Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 8
Total Users : 13508
Total views : 136671
Server Time : 2024-11-24

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 10 tháng 11 năm 2021

HÌNH ẢNH TRONG NGÀY

Chuyến bay chở các dân biểu nghị sĩ Mỹ đến thăm Đài Loan. Trung Cộng nổi điên (theo Taiwan News)

image.png

 

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 10 tháng 11 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

Ông Tập nói Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Mỹ để quản lý các khác biệt 

Reuters

Có tin hai ông Joe Biden và Tập Cận Bình sẽ gặp qua mạng trong tuần thứ ba của tháng 11.

Có tin hai ông Joe Biden và Tập Cận Bình sẽ gặp qua mạng trong tuần thứ ba của tháng 11.

Trước cuộc gặp qua mạng với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói nước ông sẵn sàng quản lý đến nơi đến chốn các khác biệt với Mỹ.

Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Qin Gang (Tần Cương) đọc một bức thư hôm thứ Ba 9/11 tại bữa tối của Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Washington. Trong thư, ông Tập nói rằng Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ về các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Hai bên chưa công bố ngày giờ sẽ diễn ra cuộc họp Tập-Biden nhưng một người nắm về vấn đề này cho biết cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra ngay trong tuần tới.

Chính phủ Mỹ sẽ mua thêm thuốc viên chống COVID của Merck 

Reuters

Thuốc viên molnupiravir chữa trị COVID-19 của Merck.

Thuốc viên molnupiravir chữa trị COVID-19 của Merck.

Chính phủ Mỹ sẽ mua thêm 1 tỉ đô la thuốc viên chống COVID do Merck và đối tác Ridgeback sản xuất, hai công ty này loan báo ngày 9/11.

Hồi tháng 6, Mỹ đã đồng ý mua 1, 7 triệu liệu trình molnupiravir (trị giá 1,2 tỉ đô la) và hiện đang tính mua thêm 1,4 triệu liệu trình nữa, nâng tổng số thành 3,1 liệu trình, trị giá 2,2 tỉ đô la.

Merck nói chính phủ Mỹ có quyền mua thêm 2 triệu liệu trình nữa trong khuôn khổ hợp đồng.

Thuốc này đang được theo dõi chặt chẽ kể từ khi dữ liệu tháng trước cho thấy khi được cho uống sớm, thuốc có thể giảm phân nửa rủi ro tử vong hay nhập viện đối với những người có nguy cơ cao bị COVID nặng.

Tổng thống Joe Biden ngày 5/11 loan báo Mỹ cũng đảm bảo có hàng triệu liều thuốc chống virus của Pfizer vốn chứng tỏ giảm 89% khả năng nhập viện hay tử vong đối với người trưởng thành có nguy cơ bệnh nặng.

Những cuộc thương thuyết với Pfizer về một thỏa thuận tương tự như với Merck, tức mua 1,7 triệu liệu trình chữa trị trước rồi sau đó có thể mua thêm 3,3 triệu liệu trình nữa, một giới chức y tế Mỹ cao cấp cho biết ngày 9/11, xác nhận tin của New York Times.

CEO của Pfizer, ông Alfred Bourla, ngày 5/11 cho hay công ty có kế hoạch bán thuốc chữa trị COVID cùng giá với thuốc của Merck bán cho các nước giàu, khoảng 700 đô la cho một liệu trình.

Những thông tin khác liên quan COVID

-Pfizer ngày 9/11 một lần nữa yêu cầu Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép tiêm mũi vaccine thứ ba của họ cho tất cả dân số trưởng thành thay vì chỉ tiêm cho người cao niên, người có bệnh nền và nguy cơ cao như hiện nay.

-Pháp báo cáo thêm 12.476 ca nhiễm COVID, mức cao nhất kể từ ngày 8/9, theo Bộ Y tế.

