Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 6
Total Users : 13506
Total views : 136667
Server Time : 2024-11-23

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Thời sự thế giới Thứ tư 17 tháng 8 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc gặp các quan chức tập đoàn quân sự Miến Điện

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc Noeleen Heyzer đến sân bay quốc tế Rangoon, Miến Điện, ngày 16/08/2022. © AP

Hôm nay 17/08/2022, đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Miến Điện Noeleen Heyzer đã bắt đầu gặp các quan chức của tập đoàn quân sự cầm quyền tại thủ đô Naypyidaw. Phát ngôn viên tập đoàn quân sự Miến Điện Zaw Min Tun cho biết bà Heyzer sẽ gặp tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo tập đoàn quân sự và Wunna Maung Lwin, ngoại trưởng của chính quyền quân sự, vào cuối ngày.

Theo hãng tin AFP, trích dẫn Liên Hiệp Quốc, trong chuyến thăm Miến Điện, bà Heyzer sẽ đề cập đến tình hình đang xấu đi trong nước cùng với các mối quan ngại trước mắt, cũng như những mục tiêu ưu tiên khác trong nhiệm kỳ của bà.

Đặc sứ Liên Hiệp Quốc về Miến Điện đã không trả lời AFP về việc bà có sẽ gặp lãnh đạo dân sự bị lật đổ Aung San Suu Kyi hay không. Bà Aung San Suu Kyi, 77 tuổi, đã bị giam kể từ cuộc đảo chính của quân đội và đã phải nhận thêm một án tù hôm 15/08 tại một tòa án quân sự bí mật, nâng tổng mức án của bà lên 17 năm tù.

Miến Điện đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội nắm chính quyền vào tháng 2/2021 và vấp phải một phong trào phản kháng dữ dội. Theo một tổ chức ở Miến Điện, hơn 2.200 người đã thiệt mạng và hơn 15.000 người bị bắt trong chiến dịch của quân đội đàn áp những người chống đảo chính.

Các nỗ lực ngoại giao của Liên Hiệp Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng cho tới nay đạt được rất ít tiến bộ, do các tướng lĩnh vẫn từ chối thảo luận với phe đối lập.

Tổng thống Biden ký dự luật đối phó với lạm phát – 17/8/2022 – Reuters

Tổng thống Joe Biden ký luật biến đổi khí hậu và giá thuốc hôm 16/8/2022.

Tổng thống Joe Biden ký luật biến đổi khí hậu và giá thuốc hôm 16/8/2022.

Hôm 16/8, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký dự luật trị giá 430 tỷ đôla thành luật được coi là gói chống biến đổi khí hậu trị giá lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, được thiết kế để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong nước cũng như giảm giá thuốc theo toa và chống lạm phát, theo Reuters.

Tại lễ ký ở Nhà Trắng có sự tham gia của các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ, trong đó có Thượng nghị sĩ Joe Manchin, người mà sự ủng hộ rất quan trọng cho việc thông qua Đạo luật Giảm lạm phát.

Ông Biden tận dụng sự kiện ký luật này để chỉ trích đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ hy vọng sẽ tận dụng một chuỗi chiến thắng về mặt lập pháp cho cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ vào tháng 11 và đẩy mạnh các chiến dịch quảng bá luật chống lạm phát.

Ông Biden nói: “Trong thời khắc lịch sử này, các đảng viên Dân chủ sát cánh với người dân Mỹ trong khi tất cả đảng viên Cộng hòa chỉ chạy theo các đặc lợi”. Ông nói thêm: “Tất cả đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội đều bỏ phiếu chống lại dự luật này”.

Luật chống biến đổi khí hậu và giảm giá thuốc kê đơn nhằm mục đích cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong nước. Luật cũng sẽ cho phép chương trình bảo hiểm Medicare thương lượng giá thuốc thấp hơn cho người cao tuổi và đảm bảo rằng các công ty và người giàu phải trả các khoản thuế mà họ nợ.

Đảng Dân chủ nói rằng luật này sẽ giúp chống lạm phát bằng cách giảm thâm hụt ngân sách liên bang. Các cơ quan xếp hạng và các nhà kinh tế độc lập đồng tình nhưng nói rằng kết quả sẽ mất nhiều năm.

Trong khi đó đảng Cộng hòa chỉ trích luật này vì cho rằng nó không có tác dụng nhiều đến việc giúp hạ giá. Trưởng khối Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết luật mới này sẽ có tác dụng ngược.

