ thấp hơn để phục vụ thị trường Trung Quốc.”

Mỹ và Trung Quốc đang vướng vào tranh chấp kéo dài về thương mại và công nghệ.

Vào tháng Tám, Tổng thống Mỹ Joe Biden ký đạo luật cam kết chi 280 tỷ USD cho sản xuất công nghệ cao và nghiên cứu khoa học, trong bối cảnh có những lo ngại rằng Mỹ đang đánh mất lợi thế công nghệ của mình vào tay Trung Quốc.

Các khoản đầu tư bao gồm giảm thuế cho các công ty xây dựng nhà máy sản xuất chip máy tính ở Mỹ.

Mỹ hiện sản xuất khoảng 10% nguồn cung chất bán dẫn toàn cầu, vốn là chìa khóa cho mọi thứ từ ô tô đến điện thoại di động, giảm gần 40% so với năm 1990.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington phản đối dự luật bán dẫn, cho rằng nó gợi lại “tâm lý Chiến tranh Lạnh”.

Một số nhà sản xuất chip của Hoa Kỳ đã phải hứng chịu tác động của sự trừng trị thẳng tay của Washington đối với việc bán công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc.

Đầu tháng này, Nvidia và AMD bị các quan chức Mỹ yêu cầu dừng bán chip trí tuệ nhân tạo cho Trung Quốc.

Dan Ives của Wedbush Securitie gọi các hạn chế này là một “cú đấm quyết tâm” vào Nvidia.

“Đây thực sự là một lời cảnh báo đối với Trung Quốc và nó thực sự sẽ thổi bùng ngọn lửa (căng thẳng) địa chính trị,” ông Ives nói với BBC.