Những chuyện cần biết về Putin xâm lăng Ukraine
Dưới đây là những gì mà mà thế giới quan tâm đến tình trạng Nga xâm lăng Ukraine, nó không hạn chế trong Ukraine mà có thể rộng lớn đến các nước thuộc khối Liên Xô cũ, nay là thành viên của NATO. Putin muốn lập lại đế chế Nga Hoàng cai trị theo cách cộng sản, như Tập Cận Bình ở Bắc Kinh cai trị Trung Hoa dưới chế độ Cộng Sản pha trộn tham vọng Đại Hán. Những điều dưới đây nói về sự đau thương của dân Ukraine, những đòn trừng phạt của Mỹ và Tây Phương, Putin sẽ đẩy cuộc chiến đi xa đến đâu, Mỹ và Châu Âu sẽ đối phó ra sao…
***
Trên không, trên bộ và trên biển, Nga đã bắn hỏa lực tàn khốc vào Ukraine, một quốc gia theo thể chế dân chủ, với 44 triệu người dân và họ đang chiến đấu ở ngoại ô thủ đô Kyiv để bảo vệ nền dân chủ non trẻ mà họ trân quý.
Trong nhiều tháng, Vladimir Putin phủ nhận xâm lăng Ukraine, nhưng nay “chứng minh Putin nói láo như vẹm”.
Khi số lượng người chết tăng lên, Putin sẽ bị buộc là đã phá vỡ hòa bình ở châu Âu. Điều gì xảy ra tiếp theo có thể gây nguy hiểm cho toàn bộ nền an ninh của lục địa văn minh này?
Tại sao Putin tấn công Ukraine?
Sau khi Putin ra lệnh tấn công ngày 24/02/2022, lính Nga tràn vào thủ đô của Ukraine và thành phố với nhiều hướng. Trong một bài phát biểu trước bình minh ngày 24/02 trên truyền hình Nga, Putin tuyên bố Nga không thể “an toàn phát triển và tồn tại” vì những mối đe dọa thường trực từ Ukraine hiện nay. Tuyên bố này người Việt gọi là “chân đi thình thịch lại nói đất kêu” đó ông Putin ạ. Có ai làm gì đâu mà ông lo quá vậy, có thật không đấy?
Đầu tiên Nga ồ ạt dùng không quân và hỏa tiễn tấn công các sân bay và căn cứ quân sự trên khắp lãnh thổ Ukraine, sau đó xe tăng và bộ binh tràn vào các mục tiêu từ phía bắc, đông và nam qua biên giới Nga và Belarus để chiếm các căn cứ đó.
Người có lương tri và công bằng trên thế giới đều cho Putin ngông cuồng, nguy hiểm, tội ác chiến tranh và sai lầm lịch sử… Còn Putin tự mình tuyên bố mục tiêu của mình là bảo vệ những người “bị đàn áp và diệt chủng” (sic), đồng thời hướng đến mục tiêu “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa” Ukraine. Tuy vậy, cả thế giới kể cả người Nga đều thấy ở Ukraine không hề có nạn diệt chủng mà đất nước này đang có một nền dân chủ năng động, được lãnh đạo bởi một tổng thống người Ukraine gốc Do Thái. Có diệt chủng chăng thì hãy nói người bạn thân của Putin là Tập Cận Bình đang thực hiện ở Tân Cương và chính bản thân của Putin đang giết người bằng chất độc dược ở Nga.
Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy thổ lộ: “Làm sao mà Putin nói tôi có thể là một Đức Quốc Xã ?”. Để lấy cớ tấn công dữ dội và tàn bạo của Nga chống Đức Quốc xã trong Đệ II Thế Chiến. Tổng thống Putin thường xuyên cáo buộc Ukraine bị các phần tử cực đoan cai trị, kể từ lật đổ “thái thú” của Nga Viktor Yanukovych vào năm 2014. Tức giận, Putin liền trả thù bằng cách xâm chiếm Crimea và hỗ trợ lực lượng ly khai gây chiến tranh với quân chính phủ Ukraine đã cướp đi sinh mạng của 14,000 người.
