Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 1
Total Users : 13501
Total views : 136658
Server Time : 2024-11-21

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Mỹ và NATO chuyển vũ khí cho quân Ukraine như thế nào?

Tướng Mark Milley tại phi trường biên giới Ba lan-Ukraine

Trong bài phát biểu của Tổng Thống Joe Biden sáng 9/03/2022 có đề cập đến chuyện Tòa Bạch Ốc đã cử Bộ Trưởng Ngoại Giao Antony Blinken và Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đại tướng Mark Milley đến biên giới Ba Lan để nói lên tầm quan trọng của Mỹ trong việc yểm trợ cuộc chiến đấu của Ukraine. Bộ Trưởng Ngoại Giao Blinken đi đâu, làm gì thì ông có họp báo, và báo chí tây phương đã phỏng vấn và tường thuật đầy đủ. Còn Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ thì đi trong bí mật. Những mảnh vụn tin tức từ CNN, New York Times, AP, Reuters, Bloomberg… ghép lại thành lộ trình của tướng giữ nhiệm vụ cao nhất của quân đội Hoa Kỳ… Ông đi tổ chức và tìm đường tiếp tế vũ khí cho quân Ukraine.

Trước khi Nga chưa đưa quân xâm lược Ukraine thì việc tiếp tế vũ khí viện trợ quốc phòng cho Ukraine rất bình thường. Chỉ đơn giản là một chiếc vận tải quân sự chở vũ khí, hoả tiễn, đạn dược từ Mỹ bay thẳng đến phi trường Ukraine chuyển giao cho Bộ Quốc Phòng Ukraine là xong nhiệm vụ.

Từ khi Putin ra lệnh tấn công qua Ukraine thì việc tiếp tế vũ khí không còn dễ dàng như trước đây, Washington và NATO không muốn có bóng dáng một quân nhân nào đặt chân lên lãnh thổ Ukraine có thể làm bùng phát cuộc chiến với Nga và kích hoạt chiến tranh nguyên tử.  Mọi yểm trợ, tiếp viện phải thực hiện bí mật ở vùng biên giới của Ukraine. 

Thật ra, trên chiến trường gần 2 tuần “đại quân Nga” chiến đấu với quân Ukraine, thấy quân Nga còn kém, nếu đánh về chiến tranh thông thường (không có nguyên tử) thì Mỹ và NATO xem quân Nga không phải là đối thủ có cân lượng. Dù vậy, phía Mỹ và NATO không muốn trực diện đối đầu với Nga sợ chiến tranh sẽ lan rộng đến các nước Châu Âu, hai bên không kiềm chế sẽ bùng nổ chiến tranh nguyên tử. Một cuộc chiến không có người chiến thắng. Tốt hơn tránh loài “bò điên” cho yên kẻo sợ nó húc càn!  
Tuy nhiên không phải để Nga muốn làm gì thì làm. Họ vẫn có những phương pháp làm “bò điên” hết điên. Đó là khó khăn tìm đáp số của bài toán “trị bò điên” mà không dùng búa bổ vào đầu nó. Nhiệm vụ của tướng Mark Milley đến Châu Âu trong sứ mạng tìm ra đáp số của bài toán này.

Ông Mark Miller phải giải quyết trong chuyến đi châu Âu của ông: NATO và Mỹ đang áp dụng là cấp tốc viện trợ vũ khí cho Ukraine để đối đầu với Nga, không cho Nga tiến quân dễ dàng theo kế hoạch Putin vạch ra. Dĩ nhiên nhiệm vụ quân sự này phải kín đáo đó là sứ mệnh của tướng Mark Milley đến Châu Âu. 

Theo CNN: Một giới chức cao cấp của Ngũ Giác Đài cho biết vào thứ Sáu tuần trước ngày 4/03/2022, Chủ tịch Hội đồng Tham Mưu Trưởng Liên quân là Đại Tướng Mark Milley đã đến thăm một sân bay bí mật gần biên giới Ba Lan-Ukraine. Sân bay này chính là nơi phi cơ hạ cánh chở vũ khí viện trợ cho quân Ukraine nằm ở vùng biên giới trên lãnh thổ Ba Lan.

Hiện nay có 14 nước viện trợ vũ khí cho Ukraine trong đó kể cả nước Đức từ sau Đệ II Thế Chiến bị hạn chế quốc phòng mà vẫn có trong danh sách 14 nước đó.  Vấn đề đặt ra không lẽ cả 14 nước đó mạnh ai thì tự động chở vũ khi để viện trợ cho quân đội Ukraine. Như vậy sẽ tạo nên tình trạng hỗn loạn gây khó khăn cho quân đội Ukraine khi thì thừa, khi lại thiếu vũ khí. Đó là làm việc vô tổ chức làm tổn hại binh sĩ Ukraine đang chiến đấu ngoài mặt trận.

Theo Bloomberg thì vũ khi không đi từ các nước liên hệ mà tập trung ở một nơi, để từ đó có một lệnh phân phối bảo đảm  nhu cầu chiến trường Ukraine. 