-Nga nói việc đóng cửa các cơ sở làm việc trên toàn quốc vào tuần trước đã giúp giảm đà COVID, dù các giới chức hôm 9/11 báo cáo số tử vong hàng ngày cao kỷ lục.

-Latvia, một trong những nước tiêm chủng COVID thấp nhất trong Liên hiệp châu Âu, đang đối mặt với COVID-19 bùng phát nghiêm trọng.

-Canada cho phép tiêm vaccine Pfizer mũi thứ ba cho mọi người trên 18 tuổi.

-Úc chấp thuận cho sử dụng thuốc hỗn hợp kháng thể của AstraZeneca chống COVID.

-Công ty Moderna đệ đơn xin phép châu Âu chấp thuận cho tiêm vaccine của họ nơi trẻ em từ 6 đến 11 tuổi, vài tuần sau khi trì hoãn một đơn xin tương tự tại Mỹ.

Nghị sĩ Mỹ thăm Đài Loan, Trung Quốc tuần tra sẵn sàng tác chiến 

Reuters

Máy bay F-16 cùa Đài Loan bay cạnh máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc tại Eo biển Ba Sĩ, phía Nam Đài Loan.

Máy bay F-16 cùa Đài Loan bay cạnh máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc tại Eo biển Ba Sĩ, phía Nam Đài Loan.

Quân đội Trung Quốc ngày 9/11 loan báo tiến hành cuộc tuần tra sẵn sàng tác chiến theo hướng Eo biển Đài Loan, sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên án chuyến thăm Đài Loan của một phái đoàn lập pháp Mỹ trên một máy bay quân sự.

Cuộc tuần tra này nhắm vào những ngôn từ “sai lầm nghiêm trọng” và những hành động của “các nước liên hệ” về vấn đề Đài Loan và những hành vi của các lực lượng đòi độc lập tại Đài Loan, một phát ngôn viên quân đội Trung Quốc nhấn mạnh.

Căng thẳng xuyên eo biển gia tăng trong những tháng gần đây. Đài Loan khiếu nại trong hơn một năm nay các máy bay của không lực Trung Quốc liên tục bay gần hòn đảo tự trì mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc về họ.

Bộ Quốc phòng Đài Loan nói 6 máy bay quân sự Trung Quốc xâm nhập vùng phòng không của họ ở phía Tây Nam hôm 9/11, trong đó có 4 máy bay phản lưc chiến đấu và 2 máy bay do thám.

Một vài hãng tin Đài Loan hôm 9/11 loan tin những thành viên của Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã đến Đài Bắc trên một máy bay quân sự Mỹ.

Văn phòng Tổng thống Đài Loan từ chối bình luận. Tòa đại sứ Mỹ trên thực tế tại Đài Loan không trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói các thành viên Quốc hội Mỹ đã đến Đài Loan bằng máy bay quân sự.

“Chúng tôi chống lại và lên án mạnh mẽ việc này,” Bộ quốc phòng Trung Quốc nói.

Tại Washington, Ngũ Giác Đài nói việc máy bay quân sự chở phái đoàn Quốc hội không phải là chuyện bất thường.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài John Kirby không cung cấp chi tiết về những người đi trên chuyến bay, nhưng nói đây là chuyến đi thứ hai của phái đoàn Quốc hội Mỹ tới Đài Loan trong năm nay.

“Đây không phải là chuyện bất thường,” ông Kirby nói.

Quân đội Trung Quốc nói cuộc tuần tra của họ là thử nghiệm khả năng hoạt động của nhiều lực lượng.

Trung Quốc không loại bỏ khả năng dùng vũ lực để đưa Đài Loan nằm dưới quyền kiểm soát của họ, dù rằng đảo này tuyên bố là một nước độc lập và quyết bảo vệ tự do-dân chủ của mình.

Vào tháng 6, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên án một chuyến thăm vào cuối tuần của ba Thượng nghị sĩ Mỹ đến Đài Loan trên một máy bay quân sự Mỹ, gọi đây là một sự “khiêu khích chính trị xấu xa”, vô trách nhiệm, và nguy hiểm.

