Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 6
Total Users : 13506
Total views : 136667
Server Time : 2024-11-23

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Thời sự thế giới ngày Thứ sáu 05 tháng 8 năm 2022 – Võ Thái Hà tổng hợp

Mỹ – Nhật khẳng định hợp tác duy trì hòa bình, ổn định ở eo biển Đài Loan

05/8/2022

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (thứ 3 từ phải) đón tiếp chủ tịch Hạ Viện Mỹ Nancy Pelosi (áo xanh) tại phủ thủ tướng, Tokyo, Nhật Bản, ngày 05/08/2022. AP

Trong chuyến thăm Nhật Bản và trong cuộc gặp thủ tướng Fumio Kishida ngày 05/08/2022, chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi tái khẳng định chuyến công du châu Á của phái đoàn dân biểu Mỹ không nhằm « thay đổi nguyên trạng đối với Đài Loan hoặc trong vùng », tuy nhiên Washington « sẽ không cho phép » Bắc Kinh cô lập Đài Loan. Trước đó, bên lề hội nghị ASEAN tại Phnom Penh, ngoại trưởng Mỹ và Nhật đã lên án các vụ bắn tên lửa của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan.

Trong buổi họp báo ngày 05/08 tại Tokyo với thủ tướng Nhật Bản, chủ tịch Hạ Viện Mỹ không bình luận trực tiếp đợt tập trận nhiều ngày của Trung Quốc quanh Đài Loan, nhưng bà Nancy Pelosi nhấn mạnh các chính khách Mỹ cần được tự do đến Đài Loan. Còn thủ tướng Fumio Kishida đánh giá các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo của Trung Quốc là một « vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia » của Nhật Bản.

Trước đó, hai ngoại trưởng Mỹ và Nhật Bản cũng lên án mạnh mẽ các vụ thử tên lửa của Trung Quốc trong buổi gặp ngày 04/08 tại Phnom Penh. Theo ông Antony Blinken, được đài NHK trích dẫn, việc tên lửa Trung Quốc rơi vào vùng biển gần Nhật Bản, đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, là một vấn đề nghiêm trọng cho an ninh và người dân Nhật Bản. Tuy nhiên, cả hai lãnh đạo ngoại giao cũng « khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ vì hòa bình và ổn định trong vùng ».

Về phía Trung Quốc, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Hoa Xuân Oánh hôm 04/08 đã bác bỏ thông tin 5 tên lửa Trung Quốc rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Lập luận mà bà đưa ra là, « do Trung Quốc và Nhật Bản chưa nhất trí về việc phân định lãnh hải trong các vùng biển liên quan, nên Bắc Kinh không công nhận cái gọi là ‘Vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản’». Ngày 05/08, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng thông báo « nhiều biện pháp trừng phạt » chủ tịch Hạ Viện Mỹ, nhưng không nêu chi tiết. Theo họ, qua chuyến thăm Đài Loan, bà Pelosi « đã can thiệp nghiêm trọng vào chuyện nội bộ của Trung Quốc và xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ » của nước này.

Tương tự, cũng với lý do « can thiệp vô cớ vào chuyện nội bộ của Trung Quốc », bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã triệu mời các nhà ngoại giao châu Âu lên phản đối tuyên bố chung của nhóm G7 và của Liên Hiệp Châu Âu lên án các cuộc tập trận “hung hăng” của Trung Quốc quanh Đài Loan.

Tầu USS Ronald Reagan kéo dài thời gian hoạt động để theo dõi tình hình Đài Loan

Cùng lúc Trung Quốc tổ chức tập trận lớn quanh Đài Loan, nhiều chiến hạm của Mỹ cũng đang hoạt động ở trong vùng, trong đó có đội tầu sân bay USS Ronald Reagan, đến Biển Đông từ tháng 7. Theo lệnh ngày 05/08 của tổng thống Joe Biden, đội tầu này sẽ kéo dài thời gian hoạt động so với kế hoạch, để « theo dõi tình hình », nhưng sẽ hoãn bắn thử tên lửa đạn đạo.

Phát biểu ngày 04/08, ông John Kirby, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, được trang ABC News trích dẫn, cho biết quyết định hoãn thử tên lửa Minuteman 3 là nhằm thể hiện « thái độ của một cường quốc hạt nhân có trách nhiệm qua việc giảm nguy cơ tính toán sai lầm », trong bối cảnh Trung Quốc « đang tiến hành tập trận gây bất ổn quanh Đài Loan ».