Theo một quan chức cao cấp quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ với phóng viên New York Times thì tướng Mark Milley đến thăm United States European Command (EUCOM). Có trụ sở đóng tại thành phố Stuttgart, nước Đức tại đây ông đã họp và thảo luận với đại diện quân sự của 14 nước viện trợ vũ khí cho Ukraine. Và kế hoạch và hành động được thống nhất từ đây.

Vũ khí viện trợ từ 14 nước tây phương kể cả Mỹ đều tập trung về trung tâm EUCOM. Từ đây từ đó di chuyển đến đến biên giới Ba Lan – Ukraine. Tướng Mark Milley công tác Châu Âu để quan sát và tổ chức những cuộc tiếp tế này. 

Tiếp tế như thế nào?

Phi cơ tiếp tế vũ khí tại một phi trường bien giới Ba Lan -Ukraine

Theo một giới chức của Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ cho biết thì những ngày đầu cuộc chiến chỉ có vài chuyến máy bay vận tải xuống phi trường biên giới này, nhưng nay đã có đến 14-17 chuyến bay trong ngày, không khí những người chuyển vũ khí nhộn nhịp như tổ ong để nhanh chóng chuyển vũ khí ra chiến trường Ukraine. Phi trường bí mật này năm trong biên giới Ba Lan-Ukraine, nay quân của Nga chưa tiến đến đó nên phía Ukraine nhận vũ khí qua biên giới tương đối dễ dàng. Nhưng sau này khi Nga chiếm trọn Ukraine thì mọi việc trở nên bí mật và thay đổi chiến thuật.

Khi vũ khí đã vượt qua biên giới thì do quân đội Ukraine chủ động phân phát đến các đơn vị ngoài chiến trường.

Nguồn tin khác từ bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết hiện nay NATO đã viện trợ số vũ khí cho Ukraine là 17,000 gồm hoả tiễn chống xe tăng NLAW của Anh, hoả tiễn chống xe tăng Javelin của Mỹ và  2,000 hỏa tiễn Stinger phòng không của Mỹ. Những hoả  tiễn này có khả năng như thế nào?

Hoả tiễn chống xe tăng NTLW

NTLW (Light Anti-tank Weapon) là hoả tiển của Anh, vác vai nhắm bắn, không có hệ thống tự điều khiển. NTLW dài chừng 1 mét, đường kính 150mm; nặng 12.5 kg; tầm bắn 200-800m; Thời giá năm 2008 là $37,000/hoả tiễn. Nhà sản xuất hỏa tiễn NTLW tuyên bố “NTLW đánh bại bất cứ xe tăng tối tân nào”.

Hoả tiễn chống xe tăng Javelin

Hoả tiễn chống xe tăng Javelin của quân đội Hoa Kỳ

Hoả tiễn Javelin Do Mỹ chế tạo để chống xe tăng Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, dĩ nhiên qua nhiều đời thì hoả tiễn Javelin phải tân trang cho phù hợp. Javelin có trang bị hệ thống tự điều khiển, tầm bắn từ 75m đến 2500m, Đầu đạn Javelin thể xuyên thủng lớp vỏ xe tăng dày 0.8 m (2.62 feet). Đây là một loại hoả tiễn cá nhân vác vai tiện dụng cho bộ binh , thời giá năm 2021 khoảng $175,000 USD / hoả tiễn.

 

 

Hoả tiễn phòng không Stinger 

Hoả tiễn phòng không Stiger của quân đội Hoa kỳ

Stinger là hoả tiễn phòng không vác vai của bộ binh, do Công Ty General Dynamics của Hoa Kỳ chế tạo và sản xuất, dài 1.52m, đường kính 70mm, nặng 15.2kg tầm bắn từ 1 – 8 km. Dễ vận chuyển bởi  người lính bộ binh. Hỏa tiễn Stinger trang bị hệ thống tự điều khiển rất có hiệu quả trong việc chống lại các mục như máy bay trực thăng, máy bay không người lái… Hiện phương Tây đang cung cấp cho Ukraine tổng cộng hơn 2,000 hỏa tiễn Stinger.

Với những hoả tiễn mà quân Ukraine được trang bị trên đã làm thay đổi cuộc chiến như chuyên viên cao cấp NATO tiết lộ: “chuyện đoàn xe quân sự khổng lồ của Nga kéo dài 64 km về phía bắc thủ đô Kyiv hầu như không di chuyển trong nhiều ngày nay. Lý do mà chúng tôi đều cảm nhận rằng quân đội Ukraine đã sử dụng hiệu quả các vũ khí mà chúng tôi cung cấp cho họ… Họ đã dùng vũ khí này để mở các cuộc tấn công vào đoàn xe của Nga, nhờ đó đã ngăn chặn chúng một cách hiệu quả”

Tài liệu CNN, Reuters, New York Time, Bloomberg, Fox News….