Trung Quốc phản ứng mạnh về chuyến thăm Đài Loan của các nghị sĩ Mỹ

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Văn Bân (Wang Wenbin) trong cuộc họp thường kỳ ở Bắc Kinh, ngày 11/06/2021. AP – Liu Zheng

Hôm nay, 10/11/2021, Bắc Kinh tuyên bố chuyến viếng thăm Đài Loan của một phái đoàn nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ là vi phạm chính sách Một nước Trung Quốc duy nhất và yêu cầu Mỹ phải ngưng “ngay lập tức” mọi hình thức giao tiếp chính thức với Đài Bắc.

Theo hãng tin Reuters, trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Văn Bân (Wang Wenbin) cho rằng thông đồng với các thế lực đòi độc lập ở Đài Loan là “một trò chơi nguy hiểm”.

Bắc Kinh đã phản ứng như trên sau khi báo chí Đài Loan hôm qua loan tin một phái đoàn nghị sĩ Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ, không rõ bao nhiêu thành viên, đã đến thăm Đài Bắc trên một chiếc phi cơ quân sự.

Cũng theo Reuters, phản ứng lại chuyến đi của các nghị sĩ Mỹ, hôm qua, quân đội Trung Quốc thông báo đã tiến hành một cuộc tuần tra về hướng Đài Loan, để tập luyện “khả năng sẵn sàng chiến đấu”. Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc cho biết cuộc tuần tra nhằm đáp lại những lời lẽ và những hành động “cực kỳ sai trái” của “các nước có liên quan” về vấn đề Đài Loan và nhằm đáp lại các hoạt động của các thế lực đòi độc lập ở Đài Loan. Hôm qua, bộ Quốc Phòng Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố lên án chuyến viếng thăm Đài Loan của các nghị sĩ Mỹ trên một phi cơ quân sự.

Trong khi đó, tại Washington, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby hôm qua khẳng định việc sử dụng phi cơ quân sự để chở các phái đoàn nghị sĩ Mỹ đi thăm nước ngoài không phải là điều bất thường.

Khi được hỏi về chuyến đi của phái đoàn nghị sĩ Mỹ, thủ tướng Đài Loan Tô Trinh Sương (Su Tseng Chang) hôm nay tuyên bố với các phóng viên rằng quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ “rất quan trọng” và ông tôn trọng “các chuyến thăm lẫn nhau giữa bạn bè”.

Căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã tăng cao trong những tháng gần đây. Đài Bắc tố cáo là trong hơn một năm qua, các phi cơ của không quân Trung Quốc đã liên tục bay đến gần hòn đảo này. Theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, hôm qua, 6 phi cơ quân sự của Trung Quốc, trong đó có 4 chiến đấu cơ J-16, lại xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Trong bối cảnh căng thẳng này, theo hãng tin Taiwan News, bộ Quốc Phòng Đài Loan hôm qua thông báo đã điều một tàu ngầm đến tham gia tập trận gần đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là đảo Thái Bình) ở Biển Đông.

Miến Điện: Một nhà báo Mỹ bị buộc tội « khủng bố », có nguy cơ lãnh án tù chung thân

Nhà báo Mỹ Danny Fenster, nguyên chủ biên tờ báo tiếng Anh Frontier Myanmar, đã bị tập đoàn quân sự Miến Điện bắt giữ hồi tháng 05/2021. – Fenster Family/AFP/File

Bị chính quyền Miến Điện bắt giữ từ nhiều tháng nay, nhà báo Mỹ Danny Fenster hôm nay 10/11/2021 bị buộc thêm tội « khủng bố » và « dụ dỗ ». Fenster có nguy cơ bị kết án tù chung thân.

