Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 1 8
Total Users : 13518
Total views : 136689
Server Time : 2024-11-27

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Cuộc điều tra đặc biệt của Tổ Chức Ký Giả Không Biên Giới: Bước lùi vĩ đại của nền báo chí ở Trung Quốc (RSF)

TỔ CHỨC RSF

Hai năm sau khi “Chủ trương Trật tự Truyền thông Thế giới Mới tại Trung Quốc”, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) đã phổ biến báo cáo “The Great Leap Backwards of Journalism in China” (Bước thụt lùi lớn của nến báo chí ở Trung Quốc), tiết lộ mức độ đàn áp quyền tự do thông tin của chế độ này.

Báo cáo được xuất bản một năm trước ngày Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2022, có tên: The Great Leap Backwards of Journalism ở Trung Quốc là một tài liệu 82 trang cho thấy Trung Quốc gia tăng các vi phạm đối với những cam kết quốc tế của mình về quyền tự do quan điểm và biểu đạt. Báo cáo, được công bố ngày 7 tháng 12 năm 2021, tiết lộ các chiến dịch đàn áp chưa từng có của nhà cầm quyền Trung Cộng trong những năm gần đây chống lại báo chí và quyền được thông tin trên toàn thế giới.

Cụ thể, báo cáo nghiên cứu các công cụ đàn áp của chế độ đối với các nhà báo và sự suy thoái của tự do báo chí ở Hồng Kông, nơi từng là một mô hình tự do báo chí, nhưng hiện nay đã có số lượng nhà báo bị bắt giữ ngày càng tăng với lý do an ninh quốc gia.

“Sự kiện Thụt Lùi Vĩ Đại của ngành báo chí ở Trung Quốc” cũng nêu ra chi tiết chiến lược của Bắc Kinh nhằm kiểm soát quyền truy cập thông tin trong và ngoài nước trước khi đưa ra lời kêu gọi và khuyến nghị với các cơ quan chức năng, chính phủ, tổ chức, nhà báo và cơ quan truyền thông Trung Quốc về vấn đề này.

Tổng thư ký RSF, ông Christophe Deloire, nói: “ Nếu Trung Quốc tiếp tục hành động (thụt lùi) điên cuồng của mình, người dân Trung Quốc có thể mất hy vọng một ngày nào đó sẽ thấy tự do báo chí được thiết lập ở đất nước của mình, và chế độ Bắc Kinh có thể thành công trong việc áp đặt mô hình đàn áp của họ ở trong nước và nước ngoài ,” Tổng thư ký RSF, Christophe Deloire nói, ông kêu gọi các nền dân chủ hãy “định ra những chiến lược thích hợp nhằm ngăn cản chính sách đàn áp của chế độ Bắc Kinh đồng thời hỗ trợ tất cả người dân Trung Quốc yêu quê hương của họ và muốn bảo vệ quyền được thông tin ”.

Mười điểm chính của báo cáo:

Bước thụt lùi vĩ đại của ngành truyền thông Trung Quốc

  • Các nhà báo bị buộc trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng

Để được cấp thẻ báo chí hoặc được gia hạn, hàng năm các nhà báo phải tham dự khóa đào tạo báo chí kéo dài 90 giờ, trong đó có phần “Tư tưởng Tập Cận Bình”. Các nhà báo được yêu cầu tải xuống ứng dụng (app) tuyên truyền “Nghiên Cứu Tập làm mạnh đất nước“ (Study Xi). Ứng dụng này có khả năng thu thập dữ liệu cá nhân của họ.

  • Trung Cộng là chế độ bắt giam ký giả lớn nhất thế giới

Ít nhất 127 nhà báo (chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp) hiện đang bị giam giữ với lý do đơn giản là điều tra những vấn đề “nhạy cảm” hoặc xuất bản những thông tin bị kiểm duyệt có thể dẫn đến nhiều năm bị giam trong các nhà tù thiếu vệ sinh nơi được đối xử khắc nghiệt và có thể dẫn đến tử vong.

  • Phóng viên nước ngoài không được hoan nghinh

Trung Cộng đã đe dọa các phóng viên ngoại quốc bằng cách theo dõi và gây khó khăn hi thị thực, buộc 18 người phải rời khỏi Trung Quốc trong năm 2020.

Gui Minhai , Yang Hengjun và Cheng Lei, là ba nhà báo nước ngoài gốc Trung Quốc hiện đang bị giam giữ với tội danh gán ghép làm gián điệp.

  • Covid-19 là một cái cớ để gia tăng đàn áp

Ít nhất mười nhà báo và nhà bình luận trực tuyến đã bị bắt vào năm 2020 chỉ vì hành động đơn giản là thông báo về cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Vũ Hán. Cho đến nay, hai người trong số này là Zhang Zhan và Fang Bin vẫn bị giam giữ.

