Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 1
Total Users : 13501
Total views : 136658
Server Time : 2024-11-21

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Phong cách rừng rú của phái đoàn Phạm Minh Chính – Đại Dương

Chuyến công du Hoa Kỳ của Phái đoàn Cộng sản Việt Nam doThủ tướng Phạm Minh Chính cầm đầu kể từ 11/5 đến 17/5/2022 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN trong 2 ngày 12 và 13. Sau đó, đã gặp mặt kín với “kiều bào” ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 14/5, New York 15/5, San Francisco 17/5.

Dư luận thận trọng trên thế giới ít hy vọng vào những lời hứa tại Hội nghị Thượng đỉnh này sẽ mang lại sự thay đổi đáng kể nào trong mối quan hệ Hoa Kỳ-ASEAN vì: (1) Những lời hứa đãi bôi của Tổng thống Joe Biden là thói quen đã có từ thời làm Phó tổng thống cho Barack Obama (2008-2016). (2) ASEAN với truyền thống “đèn nhà ai nấy rạng” nên không bao giờ có chung lập trường và hành động đoàn kết cụ thể, đặc biệt liên quan đến quyền lợi quốc gia. (3) Joe Biden đang muốn chứng minh vai trò lãnh đạo thế giới dù cho hiện nay nhiều quốc gia tự quyết định các vấn đề quốc tế mà không cần tới Hoa Kỳ như từng có từ sau năm 1945.

Những câu chuyện “ngớ ngẫn” xảy ra khi các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công du Hoa Kỳ bao giờ cũng có, do ảo tưởng “đỉnh cao trí tuệ” và “mặc cảm thua kém nên phải nổ như tạc đạn.

Trong khi chờ đợi Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken đến Toà Đại sứ của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn để truyền đạt ý kiến của Tổng thống Joe Biden. Toà Đại sứ chắc được sự chỉ đạo của Chính đã chọn một căn phòng tồi tàn nhất ở dưới hầm để đón tiếp như một kiểu khinh miệt khách. Hành động khiếm nhã chỉ làm xấu thêm hình ảnh lem luốc của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong khi đợi khách, phái đoàn cao cấp Cộng sản Việt Nam tán gẫu oang oang và nhận xét về một số viên chức nước chủ nhà bằng ngôn từ Chợ Đồng Xuân, Cầu Ông Lãnh đã bị Hoa Kỳ tung lên mạng xã hội. Nhưng, đã rút xuống rồi mà Việt Nam không dám bình luận gì.

Xuất thân từ ngành Công an, Phạm Minh Chính đã giữ chức Thủ tướng từ năm 2021 và có triển vọng thay thế Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì tuổi già sức yếu. Trọng vẫn không chịu từ chức tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản ngày 10/5/2022.

Phạm Minh Chính với chủ trương đối thoại

Phát biểu trước doanh nghiệp Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn, Phạm Minh Chính nói “Tôi sẵn sàng đối thoại bất cứ ai trên thế giới về kinh tế Việt Nam, về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam”.

Xuất thân từ ngành Công an Cộng sản với hàm Trung tướng nên kinh nghiệm của Chính là đàn áp, và đàn áp thô bạo, không giới hạn đã thấm vào da thịt, trái tim nên CHXHCNVN lọt vào nhóm các quốc gia “độc tài” ở Châu Á gồm có Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia, và Afghanistan.

Chỉ số Dân chủ toàn cầu 2021 mới được Economist Intelligence Unit (EIU) công bố tiếp tục xếp Việt Nam vào trong bối cảnh nền dân chủ trên toàn thế giới bị đảo ngược và chế độ độc tài được củng cố hơn trong năm qua. Việt Nam xếp hạng 131/167 quốc gia và lãnh thổ trên bảng chỉ số của EIU.

Tuy tuyên bố sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai. Nhưng, Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) ghi nhận 150 người chưa được đối thoại đã bị Nhà nước Việt Nam bỏ tù.

Từ năm 2017, Hà Nội tuyên bố sẵn sàng “đối thoại” với những người có quan điểm và ý kiến khác Nhà nước mà tới năm 2022 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn đối thoại từ Ban Bí thư. Chìm xuồng. Với kinh nghiệm thương đau mà một vài người Việt ở hải ngoại vẫn tìm cách “đối thoại” với Cộng sản Việt Nam mà chưa “đối” đã bị “thọi” rồi!