Trung Quốc ngừng đối thoại quân sự cấp cao với Mỹ, đình chỉ các hợp tác khác 

05/8/2022

Reuters

Trung Quốc căng thẳng với Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Trung Quốc căng thẳng với Mỹ về vấn đề Đài Loan.

Trung Quốc sắp ngừng hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực, bao gồm đối thoại giữa các chỉ huy quân sự cấp cao và các cuộc đàm phán về khí hậu, để trả đũa cho chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu 5/8.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho hay nước này cũng sắp ngừng hợp tác với Washington trong việc ngăn chặn tội phạm xuyên biên giới và buôn bán ma túy, tương tự là ngừng hồi hương di dân bất hợp pháp, trong số 8 biện pháp cụ thể.

Trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau khi bà Pelosi rời Nhật Bản trong chặng cuối cùng của chuyến công du châu Á, Trung Quốc cũng đã hủy một cuộc họp song phương đã được lên kế hoạch về cơ chế an ninh quân sự trên biển.

Trong một thông báo riêng rẽ, Bắc Kinh nói rằng họ sẽ trừng phạt cá nhân bà Pelosi và người thân trực tiếp của bà để đáp lại các hành động “xấu xa” và “khiêu khích” của bà.

Chuyến thăm ngắn ngủi của bà Pelosi trong tuần này tới Đài Loan tự trị, hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của họ, đã khiến Bắc Kinh tức giận và kích hoạt các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc trên quy mô chưa từng có ở các vùng biển và vùng trời xung quanh hòn đảo.

(Reuters)

ASEAN cảnh báo về nguy cơ ‘toan tính sai’ về Đài Loan; bất mãn với Mynamar 

04/8/2022

Reuters

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và những người đồng cấp ASEAN tại phiên họp ngoại trưởng của khối ở Phnom Penh hôm 4/8 năm 2022

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và những người đồng cấp ASEAN tại phiên họp ngoại trưởng của khối ở Phnom Penh hôm 4/8 năm 2022

Khối ASEAN hôm 4/8 đã cảnh báo về nguy cơ những biến động do căng thẳng ở eo biển Đài Loan có thể dẫn đến ‘toan tính sai, đối đầu nghiêm trọng, xung đột có căn nguyên sâu xa và hậu quả khó lường giữa các cường quốc’.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang họp ở Campuchia với sự tham gia của ngoại trưởng 27 nước, nhưng sự kiện này bị lu mờ trước những diễn biến xung quanh Đài Loan sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

“ASEAN sẵn sàng đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc tạo điều kiện đối thoại hòa bình giữa tất cả các bên”, tổ chức này cho biết trong một tuyên bố, đồng thời kêu gọi kiềm chế tối đa.

Các nước Đông Nam Á thường thận trọng khi đưa ra lập trường để cân bằng quan hệ giữa họ với Trung Quốc và Hoa Kỳ, đồng thời khéo léo tránh chọc giận cả hai cường quốc này.

Mỹ và truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hai ngoại trưởng Vương Nghị và Anthony Blinken không có kế hoạch gặp nhau ở Campuchia. Trước đó, cũng trong ngày 4/8, ông Blinken đã gặp gỡ các đối tác từ Ấn Độ, Qatar và nước chủ nhà Campuchia.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết cuộc gặp giữa ông Vương và người đồng cấp Nhật Bản tại Campuchia đã bị hủy bỏ và nêu lý do là Trung Quốc bất bình về tuyên bố của G7 kêu gọi Trung Quốc giải quyết căng thẳng về Đài Loan một cách hòa bình.

Các cuộc thảo luận của ASEAN dự kiến sẽ tập trung vào nỗ lực ngoại giao kém hiệu quả của khối để giải quyết khủng hoảng ở Myanmar, vốn đã hỗn loạn kể từ khi quân đội tiếm quyền sau cuộc đảo chính hồi năm ngoái.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 3/8 cho biết ASEAN buộc phải xem xét lại kế hoạch hòa bình đã được nhất trí với Myanmar nếu các lãnh đạo quân sự của nước này hành quyết nhiều tù nhân hơn.

ASEAN bất mãn với việc chính quyền quân sự chẳng có mấy tiến bộ, với các ngoại trưởng trong khối cáo buộc là chính quyền này nhạo báng nỗ lực của ASEAN. Khối này đã lên án Myanmar mới đây hành quyết 4 nhà hoạt động trong phong trào chống đối sự cai trị của quân đội, vụ hành hình đầu tiên sau nhiều thập kỷ.

Chính quyền quân sự tuần trước đã biện hộ cho các vụ hành quyết, gọi đó là ‘công lý cho người dân’, gạt đi sự lên án dồn dập của cộng đồng quốc tế.