  • Phong tỏa phương tiện truyền thông ở Tân Cương

Kể từ năm 2016, với danh nghĩa “cuộc chiến chống khủng bố”, chế độ Bắc Kinh đã tiến hành một chiến dịch bạo lực chống lại người Duy Ngô Nhĩ. 71 nhà báo Uyghur hiện đang bị giam giữ, gồm hơn một nửa số nhà báo bị giam giữ ở Trung Quốc.

  • Sự gia tăng của đường ranh đỏ (“Red Lines”)

Số lượng các chủ đề bị cấm kỵ không ngừng gia tăng. Không chỉ những vấn đề thường được coi là “nhạy cảm” – chẳng hạn như Tây Tạng, Đài Loan hoặc tham nhũng đã bị kiểm duyệt, mà cả những thảm họa thiên nhiên, phong trào #MeToo hoặc kể cả sự công nhận các chuyên gia y tế về cuộc khủng hoảng Covid-19.

  • Các nhà báo Hồng Kông bị đe dọa bởi Luật An ninh Quốc gia

Dù rất mơ hồ nhưng Luật An ninh Quốc gia được ban hành và áp đặt vào năm ngoái tại Hồng Kông, đã trở thành lý do cho việc đàn áp ít nhất 12 nhà báo và những người bảo vệ quyền tự do báo chí, bao gồm ông Jimmy Lai, người sáng lập Apple Daily, tất cả đều phải chịu án chung thân.

  • Carrie Lam: một con rối của chế độ Bắc Kinh

Để thỏa mãn chính quyền Trung Quốc, Carrie Lam, giám đốc điều hành hành chánh của Hồng Kông, đã đóng cửa cơ quan truyền thông chính thống độc lập cuối cùng là Apple Daily và kiểm duyệt tổ chức truyền thông đại chúng RTHK (tức là Đài Truyền hình Hồng Kông).

  • CGTN tiếp tục tuyên truyền khắp thế giới

Tập đoàn truyền thông nhà nước Trung Quốc CGTN tiếp tục phát sóng tuyên truyền cho chế độ trên toàn thế giới, mặc dù bị mất giấy phép ở Vương quốc Anh vào năm 2021 sau khi phát sóng nhiều lần “những lời tự thú”, kể cả lời tự thú của nhà xuất bản Gui Minhai và cựu ký giả Peter Humphrey.

  • Các tòa đại sứ TC được dùng làm công cụ chống lại quyền tự do thông tin

Các cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc cũng là những nguồn áp lực chống lại tự do thông tin trong các nền dân chủ thế giới, nổi tiếng với những lời lẽ chống giới truyền thông của đại sứ Trung Quốc tại Paris, Lu Shaye, thường xuyên lăng mạ và tấn công các nhà báo độc lập.

Trong một báo cáo trước đó, được xuất bản vào năm 2019 với tựa đề Theo đuổi chính sách một trật tự truyền thông thế giới mới của Trung Quốc , RSF đã chứng minh cách Bắc Kinh cố gắng chấm dứt vai trò của báo chí và thay vào đó đã biến báo chí thành công cụ phục vụ tuyên truyền của nhà nước.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được xếp thứ 177 trên 180 quốc gia trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2021 của RSF, con số này chỉ cao hơn Bắc Hàn (Bắc Triều Tiên) hai bậc. Đặc khu hành chính của Hồng Kông, từng là một pháo đài của tự do báo chí, đã trượt từ vị trí thứ 18 vào năm 2002, xuống vị trí thứ 80 vào năm 2021.

Tất cả các phiên bản ngôn ngữ khác của báo cáo sẽ có sẵn vào ngày 24 tháng 1 năm 2022, mười ngày trước khi khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông ở Trung Quốc (tiếng Trung giản thể, tiếng Trung phồn thể, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Ả Rập, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức).

HD Press phỏng dịch từ bản gốc của Tổ Chức Ký Giả Không Biên Giới (RSF):

An unprecedented RSF investigation: The Great Leap Backwards of Journalism in China

Nhận xét: Thật là một sự ô nhục cho một quốc gia được xem là đứng thứ nhì thế giới về kinh tế lại được xếp hạng gần chót bảng về nền tự do báo chí, tức là sự thành thật về thông tin. Điều này cũng có nghĩa là chế độ Bắc kinh luôn luôn dối trá và che đậy trong mọi lĩnh vực, giống như một nhà giàu có dù có nhiều tiền nhiều bạc nhưng tất cả đều là gian dối. Một quốc gia được xem là văn minh và được chiêm ngưỡng một khi quốc gia đó có sự thành thật về thông tin, người dân có quyền được biết mọi chuyện xảy ra trong quốc gia của họ.