Phạm Minh Chính gặp gỡ “kiều bào” Mỹ

Khi gặp kín với 70 người Việt tại Miền Đông Hoa Kỳ, Phạm Minh Chính cao giọng “Thành công của người Việt Nam ở Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước” đã gây sự phẫn nộ đối với tuyệt đại đa số người Việt dưới chế độ Cộng sản phải dứt áo ra đi bỏ lại quê hương. Họ từng góp xương máu qua nhiều thế hệ khác nhau để chống quân xâm lược Phương Bắc, Phương Tây, Phương Đông mà duy trì nòi giống Lạc Hồng mà không thể sống dưới sự cai trị dã man, tàn bạo, vô luân, bất nhân, nhỏ mọn, thù dai của Chủ nghĩa Cộng sản. Dứt áo ra đi là một chọn lựa của lý trí chứ không phải vì kinh tế như Đảng Cộng sản dè bỉu.

Ra đi dù bất cứ phương tiện và hoàn cảnh nào cũng não nề tận tâm cang của mỗi người Việt Nam dù Bắc, Trung, Nam. Lần đầu tiên, cuộc chạy trốn chế độ Cộng sản Việt Nam ồ ạt bằng bất cứ phương tiện nào đã làm cho nhân loại phải dang tay đón nhận. Danh từ “thuyền nhân” được mang ý nghĩa Chống Cộng khác với nguyên ngữ từ xưa của Việt Nam.

Trong khi đó giới cầm quyền Cộng sản Việt Nam công khai miệt thị những nạn nhân khốn khổ đang tìm cuộc sống mới bằng cách đánh đu với tử thần. Chủ nghĩa Cộng sản đáng sợ hơn tử thần!

Năm 1975, Trần Phương, Chủ nhiệm Ủy Ban Khoa học Xã hội đã ví dân Miền Nam là “những con điếm cho Mỹ làm tình để đổi lấy viện trợ”. Tổng bí thư Lê Duẩn mạt sát những người di tản là “một bọn ma-cô, đĩ điếm”. Thủ tướng Phạm Văn Đồng chửi người ra đi là bọn phản quốc. Văn công và “bọn ba mươi” cũng hùa theo “những kẻ đáng bị chặt đầu, cặn bã xã hội, chạy theo bơ thừa sữa cặn”. Năm 1993, Nguyên Bộ trưởng Y tế, Nguyễn Trọng Nhân được phỏng vấn tại Amsterdam vẫn hằn học trả lời “Những người di tản đáng bị chặt đầu”.

Năm 1990, khi Cộng Sản bắt đầu nhận tiền từ người tị nạn gởi về, “bọn đĩ điếm” được cộng sản “nâng cấp” lên hàng “Việt Kiều” nên Tổng bí thư Đỗ Mười (1991-1997) tuyên bố “Việt Kiều là những khúc ruột ở bên ngoài ngàn dặm của dân tộc”.

Một số du học sinh từ Việt Nam Cộng Hoà sắp hết thời hạn cho phép du học đã tham gia Phong trào Phản chiến ở Hoa Kỳ nhằm tránh bị trục xuất. Sau khi Cộng sản giành quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam thì các nhóm “phản chiến” di cư sang Gia Nã Đại để đoàn tụ với gia đình và công khai hoạt động cho Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số còn lại ở Hoa Kỳ và Tây Âu thường tìm mọi cách biện minh cho mọi chủ trương, hành động của Đảng CSVN.

Cộng sản Việt Nam với lực lượng Công an đồ sộ vẫn không ngăn cản được dân chúng ở ba miền đất nước ùn ùn ra đi thành phong trào Boat People suốt hơn một thập niên. Đại đa số 5.5 triệu người Việt sinh sống ở hải ngoại đã công khai từ bò quốc tịch Việt Nam để hội nhập vào nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Họ không còn là công dân của quốc gia có tên gọi là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên khó gán ghép tên “Kiều Bào” hoặc “Việt Kiều”.

Bất cứ nguyên thủ Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công du ở hải ngoại cũng chỉ được một số ít “Việt Kiều” đón tiếp gồm có du học sinh, người đi lao động, viên chức ngoại giao, doanh nhân với danh xưng “kiều bào”. Thậm chí một số hãng truyền thông tiếng Việt cũng không trực tiếp lấy tin và loan tin mà phải dựa vào báo chí ngoại quốc.

Tất cả lãnh tụ CSVN đến Hoa Kỳ, kể cả Thủ tướng Phạm Minh Chính đều phát biểu như đang lên đồng “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; luôn tạo điều kiện để củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và giúp đồng bào có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống ở nước sở tại và đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước”.

CSVN không có quyền hạn, nghĩa vụ gì đối với địa vị pháp lý vững chắc và ổn định cuộc sống của đại đa số người Việt hải ngoại nên chủ trương “kiểm soát Việt Kiều” vô phương thành công.

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Thành công và phản ứng từ chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Phạm Minh Chính (BBC)
Phạm Trần: đối thoại đãi môi (Quốc Dân)
Ngoại giao Việt Nam: Một sự hổ thẹn không thể bào chữa (Chân Trời Mới)