Myanmar là thành viên ASEAN nhưng các tướng lĩnh của họ đã bị cấm tham dự các cuộc họp của khối cho đến khi kế hoạch hòa bình do ASEAN đưa ra có tiến triển.

Nam Hàn

05/8/2022

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/08/1-16.jpeg

Bà Nancy Pelosi gặp Chủ Tịch Nghị viện Nam Hàn. Ảnh trên mạng

Nếu chuyến công du Đài Loan được xem là một thái độ ngoại giao thẳng thắn của bà Nancy Pelosi với Trung Cộng và được đón tiếp long trọng thì tại Nam Hàn, quốc gia theo sau Đài Loan trong chuyến công du Châu Á của phái đoàn Quốc Hội bị những người chống đối bà xem là thất bại, là một sự bẽ mặt vì Tổng Thống Yoon Suk-yeol của Nam Hàn lánh mặt, không tiếp đón bà.

Văn phòng tổng thống Yoon Suk-yeol thông báo, ông đang “nghỉ mát” đã sắp đặt trước và chỉ hội đàm cùng bà Pelosi qua điện thoại.

Để hiểu thêm lý do tại sao, cần biết tân Tổng Thống Yoon Suk-yeol của Nam Hàn là người thế nào?

Yoon Suk-yeol, 61 tuổi, là một viện trưởng công tố viện Nam Hàn, từng lãnh đạo những vụ điều tra và kết tội các vụ án kinh tế và tham nhũng tại Nam Hàn. Không tham gia đảng phái nhưng là một người bảo thủ cánh hữu, Yoon Suk-yeol gia nhập đảng bảo thủ Quyền Lực Quốc Dân (People Power Party) khi ra tranh cử tổng thống chỉ vài tháng trước khi các cuộc vận động tranh cử bắt đầu. Yoon bị phía đối lập xem là chưa từng có kinh nghiệm chính trường hay điều hành quốc gia ngoài vai trò công tố viên.

Từ tỉ lệ dưới 30% cử tri bảo thủ ủng hộ, Yoon trở thành ứng viên dẫn đầu vòng sơ bộ của đảng bảo thủ khi ứng viên theo sát ông bỏ cuộc và tuyên bố ủng hộ Yoon.

Yoon thắng sít sao trước ứng viên đảng Dân Chủ của Nam Hàn với tỉ lệ 48.56% so với 47.83%, một sự chênh lệch phiếu chưa từng có trong lịch sử bầu cử tổng thống Nam Hàn, trở thành tổng thống Nam Hàn thứ 13 kể từ tháng 5 năm 2022 vừa qua.

Yoon Suk-yeol bị giới phân tích chính trị thế giới xem như là một Donald Trump tại Nam Hàn.

Ở nhiều mặt, Yoon Suk-yeol rất giống Donald Trump. Yoon Suk-yeol bị xem là cơ hội, lấp liếm, đảo ngược xuôi những điều đã nói. Yoon cũng sử dụng mạng xã hội để tung ra tuyên bố đầy tranh cãi. Yoon bị cáo buộc là kỳ thị giới tính, xem thường người dân, tấn công truyền thông và người đối lập, thậm chí vợ của ông từng hăm dọa sẽ bỏ tù các ký giả và những người chỉ trích ông một khi đắc cử. Gia đình vợ cũng từng bị truy tố về các gian lận tài chánh. Yoon Suk-yeol xem mình là tân “hoàng đế” của Nam Hàn, xâm vào bàn tay mình chữ “Vương (Vua)” (King) như vậy.

Về đối ngoại, Yoon có thái độ mạnh mẽ với Bắc Hàn, hứa hợp tác với Hoa Kỳ để chống lại Bắc Hàn nhưng không bày tỏ thái độ với Trung Cộng.

Đó là lý do rất dễ hiểu khi Yoon Suk-yeol lánh mặt phái đoàn Chủ tịch Nancy Pelosi đến Nam Hàn vì sợ rằng sự gặp gỡ hay các tuyên bố của bà sẽ tạo thêm sự giận dữ từ Trung Cộng hiện nay. Điều này ngoài tầm tay của bà Pelosi và cũng chẳng gây ảnh hưởng đến uy tín của bà.

Một phong trào chính trị cơ hội đã lây sang Nam Hàn?

Trung Quốc

Trung Quốc dường như đang tiến hành một cuộc tổng diễn tập cho cuộc xâm lược Đài Loan mà họ sẽ tiến hành sau này. Kế hoạch mở đầu bằng cách cuộc tấn công mạng làm gián đoạn thông tin liên lạc, gây hoang mang trong dân chúng. Kế đó là các đợt phóng pháo phản lực hạng nặng nhằm phá hủy các căn cứ phòng không, căn cứ chỉ huy.