Cuối năm 2021, Nga bắt đầu điều động một lực lượng quân đội khổng lồ áp sát biên giới Ukraine, mặc dù miệng thì không ngớt phủ nhận tấn công. Nhưng ngày 22 và 24/02 vùa rồi cả thế giới chứng kiến Putin nói láo vô liêm sĩ.
Putin từ lâu đã chống lại việc Ukraine tiến tới với NATO, buộc tội khối NATO đe dọa “tương lai lịch sử của Nga với tư cách là một quốc gia”. Nhưng không thấy bóng dáng quân của NATO đâu cả mà chỉ thấy gót giày của Nga dẫm nát các tỉnh miền Donbass.
Cuộc chiến Putin sẽ đi xa đến đâu?
Rõ ràng là Nga đang tìm cách lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của Ukraine. Mục đích của Putin là Ukraine được “giải phóng” (theo Putin nói) khỏi sự áp bức, và “sạch bóng Đức Quốc Xã”! Tổng thống Ukraine Zelensky đã bị Nga cảnh cáo là “kẻ thù số một; gia đình ông là kẻ thù số hai”.
Những câu chuyện bịa đặt về một Ukraine bị phát xít chiếm đóng vào năm 2014 đã được chiếu thường xuyên trên đài truyền hình Nga do Kremlin kiểm soát để tẩy não dân Nga. Putin tuyên bố đưa ra tòa “những kẻ đã phạm nhiều tội ác đẫm máu chống lại nhân dân” – lời tuyên bố này y như giọng điệu của tên tội phạm nhân loại Joseph Stalin năm nào.
Vào tháng Giêng, Anh cáo buộc Nga âm mưu đưa một “thái thú” của Nga để cầm đầu Ukraine – Nhưng Putin bác bỏ – dĩ nhiên chuyện xấu như vậy thì Putin chối phăng chứ làm sao mà Putin “lạy ông tôi ở bụi này”. Nhưng có ai tin Putin là người nói không rồi có đó mà không một chút xấu hổ thì còn gì để nói nữa. Ngoài ra một số báo cáo của tình báo Tây Phương cho biết Nga muốn chia đôi đất Ukraine làm hai. Phía Đông thuộc về chư hầu của Nga, phía Tây của Ukraine còn lại, tuy tin này chưa được xác nhận.
Trong những ngày trước cuộc xâm lăng, sự tập trung công khai của quân Nga phần lớn là các khu vực phía đông Ukraine ở vùng Donbass. Bằng cách công nhận các khu vực ly khai do lực lượng ủy nhiệm Nga kiểm soát là độc lập, Putin chơi trò cướp cạn, tuyên bố với thế giới rằng Donetsk và Luhansk không còn là một phần của Ukraine nay thành hai nước “Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk và Luhansk” độc lập để đưa quân Nga vào. Nhưng thấy hai tỉnh này nhỏ quá chưa thỏa túi tham nên Putin không dừng lại ở đó.
Cuộc xâm lăng này nguy hiểm như thế nào đối với các nước Châu Âu?
Đây là thời điểm kinh hoàng đối với người dân Ukraine và đối với phần còn lại của lục địa Châu Âu, khi chứng kiến một cường quốc quân sự xâm lăng một nước láng giềng thuộc Châu Âu sau Đệ II Thế Chiến.
Hàng ngàn người đã chết trong cuộc chiến mà Đức gọi là “cuộc chiến của Putin”. Và đối với các nhà lãnh đạo châu Âu, cuộc xâm lăng này đã mang lại thời khắc đen tối nhất của lục địa này từ những năm 1940.
TT Pháp Emmanuel Macron cho rằng “đó là một bước ngoặt trong lịch sử Châu Âu”. Nhớ lại những ngày Chiến Tranh Lạnh của Liên Xô, Tổng Thống Ukraine Zelensky nói về “nỗ lực của Ukraine để tránh một bức màn sắt mới đóng cửa Nga khỏi thế giới văn minh”.