“Các đảng viên Đảng Dân chủ đã cướp của người Mỹ năm ngoái bằng cách chi tiêu nền kinh tế của chúng ta vào lạm phát kỷ lục. Năm nay, giải pháp của họ là làm điều đó lần thứ hai. Dự luật đảng phái mà Tổng thống Biden ký ban hành ngày hôm nay có nghĩa là thuế cao hơn, tiền điện nước cao hơn và nhiều cuộc kiểm toán IRS hơn”, ý ông nói đến Sở Thuế vụ Hoa Kỳ.

Miền nam Thái Lan xảy ra hàng loạt vụ đốt phá và đánh bom – 17/8/2022

AP

Bạo lực ở miền nam Thái Lan.

Bạo lực ở miền nam Thái Lan.

Giới hữu trách hôm 17/8 nói rằng một làn sóng đốt phá và đánh bom xảy ra vào ban đêm tại các tỉnh cực nam của Thái Lan, nơi trong gần hai thập kỷ qua đã chứng kiến các cuộc nổi dậy đòi ly khai của người Hồi giáo, theo AP.

Người phát ngôn quân đội Thái Lan Pramote Promin cho biết ít nhất 17 vụ tấn công đã xảy ra vào tối 16/8 ở các tỉnh Pattani, Narathiwat và Yala, chủ yếu là tại các cửa hàng tiện lợi và trạm xăng. Ba thường dân được ghi nhận đã bị thương. Chưa có nhóm nào tuyên bố nhận trách nhiệm về các vụ này.

Hơn 7.300 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu vào năm 2004 ở ba tỉnh trên, những tỉnh duy nhất có đa số người Hồi giáo ở Thái Lan, đất nước có phần đông dân số theo đạo Phật. Các cuộc tấn công cũng đã diễn ra ở tỉnh Songkhla lân cận.

Cư dân Hồi giáo từ lâu bị cho là bị đối xử như những công dân hạng hai ở Thái Lan, và các phong trào ly khai thường xuyên nổ ra trong suốt mấy chục năm qua. Những cuộc đàn áp nặng tay đã làm dấy lên sự bất bình.

Ông Pramote cho biết những kẻ tấn công vào tối ngày 16/8 “ăn mặc như phụ nữ, sử dụng xe máy và trong nhiều trường hợp sử dụng bom xăng ném vào các mục tiêu”.

Ông nói: “Rõ ràng là quân nổi dậy vẫn quyết sử dụng bạo lực đối với người dân, gây tổn hại niềm tin vào nền kinh tế, gây ra bất ổn và phá hoại chính phủ.

Đại úy cảnh sát Sarayuth Kotchawong cho biết ông nhận được tin báo ngay trước nửa đêm rằng một nghi phạm đã vào cửa hàng tiện lợi tại một trạm xăng ở quận Yala’s Yaha, đặt một chiếc túi đen bên trong và nói các nhân viên phải rời đi nếu họ “không muốn chết”. Các nhân viên vừa rời đi được 10 phút thì chiếc túi này phát nổ.

Triều Tiên phóng 2 tên lửa hành trình từ thị trấn ven biển Onchon 

17/8/2022

Reuters

Quốc kỳ Triều Tiên.

Quốc kỳ Triều Tiên.

Một nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết Triều Tiên vừa phóng hai tên lửa hành trình từ thị trấn ở bờ biển phía tây Onchon sáng sớm ngày 17/8, theo Reuters.

Nguồn tin này cho biết thêm rằng giới chức quân sự Hàn Quốc và Hoa Kỳ đang phân tích chi tiết về đường bay của tên lửa, bao gồm cả tầm bắn.

Vụ phóng trên diễn ra một ngày sau khi Seoul và Washington bắt đầu bốn ngày diễn tập chung sơ bộ để chuẩn bị cho cuộc huấn luyện tác chiến trên thực địa mang tên Ulchi Freedom Shield, vốn bị đình hoãn trong thời gian qua, diễn ra từ ngày 22/8 đến 1/9.

Hôm 16/8, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tham gia cuộc tập trận phòng thủ tên lửa đạn đạo ngoài khơi bờ biển Hawaii vào tuần trước. Đây là cuộc tập trận đầu tiên kể từ năm 2017 khi quan hệ giữa Seoul và Tokyo xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Bình Nhưỡng không thử tên lửa trong hai tháng qua trong lúc nước này đã chiến đấu chống dịch Covid-19 bùng phát trong nhiều tháng, và vào tuần trước họ tuyên bố chiến thắng dịch bệnh. Tuy nhiên, giới quan sát nhận thấy có dấu hiệu Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân.