Sau cuộc đảo chính của tập đoàn quân sự Miến Điện, nhà báo người Mỹ Danny Fenster, nguyên chủ biên tờ báo tiếng Anh Frontier Myanmar, đã bị bắt giữ hồi tháng 05/2021, với cáo buộc « xúi giục bất đồng chính kiến » và « vi phạm luật nhập cư ». Những tội danh này có thể bị phạt đến 6 năm tù giam.

Hôm nay 10/11/2021, luật sư của ông nói với AFP rằng nhà báo 37 tuổi này đã bị cáo buộc thêm 2 tội danh mới, « theo điều 50 (a) của luật chống khủng bố và điều 124 (a) của bộ luật hình sự ». Theo luật chống khủng bố, án tù có thể lên đến mức chung thân.

Các cáo buộc mới được đưa ra chỉ vài ngày sau khi cựu quan chức ngoại giao Mỹ, Bill Richardson, gặp lãnh đạo quân đội, tướng Min Aung Hlaing, để thảo luận về cung cấp vacxin và viện trợ nhân đạo cho Miến Điện. Theo AFP, Bill Richardson không cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc này, bởi bộ Ngoại Giao Mỹ đã yêu cầu ông « không nêu ra trường hợp của Danny Fenster » trong chuyến thăm Miến Điện.

AFP nhận định, trường hợp « Danny Fenster » là ví dụ điển hình cho « những khó khăn và nguy hiểm mà các nhà báo và cả xã hội dân sự Miến Điện phải đối mặt ». Kể từ khi quân đội đảo chính và trở lại nắm quyền vào tháng 2, Miến Điện vẫn chìm trong hỗn hoạn. Báo chí bị bóp nghẹt vì chính quyền tăng cường kiểm soát thông tin, hạn chế truy cập internet và hủy bỏ giấy phép hoạt động truyền thông.

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân chính trị (AAPP), cuộc đảo chính đẫm máu, kết thúc 10 năm dân chủ ngắn ngủi, đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.200 thường dân. Hơn 7.000 người bị giam giữ. Các tổ chức phi chính phủ địa phương tố cáo có nhiều trường hợp bị tra tấn, hãm hiếp hoặc hành quyết không qua xét xử.

TSMC của Đài Loan và Sony của Nhật Bản

Cho biết sẽ cùng nhau xây dựng một nhà máy sản xuất chip máy tính mới ở Nhật Bản, mở cửa vào năm 2024, với vốn đầu tư ban đầu 7 tỷ USD. Nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô đến trò chơi điện tử, gần đây đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu. Họ cho biết liên doanh có “sự hỗ trợ mạnh mẽ” của chính phủ Nhật Bản.

Căng thẳng người nhập cư ở biên giới đông Ba Lan

http://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2021/11/10-11-2021.jpg

Cảnh sát chống bạo động được điều động đến biên giới phía đông của Ba Lan

để ngăn chặn hàng trăm người di cư vượt biên trái phép vào nước này từ láng giềng Belarus. Hôm thứ Hai Ba Lan cho biết hàng nghìn người nữa có thể đang trên đường đến và do đó đã triển khai 12.000 quân. Belarus làm vậy nhằm gây gây bất ổn cho EU, vì tổ chức này trừng phạt Belarus từ năm ngoái sau khi tổng thống chuyên quyền Alexander Lukashenko gian lận bầu cử.

Hàng nghìn người di cư đã tràn về biên giới phía đông Ba Lan trong tuần này. Vào tháng 9, chính phủ Ba Lan đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở các vùng biên giới, nhưng người di cư vẫn tiếp tục vượt qua. Để ứng phó, Ba Lan triển khai 12.000 quân đến khu vực từ hôm thứ Hai.