Đối với gia đình của chiến binh Ukraine và quân Nga xâm lăng sẽ là những giờ phút thấp thỏm chờ đợi những chiếc “hòm gỗ cài hoa” hoặc “trở về trên chiếc băng ca…”. Người Ukraine đã trải qua một cuộc chiến kéo dài 8 năm với lực lượng ủy nhiệm của Nga. Nay Quân đội Ukraine đã động viên từ 18 đến 60 tuổi để chiến đấu giữ nền tự do dân chủ.
Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ Mark Milley cho biết lực lượng Nga trang bị hùng hậu như vậy đồng nghĩa với một tàn phá “khủng khiếp” ở những khu vực đô thị dày đặc.
Cuộc xâm lăng đã gây ra tác động lớn đối với nhiều quốc gia khác giáp biên giới với Nga và Ukraine. Năm nước đang chứng kiến một dòng người tị nạn chiến tranh ùn đến. Liên Hợp Quốc cho biết có thể lên đến năm triệu người. Hiện Ba Lan, Moldova, Romania, Slovakia và Hungary đều đã chuẩn bị cứu vớt họ trong cảnh tang thương này… đặc biệt đang xảy ra dưới bầu trời lạnh giá mùa Đông ở Bắc Âu!
Phương Tây đang làm gì?
Khối NATO đã điều động chiến đấu cơ đến những nước thành viên NATO gần Ukraine và đặt các lực lượng NATO trong tình trạng báo động. Tuy vậy NATO tuyên bố rõ ràng không có kế hoạch gửi quân tham chiến tại Ukraine. Thay vào đó, họ cung cấp cố vấn, vũ khí và bệnh viện dã chiến đến nước này…
Hiện có 5,000 quân NATO đã được điều động ở các nước Baltic và Ba Lan. 4,000 khác có thể được gửi đến Romania, Bulgaria, Hungary và Slovakia. Và cả sư đoàn 82 Nhảy Dù Hoa Kỳ đã lên đường đi châu Âu.
Đồng thời, phương Tây đang nhắm vào nền kinh tế, các tổ chức tài chính và cá nhân của Nga để trừng phạt mà các chuyên viên kinh tế gọi là “bom tấn kinh tế”:
– EU hạn chế Nga tiếp cận thị trường vốn, cắt đứt cung cấp cho ngành công nghiệp quốc phòng và kỹ thuật công nghệ mới nhất của Nga. Trừng phạt 351 nghị sĩ ủng hộ việc Nga công nhận hai nước Cộng Hòa tự xưng Donetsk và Luhansk.
– Đức đã ngừng phê duyệt đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga, một khoản đầu tư lớn của Nga và các công ty năng lượng Châu Âu.
– Mỹ trừng phạt 10 tổ chức tài chính lớn nhất của Nga, với trị giá 80% tài sản ngân hàng, vì vậy Nga sẽ rất gặp khó khăn trong giao dịch bằng đồng tiền USD (Mỹ), EURO (Châu Âu), YEN (Nhật), và POUND STRING (Anh).
– Anh cho biết tất cả các ngân hàng lớn của Nga sẽ bị đóng băng tài sản của 100 cá nhân và tổ chức. Hãng hàng không quốc gia Aeroflot, hoặc tất cả các máy bay có liên hệ với Nga bị cấm xuất hiện trên không phận Anh.
– Ukraine đã kêu gọi các đồng minh ngừng mua dầu và khí đốt của Nga.
– Ba nước Baltic đã kêu gọi toàn thể cộng đồng quốc tế chấm dứt ngay kết nối hệ thống ngân hàng của Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT của quốc tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ, châu Âu và Đức, nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện.
– Thành phố St Petersburg của Nga sẽ không thể tổ chức trận chung kết Champions League năm nay vì lý do an ninh.
Putin muốn gì?
Vladimir Putin một phần đổ lỗi cho quyết định tấn công của ông vào sự bành trướng về phía đông của NATO. Trước đó, ông phàn nàn rằng Nga “không còn nơi nào để rút lui – họ nghĩ rằng chúng ta sẽ chỉ ngồi yên một chỗ?”
Ukraine đang quyết tâm gia nhập NATO và Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov giải thích: “Đối với chúng tôi, việc bảo đảm Ukraine không bao giờ trở thành thành viên của NATO là hoàn toàn bắt buộc”.