Trong một thông cáo riêng do Triều Tiên đưa ra hôm 11/8, em gái của lãnh tụ Kim Jong Un đã đổ lỗi cho các tờ rơi tuyên truyền từ Hàn Quốc được tìm thấy gần biên giới là nguyên nhân gây ra sự bùng phát COVID-19 và quyết sẽ “trả đũa chết người” đối với Hàn Quốc.

Bất chấp những cảnh báo như vậy, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm 17/8 nhắc lại rằng ông sẵn sàng cung cấp viện trợ kinh tế theo từng giai đoạn cho Triều Tiên nếu nước này chấm dứt phát triển vũ khí hạt nhân và bắt đầu phi hạt nhân hóa.

(AFP) – Nắng nóng, thiếu điện, Trung Quốc phân phối điện theo hạn định. Tứ Xuyên là vùng trọng điểm của Trung Quốc về sản xuất lithium, kim loại hiếm phục vụ ngành chế tạo pin điện. Trong những ngày qua, nhiệt độ thường xuyên vượt ngưỡng 40 độ C. Vì thiếu điện, theo thông tin được loan báo hôm 14/08/2022, 19 thành phố trong tỉnh đã ra lệnh cho các nhà máy, doanh nghiệp ngưng hoạt động. Một số tỉnh lân cận cũng phải áp dụng quy định tương tự. Hôm qua 15/08, Trung Quốc đã ra báo động đỏ đối với nhiều địa phương do nắng nóng cao độ.

(AFP) – Chiến dịch Barkhane : 

Binh sĩ Pháp cuối cùng rời Mali ngày 15/08/2022. Như vậy là Pháp đã hoàn tất đợt rút quân sau 9 năm hiện diện quân sự tại Mali trong khuôn khổ chiến dịch Barkhane chống thánh chiến Hồi Giáo tại vùng Sahel. Theo thông cáo của bộ Quân Lực Pháp, các căn cứ quân sự cuối cùng của Pháp tại Gao đã được bàn giao cho các lực lượng Mali.

(AFP) – Hạt nhân : 

Bruxelles đang « xem xét » hồi đáp của Teheran về dự thảo cuối cùng do Liên Âu đề xuất để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Hôm nay 16/08/2022, một phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu thông báo Bruxelles « đang tham vấn các đối tác » Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga về các bước tiếp theo, sau khi nhận được hồi đáp tối 15/08 của Teheran. Về phía Iran, Teheran cho biết đã trả lời bằng văn bản cho Liên Âu và khẳng định sẽ ký thỏa thuận nếu Mỹ phản ứng phù hợp với thực tế và linh hoạt.

(Reuters) – Úc và New Zealand : 

« Không có vấn đề » với thịt xuất khẩu sang Trung Quốc. Úc và New Zealand cho biết hôm nay, 16/08/2022, đã nắm được việc các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin cấm thịt nhập khẩu từ hai nước này do có liên quan tới bệnh lở mồm long móng. Tuy nhiên, cả Úc và New Zealand đều không nhận được bất cứ thông tin chính thức nào từ phía Hải quan Trung Quốc. Bệnh lở mồm long móng là căn bệnh truyền nhiễm ở động vật như cừu, dê và lợn, nhưng không nguy hiểm với con người. Hai nước này đều không thông báo phát hiện ca nhiễm nào, nhưng đều tăng cường các biện pháp phòng tránh, sau khi loại virus gây bệnh này được phát hiện ở Bali, Indonesia.

(Reuters) – Anh Quốc phê duyệt vac-xin ngừa biến thể Omicron. 

Cơ quan quản lý dược phẩm của Anh thông báo hôm qua, 15/08/2022, đã phê duyệt loại vac-xin thế hệ mới Moderna, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chất lượng và có đủ khả năng chống lại virus corona và cả biến thể Omicron. Biến thể này lây lan nhanh và là nguyên nhân gây bệnh cho phần lớn số ca nhiễm Covid-19 ở châu Âu từ nhiều tháng qua. Loại vac-xin này cũng được dùm làm liều nhắc lại cho người lớn.

(AFP) – Venezuela tham gia tổ chức Hội Thao Quân Sự Quốc tế với các nước thân thiện với Nga. 

Venezuela lần đầu tiên đăng cai tổ chức các cuộc thi “Sniper Frontier” ngày 15/08/2022, trong khuôn khổ của Hội Thao Quân Sự Quốc Tế 2022 (13- 26/08/2022), do Nga đưa ra sáng kiến từ 2015. Sự kiện quy tụ khoảng 30 quốc gia thân với Matxcơva, trong đó có cả Trung Quốc, Việt Nam và Cuba. Các cuộc thi khác diễn ra tại 11 nước, chủ yếu ở Nga. Venezuela đã xích lại gần Nga, Iran và Trung Quốc trong những năm gần đây, do Hoa Kỳ không công nhận việc tổng thống Nicolas Maduro tái đắc cử.