Các cuộc phóng tên lửa thực hiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) nhằm ngăn cản lực lượng tiếp viện của Mỹ ở khu vực phía đông. Sau đó, mới đến các đợt tấn công của không quân, hải quân và lực lượng đổ bộ.

Mặt khác, thông tin về các cuộc tập trận được cập nhật liên tục gần như theo thời gian thực. Động thái này nhiều khả năng hướng đến đối tượng dân chúng trong nước.

Nhật Bản

Nhật Bản phản ứng mạnh với việc tên lửa Trung Quốc rời vào vùng đặc quyền kinh tế của họ. Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhanh chóng lên tiếng, cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết, bao gồm cả bằng hình ảnh mô tả nhằm nhấn mạnh mối đe dọa đến từ tên lửa Trung Quốc. Điều này có thể giúp tác động đến dư luận ủng hộ các kế hoạch phát triển tên lửa tấn công tầm xa hoặc cho phép Mỹ đặt tên lửa tấn công tầm trung ở các quần đảo phía tây nam.

Mỹ

Ngoài việc triển khai hoạt động trinh sát, Mỹ có vẻ như vẫn án binh bất động với vai trò quan sát. Tuy nhiên, dựa vào phát biểu của phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia John Kirby, có thể thấy Mỹ vẫn đang chờ đợi Trung Quốc kết thúc cuộc tập trận và tình hình hạ nhiệt mới đưa ra các phản ứng về quân sự, chẳng hạn như điều tàu chiến băng qua eo biển Đài Loan ở một quy mô lớn hơn bình thường, không loại trừ khả năng sử dụng cả tàu đổ bộ tấn công hoặc Hàng Không Mẫu Hạm.

Dân Trung Quốc “lồng lộn” vì Xiaomi chuyển nhà máy sang Việt Nam

04/8/2022

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/08/Xiaomi.jpeg

Ảnh: Một dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi tại Việt Nam (Zing)

Theo GlobalTimes, nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc, Xiaomi, vừa giao lô hàng đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam. Đại diện Xiaomi cho biết, đây là một nỗ lực nhằm tăng cường hiệu quả giao hàng ở thị trường Đông Nam Á và giảm chi phí hậu cần. Các thiết bị cầm tay Xiaomi được sản xuất tại Việt Nam sẽ được phân phối trong nước, đến Malaysia và Thái Lan cùng các nước Đông Nam Á.

“Chi phí giao hàng ở các thị trường Đông Nam Á đã tăng lên do đại dịch Covid-19 và chi phí hậu cần cũng đã tăng trong những năm gần đây. Để giải quyết những vấn đề này, Xiaomi đã hợp tác với các đối tác của mình để thực hiện nội địa hóa sản xuất”, phát ngôn viên của Xiaomi cho biết. Xiaomi hiện đang hợp tác với công ty sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc DBG Technology, điều hành một nhà máy rộng 200,000 m2 tại Thái Nguyên, Việt Nam.

Hiện, “Xiaomi sản xuất điện thoại ở Việt Nam” đang trở thành chủ đề nóng trên diễn dàn công nghệ Trung Quốc. Có nhiều ý kiến “phẫn nộ” xung quanh vấn đề này. Một người có tên Xu Shilin bày tỏ: “Chúng ta đã để mất rất nhiều dây chuyền sản xuất của Apple, Samsung và giờ là Xiaomi. Ngay cả thương hiệu trong nước cũng đang tìm cách chuyển sản xuất ra nước ngoài. Thật đáng… đau lòng”.

Một nhà phân tích công nghệ của Trung Quốc cho rằng, việc thiết lập dây chuyền sản xuất tại Việt Nam hoặc các thị trường Đông Nam Á khác, có thể cải thiện cả chi phí và hiệu quả phân phối của nhà sản xuất thiết bị cầm tay Trung Quốc. “Asean đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và hợp tác công nghiệp ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Asean sẽ là xu hướng dài hạn cho nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả điện thoại thông minh”, ông này nói.

Một số nhà sản xuất sản phẩm điện tử cũng nhận thấy xu hướng này trong những năm gần đây, bao gồm nhà sản xuất thiết bị gia dụng hàng đầu Trung Quốc TCL và nhà sản xuất màn hình hiển thị BOE. Một trong những nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời hàng đầu của Trung Quốc là Trina Solar, cũng đã thiết lập dây chuyền sản xuất tại Việt Nam vào đầu năm 2017.