Putin đã viết nhiều sách vế Ukraine, trong đó, vào năm ngoái có một cuốn sách dài mô tả người Nga và người Ukraine là “một quốc gia”, và Putin cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô vào tháng 12/1991 là “sự tan rã của nước Nga lịch sử”.
Putin tuyên bố Ukraine hoàn toàn do Liên Xô Nga tạo ra. Nhưng nay là một quốc gia bù nhìn của phương Tây.
Vladimir Putin cũng lập luận rằng nếu Ukraine gia nhập NATO, liên minh này có thể tái chiếm Crimea!
Nhưng Nga không chỉ tập trung vào Ukraine, còn yêu cầu NATO quay trở lại biên giới trước năm 1997.
Putin muốn NATO loại bỏ các lực lượng và cơ sở quân sự hạ tầng khỏi các quốc gia thành viên đã tham gia Liên Minh NATO từ năm 1997 và không điều động “vũ khí tấn công gần biên giới Nga”. Điều đó có nghĩa là các quốc gia Trung Âu, Đông Âu và Baltics.
Trong mắt Tổng thống Putin, hồi năm 1990, phương Tây đã hứa rằng NATO sẽ không mở rộng “một tất đất nào về phía đông”, nhưng NATO cũng đã làm khác đi.
Tuy nhiên, trước khi Liên Xô sụp đổ, Tổng thống Liên Xô lúc đó là Mikhail Gorbachev chỉ đề cập đến Đông Đức trong tình hình nước Đức thống nhất. Ông Gorbachev lúc đó nói rằng “chủ đề về sự mở rộng của NATO chưa bao giờ được thảo luận” vào thời điểm đó.
NATO đã nói gì?
NATO là một liên minh phòng thủ dân chủ, các thành viên NATO phải được sống dưới thể chế chính trị tư do dân chủ. NATO có chủ trương và chính sách mở cửa cho các thành viên mới tham gia, và 30 quốc gia thành viên của NATO cương quyết rằng điều đó sẽ không bao giờ thay đổi.
Những ý tưởng Putin cho rằng rằng Ukraine không được phép tham gia vào NATO là điều đội đá vá trời.
Có một lối thoát ngoại giao nào không?
Trong tình hình Ukraine vừa qua, nhận thấy Mỹ và các nước Tây Phương cố gắng hết sức dùng giải pháp đàm phán để giải quyết khủng hoảng Ukraine. Rất tội nghiệp cho thiên chí đàm phán của Mỹ trong khi sáng 21/02/2022 (giờ Washington) Tòa Bạch Ốc tuyên bố Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng ý “về nguyên tắc” các cuộc đàm phán với Vladimir Putin do Pháp làm trung gian, miễn là Nga không xâm lăng Ukraine” nhưng Washington có biết đó al2 thời đeỉm Putin chuẩn bị ra sắc lệnh chấp nhận hai nước tự xưng “Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk và Luhansk” độc lập để đưa quân vào Ukraine.
Thông thường, chiến tranh thường chấm dứt bởi những cuộc hòa đàm. Nhưng Putin cần học bài học hòa đàm lúc đó là giữa kẻ thắng người thua. Nga sẽ ngã ngựa về những trái “bom tấn kinh tế” rất nặng ký vào dạ dày nước Nga.
Hiện Mỹ đã đề nghị bắt đầu các cuộc đàm phán với Nga về việc hạn chế hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung, cũng như về một hiệp ước mới về hỏa tiễn xuyên lục địa. Nga vẫn còn lớn tiếng nói rằng muốn tất cả vũ khí nguyên tử của Mỹ không được đặt ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ.
Putin nói láo lần nữa là muốn “cơ chế minh bạch”, vì Putin có bao giờ minh bạch đâu? để kiểm soát lẫn nhau đối với 4 căn cứ hỏa tiễn nguyên tử – hai ở Nga, hai ở Romania và Ba Lan.
Tổng hợp bình luận quốc tế về Nga tấn công Ukraine
Ngày 25 tháng 02, năm 2022