Ba Lan và EU đổ lỗi cho Belarus, cáo buộc nước này khuyến khích người di cư vượt biên vào khối để trả đũa các lệnh trừng phạt do EU áp đặt sau khi tổng thống Alexander Lukashenko gian lận bầu cử. Hôm thứ Hai, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã lên án “công cụ hóa người di cư một cách thâm độc.” Bà kêu gọi các nước thành viên đẩy mạnh trừng phạt, có lẽ là với các hãng hàng không của nước thứ ba liên quan đến hoạt động đưa người di cư đến Belarus. Vì đang căng thẳng với EU, Ba Lan nói không cần giúp đỡ từ lực lượng bảo vệ biên giới của khối, Frontex. Nhưng khi mùa đông đến gần, người di cư càng dễ tổn thưởng hơn. Rất cần một giải pháp.

Tình hình lạm phát ở Trung Quốc

Lạm phát tăng, điều khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ-Âu bận tâm gần đây, lại không phải là vấn đề ở Trung Quốc. Các số liệu công bố hôm thứ Tư sẽ cho thấy giá tiêu dùng ở nước này chỉ tăng nhẹ trong tháng 10. Trong số các thành viên G20, chỉ Saudi Arabia và Nhật Bản có tỷ lệ lạm phát thấp hơn.

Sự ổn định này là kết quả của hai tác nhân tự cân bằng nhau. Trong tháng 9, giá bán buôn của Trung Quốc đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái và có thể còn tăng nhanh hơn trong tháng 10, xuất phát từ tình trạng khan hiếm than. Song áp lực đó được cân bằng bởi giá thực phẩm giảm, đặc biệt là thịt lợn, đã giảm gần một nửa kể từ năm ngoái.

Để giúp giải quyết tình trạng thiếu điện, Trung Quốc ồ ạt tăng cường sản xuất than. Làm vậy giúp giữ lạm phát dưới 2% — nhưng cũng khiến mục tiêu nóng lên toàn cầu dưới 2°C trở nên xa vời.

Lính biệt kích hải quân SEAL của Mỹ kiện chính quyền ông Biden vì yêu cầu tiêm chủng bắt buộc

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/11/pjimage-41-700x366.jpg

Ảnh: Youtube/DKN.TV.

Hàng chục lính Biệt kích Hải quân SEALs của Hải quân Hoa Kỳ và các thành viên khác của Bộ Tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt, đang kiện chính quyền ông Biden và Bộ Quốc phòng, vì họ đã bị từ chối cấp miễn trừ tôn giáo đối với việc bắt buộc tiêm vắc-xin COVID-19.

First Liberty – tổ chức pháp lý bảo thủ Cơ đốc phi lợi nhuận có trụ sở tại Plano, Texas đã đệ đơn kiện liên bang, thay mặt cho các thành viên biệt kích hải quân Seals vào thứ Ba.

Đơn khiếu nại, được đệ trình lên Tòa án Quận Hoa Kỳ cho Quận phía Bắc của Texas, trích dẫn Hiến pháp Hoa Kỳ, các quy định của Hải quân và Bộ Quốc phòng, cùng với Đạo luật Thủ tục Hành chính và Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo, sẽ bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các thành viên dịch vụ, và bảo vệ họ trước những hành động được gọi là “bất hợp pháp” và “tùy tiện và thất thường”.

Đơn trình bày chi tiết cách các nguyên đơn bị đối xử khi xin miễn trừ tôn giáo. Một số người đã nhận được “Cảnh báo hoặc Tư vấn Hành chính về Tiêm chủng COVID-19”, trong đó nói rằng, nhân viên hoạt động đặc biệt từ chối tiêm vắc-xin vì lý do tôn giáo sẽ bị loại khỏi nhiệm vụ đặc biệt (trừ khi Cục Y tế và Phẫu thuật miễn trừ nói riêng).

Nhiều nguyên đơn đã nhận được sự từ chối chính thức đối với yêu cầu miễn trừ của họ, trong khi những người khác đã được cảnh báo rằng, họ sẽ không được chấp nhận. Và theo đơn khiếu nại, không có nguyên đơn nào biết về bất kỳ thành viên quân đội nào “có trường hợp tương tự”, đã được miễn trừ.