Một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động khác cũng đã bắt đầu chuyển đến Việt Nam và các nước Asean như: Giày dép, quần áo và đồ nội thất.

Iran và Mỹ cố cứu vãn thỏa thuận hạt nhân 2015 ở Vienna 

05/8/2022

Reuters

Chương trình hạt nhân Iran vẫn đang diễn ra.

Chương trình hạt nhân Iran vẫn đang diễn ra.

Iran và Hoa Kỳ đàm phán gián tiếp tại Vienna vào thứ Sáu 5/8 trong một nỗ lực có tính chất còn nước còn tát nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015, truyền thông nhà nước Iran đưa tin.

Không có mấy người tin rằng sẽ có đột phá. Mỗi bên đều kêu gọi bên kia thỏa hiệp, trong khi chương trình hạt nhân của Tehran vẫn được đẩy mạnh.

Reuters, dẫn lời một quan chức Iran và một quan chức châu Âu, đã loan tin hồi tháng 6 rằng Tehran đã bỏ đi lời yêu cầu rằng Washington phải bỏ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran khỏi danh sách trừng phạt của Mỹ.

Hôm 4/8, một quan chức cấp cao của Iran nói với Reuters: “Chúng tôi có những đề xuất riêng sẽ được thảo luận trong cuộc đàm phán ở Vienna, chẳng hạn như dỡ bỏ dần các lệnh trừng phạt đối với Lực lượng Vệ binh”.

Phát ngôn viên Nhà Trắng chuyên trách an ninh quốc gia John Kirby hôm 4/8 cho biết cuộc đàm phán “cơ bản đã hoàn tất ở thời điểm này”.

Do Iran từ chối đàm phán trực tiếp với Hoa Kỳ, nên Enrique Mora của EU phải chạy qua chạy lại giữa Bagheri Kani và Đặc sứ Mỹ chuyên trách về Iran là Rob Malley.

Đàm phán đổ vỡ chủ yếu là do Tehran yêu cầu Washington bỏ Lực lượng Vệ binh Cách mạng khỏi danh sách Các Tổ chức Khủng bố Nước ngoài (FTO) của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã từ chối làm theo lời yêu cầu đó.

Tehran cũng yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) hủy bỏ các tuyên bố của họ về hoạt động hạt nhân của Tehran, Iran phản đối việc cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc khẳng định hồi năm ngoái rằng Iran đã không giải thích đầy đủ về các dấu vết uranium tại các địa điểm không được khai báo.

Thỏa thuận năm 2015 giữa Iran và Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc gần như chẳng còn chút hiệu lực nào. Trước khi bị đổ vỡ, thỏa thuận này dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Tehran, đổi lại, chương trình hạt nhân của Iran phải chịu các hạn chế.

Vào năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vứt bỏ bản thỏa thuận và áp dụng trở lại các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt.

Đáp lại, Tehran đã vi phạm thỏa thuận bằng một số cách thức, bao gồm cả việc tích trữ trở lại uranium đã được làm giàu.

Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Josep Borrell, đã đề xuất một thỏa hiệp hồi tháng 7 và kêu gọi các bên chấp nhận nó để tránh một “cuộc khủng hoảng hạt nhân nguy hiểm”. Hai quan chức Iran cho biết Tehran “không hài lòng” với bản thảo về thỏa hiệp.

(Reuters)

Hoa Kỳ chính thức khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép Việt Nam

RFA – 05/8/2022

Hoa Kỳ chính thức khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép Việt Nam

Ảnh minh họa: ống thép

Reuters

Hoa Kỳ đã chính thức khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với một số sản phẩm ống thép -chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 nhập khẩu từ Việt Nam.

Cục Phòng vệ Thương mại cho truyền thông hay tin trên trong ngày 5/8 theo nội dung thông báo của Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC).

Theo thông báo, nguyên đơn trong vụ việc này gồm các doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn tại Mỹ (như Nucor Corporation, Bull Moose Tube, Maruichi Steel Corporation…) cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng (HRS), vốn là nguyên liệu chính để sản xuất ra ống thép từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tương ứng mà Mỹ đang áp dụng với Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ.

DOC cho biết, theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ, các bên có liên quan có thời hạn 30 ngày kể từ ngày khởi xướng để nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã nhận được đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với sản phẩm ống thép Việt Nam từ tháng 5. Tuy nhiên đến 22/6, cơ quan này thông báo gia hạn thêm 15 ngày thời hạn xem xét các đơn đề nghị và hôm nay mới chính thức khởi xướng điều tra.

Theo thống kê của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), trong năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm bị đề nghị điều tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 57,6 triệu USD.