‘Tàu do thám’ Yuan Wang 5 của Trung Quốc cập cảng Sri Lanka bất chấp lo ngại của Ấn Độ

By Yvette Tan – BBC News

Yuan Wang 5

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Yuan Wang 5 sẽ được phép lưu lại cảng do Trung Quốc điều hành cho đến ngày 22 tháng 8

Một tàu nghiên cứu của Trung Quốc đã cập cảng Hambantota của Sri Lanka bất chấp những lo ngại của Ấn Độ.

Tàu Yuan Wang 5 (Viễn Vọng 5) đã được phép cập cảng với điều kiện không được tiến hành nghiên cứu khi đang ở vùng biển Sri Lanka, các quan chức cảng cho biết.

Quảng cáo

Ấn Độ trước đó đã lên tiếng lo ngại rằng con tàu sẽ được sử dụng để do thám các hoạt động của nước này, truyền thông đưa tin.

Bộ Ngoại giao Sri Lanka cho biết con tàu sẽ được phép lưu lại cảng do Trung Quốc điều hành cho đến ngày 22/8.

Năm 2017, China Merchants Port Holdings đã chiếm phần lớn cổ phần với hợp đồng thuê 99 năm tại cảng Hambantota – nơi tàu Yuan Wang 5 hiện đang cập cảng – sau khi Sri Lanka phải vật lộn để trả khoản nợ phát sinh khi xây dựng nó.

Các nhà phân tích an ninh nước ngoài được Reuters trích dẫn mô tả tàu Yuan Wang 5 là một trong những tàu theo dõi không gian thế hệ mới nhất của Trung Quốc, được sử dụng để theo dõi vệ tinh,tên lửa và các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Một số tin tức của truyền thông Ấn Độ mô tả nó là một “tàu gián điệp lưỡng dụng”. Các trang web phân tích vận chuyển đường biển thì gọi nó là tàu nghiên cứu và khảo sát.

Theo báo cáo của trang tin Ấn Độ NDTV cho biết chính quyền ở Delhi lo ngại về “khả năng hệ thống theo dõi của con tàu đang cố gắng theo dõi các cơ sở của Ấn Độ khi đang trên đường đến Sri Lanka”.

Trang CNN cũng nói chuyến thăm của con tàu “đẩy căng thẳng Trung-Ấn lên cao”, và đặt câu hỏi vì sao Sri Lanka lại đón tàu TQ vào thời điểm này.

Gặp khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, Sri Lanka đang cần cả sự hỗ trợ của Dehki và Bắc Kinh.

Báo The Guardian ở Anh cũng có bài, cho rằng dù đây là tàu “nghiên cứu”, người ta nghi nó có hoạt động do thám.

Bài của BBC News hôm 16/08 gọi đây là “tàu gián điệp” (spy ship).

An ninh và lợi ích

Đầu tháng Bảy, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết chính phủ đang theo dõi chuyến thăm dự kiến của con tàu, và nói thêm rằng Delhi sẽ bảo vệ an ninh và lợi ích kinh tế của mình.

Theo tin tức của Reuters, Ấn Độ đã có phản đối bằng miệng với chính phủ Sri Lanka về chuyến thăm của con tàu.

Đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Sri Lanka đã yêu cầu Trung Quốc hoãn chuyến ghé cảng của con tàu, nói rằng nước này cần tiến hành “tham vấn thêm”.

Trung Quốc đáp trả, nói rằng “hoàn toàn phi lý khi một số quốc gia viện dẫn cái gọi là ‘lo ngại về an ninh’ để gây áp lực lên Sri Lanka” – mặc dù họ không nêu tên bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Sri Lanka sau đó thông báo rằng con thuyền sẽ được phép cập cảng.

Những lo ngại của Ấn Độ được đưa ra trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Sri Lanka – quốc gia hiện đang rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Delhi đã đi đầu trong việc gửi viện trợ cho Sri Lanka trong những tháng gần đây để giúp nước này vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng tranh cãi mới nhất này có thể phủ bóng đen lên hoạt động viện trợ này.

Bắc Kinh cũng đã cho Colombo vay hàng tỷ USD trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng ở châu Á. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản tài trợ đều có lợi cho Sri Lanka.

Phân tích của Vikas Pandey, phóng viên BBC News chỉ ra rằng tranh cãi về con tàu phản ánh điểm chặt chẽ về ngoại giao mà Sri Lanka tự nhận thấy mỗi khi phải lựa chọn giữa Ấn Độ và Trung Quốc.