“Việc chính phủ không cho phép một tôn giáo nào được miễn trừ nhiệm vụ tiêm vắc-xin cho thấy, chính quyền Biden không quan tâm đến tự do tôn giáo. Thay vào đó, điều này dường như là một nỗ lực thanh trừng ý thức hệ trong quân đội của chúng tôi”, Tổng cố vấn của Liberty First, Mike Berry nói với The Federalist. “Những chiến binh ưu tú này nên chiến đấu cho đất nước của chúng ta. Thay vào đó, họ đang chiến đấu cho sự nghiệp và sự tự do của mình”, ông nói.

Một chỉ thị vào tháng 10 từ Cơ quan Xử lý Hợp nhất COVID của Hải quân cảnh báo rằng, nếu lính SEAL từ chối vắc-xin, Hải quân có thể tìm cách thu hồi từ mỗi thành viên số tiền đã được chi cho việc đào tạo của họ, mà theo vụ kiện hôm thứ Ba, có thể lên đến hơn 1 triệu đô-la Mỹ cho mỗi lính biệt kích hải quân SEAL.

Đầu tháng trước, Hải quân đã cấm tất cả các chuyến du lịch, cả chính thức và không chính thức, đối với các thành viên chưa được tiêm chủng và toàn bộ gia đình của họ.

XEM THÊM:

Khát vọng tự do, dân chủ  của người Việt Nam – 10/11/2021 Nguyễn Quang  – 

Những vấn nạn sâu xa của người Việt Nam trong hiện tại. Những người yêu nước VN có mối dày vò từ đáy lòng mình, ngay chính những người VN yêu nước theo CS trước đây, nay còn chút lương tri đều ý thức rằng họ đã bị giới hạn nếu không muốn nói là bị trói chặt bởi thứ chủ thuyết giáo điều mang nhiều mâu thuẫn, những khát vọng vô biên của họ trở thành viễn tưởng, sự mời gọi tìm đến một cuộc sống cao cả hơn trở thành xa vời, rất may họ còn chút niềm tin: rồi thời thế sẽ thay đổi. Vì căn để học thuyết họ từng đeo đuổi là động và chính cái động đã biến những kẻ cố bám víu vào học thuyết ấy trở nên sớm lỗi thời trong một thế giới đầy sự phủ định của phủ định, sự biến dịch với tính động mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

https://docs.google.com/document/d/1Sli3AlHvsVGzY2GgLOqtS3m1BSKkZ6gM/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Fulbright VN hủy sự kiện sách của cựu Đại sứ Mỹ vì ‘ai đó không thích’? – BBC News – 09/11/2021

Trong hồi ký, Đại sứ Ted Osius tiết lộ các khó khăn của việc dàn xếp cho ông Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ năm 2015.

Ông cho biết ngay từ những tháng đầu làm đại sứ, ông thường xuyên được nhận thông điệp của phía Việt Nam rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn gặp Tổng thống Barack Obama tại Mỹ.

Nhưng khó là Hoa Kỳ hiếm khi nào mời lãnh đạo đảng.

Ted Osius cho hay ban đầu, khi ông đề nghị Nhà Trắng tiếp, ông bị từ chối.

Giới chức Mỹ nói với Osius rằng ông Trọng có thể đi thăm Mỹ nhưng khó mà gặp được Obama.

Đại sứ Ted Osius đã phải nhờ nhiều người, trong đó có Tommy Vallely, là bạn và cố vấn cho Ngoại trưởng John Kerry.

Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Obama, phản đối chuyến thăm, nói rằng tổng thống Mỹ không cần gặp lãnh đạo đảng.

Ngoại trưởng John Kerry, khi ăn trưa với Obama, đã thuyết phục thành công.

https://docs.google.com/document/d/1vfgIkOPcbmzmy127-VQ7wmyQoCvVO3KO/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

—-

Việt Nam : Thêm 19 điều cấm đảng viên không được làm chứng tỏ tổ chức Đảng đã rệu rã

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp) – 09/11/2021

Quy định mới về 19 điều đảng viên không được làm vừa được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký hôm 25/10. Đây là Quy định số 37 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định số 47 năm 2011.

Cụ thể, Quy định mới giữ nguyên 19 điều như năm 2011, giữ lại nội dung còn phù hợp và bổ sung một số nội dung đáp ứng yêu cầu chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XIII.

Trong số các quy định mới này, việc cấm đảng viên nhập quốc tịch nước ngoài, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài… được dư luận đặc biệt quan tâm.

https://docs.google.com/document/d/11t2xb9pERrsa0LxDtdP07hDJCJ7kcVaI/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phạm Trần: vào đảng để làm gì? – 09/11/2021

Vào Đảng để làm gì…Nếu không bị bắt buộc thì tôi không muốn vào Đảng…Tại sao Công nhân lao động và Thanh niên ngại vào Đảng…Lý do nào khiến nhiều người thôi sinh hoạt Đảng v.v…” là những vấn đề đang gây nhức nhối cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đảng cầm quyền CSVN. Tình trạng này đã được đảng CSVN thảo luận trong 3 khóa đảng liên tiếp XI,XII và XIII. Nhưng sau hơn 10 năm thi hành các biện pháp sửa đổi để thoát nguy, công tác bảo vệ Chú nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh của  ngành Tuyên giáo, Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng và Công an vẫn không chữa được hiện tượng “chán đảng”.Vậy đâu là nguyên nhân đã khiến người dân muốn xa đảng và Thanh niên ngại vào đảng?

https://docs.google.com/document/d/172rOWVU9aqoz99jw55PoXBNk7_bp_Dn_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

—-

Chuyện “nhân tài” phá nát xã hội – 09/11/2021 Hiệu Minh – 

Ai cũng sợ phải sống và làm việc trong một môi trường pháp lý nhiều lỗ hổng, thiếu minh bạch, quan hệ chồng chéo, hậu duệ hơn trí tuệ, nhiều tài năng trẻ bị uổng phí. Khi ấy họ sẽ sợ không dám làm hoặc phải tự cứu như người bạn làm ở Washington DC nếu như không muốn dính vào vòng lao lý.

Một trong những “biến chứng” khác, là cơ chế không tốt, có thể biến một số người thành một kiểu mafia không hơn không kém như nhà tài phiệt Madoff, cuối cùng bị bắt, bị tù cho đến lúc chết.

Nguy hiểm hơn cả là hậu quả để lại, quốc gia không thể phát triển.

https://docs.google.com/document/d/1WTCA99CXHaSNJYJWcC9w8pi3sgDCm1we/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

—–

Những mẩu chuyện về Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và cựu hoàng Duy Tân – Lê Nguyễn – 

Kỳ 8. Còn một kỳ nữa. – 10/11/2021

Phần cuối tuyên bố của cựu hoàng như những di ngôn dành cho người ở lại:

“ Người Pháp cần phải biết rằng, với tư cách cá nhân, tôi sẵn sàng hi sinh vì họ, và rằng trong mọi hoàn cảnh, tôi sẽ hành động vì sự tốt đẹp của dân tộc tôi, cũng như vì sự tốt đẹp của nước Pháp, vì thế, tôi muốn rằng khi tôi chết đi, người ta có thể ghi trên phần mộ của tôi cái câu đã được ghi bên dưới pho tượng của tướng Foch (*) tại Luân Đôn, chỉ cần thay đổi cái tên:

“Tôi ý thức được rằng phụng sự cho nước Pháp cũng là phụng sự cho chính đất nước của tôi”(LN trích dịch từ tư liệu riêng, báo Combat số ra ngày 16.7.1947)https://docs.google.com/document/d/14V92C0LvzgUB70IhDAJc3RwnkI_WuhZB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true