Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 1
Total Users : 13501
Total views : 136658
Server Time : 2024-11-21

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Nhận định về ngày 19-8-1945: “Cách mạng” hay “Cướp Quyền”?

 

(Chữ ký còn tiếp)


Tài liệu tham khảo:

  • Việt Nam 1920-1945 (Cách mạng và phản cách mạng thời đô hộ thuộc đĩa): Ngô Văn, Chuông Rè, 2000.
  • Tài liệu về cuộc chiến 1946-1954 “Ghi chép thực về đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” – Truyền thông số 32-33, 2009.
  • Công và Tội những sự thật lịch sử– Nguyễn Trân – Xuân Thu – 1992
  • Gọng Kìm Lịch Sử – Bùi Diễm – Cơ Sở Phạm Quang Khai – 2000
  • Một Cơn Gió Bụi (Hồi ký về một giai đoạn lịch sử đau thương): Trần Trọng Kim, NXB Sống, 2015
  • Bên Giòng Lịch Sử Việt Nam (1940-1975): LM Cao Văn Luận, Tantu Research, 1983
  • Hồ Chí Minh, Con Người và Huyền Thoại, Tập II 1925-1945: Chính Đạo (CĐ), Văn Hóa 1993
  • Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí, gần 900 tác nhân lịch sử cận đại: Chính Đạo, Văn Hóa 1993
  • Bảo Đại, Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam (9/3/1945-30/8/1945): GS Phạm Cao Dương, Truyền Thống Việt 2017
  • Thế giới Những sự kiện lịch sử thế kỷ XX (1901-1945): Nhà xuất bản Giáo Dục, 2003
  • Việt Nam thế kỷ 20 Biên niên sử: Dương Kiền, Tiếng Quê Hương, 2005
  • Đảng Cộng Sản  Việt Nam: Lịch sử và huyền thoại, tập I 1925-2005: Hà Nhân Văn, Tiếng Mẹ, 2007
  • Những Biến Cố Lớn Trong 30 năm chiến tranh Việt Nam – GS Nguyễn Đình Tuyến – 1995.
  • Hồi ký: Nguyễn Xuân Chữ – Nguyễn Hiến Lê – Nguyễn Tường Bách – Võ Nguyên Giáp (Điện  Biên Phủ) – Bảo Đại – Pierre Darcourt – Trần Đức Thảo (những lời trăng trối) – Bùi Tín – Trần Đĩnh –
  • https://www.dkn.tv/van-hoa/chi-si-ho-hoc-lam-va-chuyen-chua-ke-ve-moi-giao-tinh-than-thiet-voi-tuong-gioi-thach-phan-boi-chau.html
  • Lịch sủ Việt Nam Cận Đại (1927-1954), Hoàng Văn Đào.

NGOẠI NGỮ:

  • The Struggle for Indochina 1940-1955: Ellen J. Hammer, Standord University, 1954, 1955 (1966)
  • China & The Vietnam War 1950-1975 (Qiang Zhai) – The University of North Carolina Press – 2000
  • Vietnam and China, 1938-1945, King C. Chen, Princeton Legacy Library, 1969

NHỮNG NHÂN CHỨNG KỂ LẠI:

Bùi Tín, Following Ho Chi Minh – Hồi ký của một Đại Tá Miền Bắc, trang 1:

CÁCH MẠNG:

Vào buổi chiều ngày 17 tháng 8, 1945, vài ngày sau khi Nhật Hoàng ra lệnh cho quân đội của ông buông vũ khí, chấm dứt Chiến Tranh Thế Giới thứ 2, tôi đến nhà hát lớn (có kiến trúc của Pháp) tại trung tâm Hà Nội để tham dự một cuộc tập họp của các nhân viên của thành phố. Mục đích của họ là ủng hộ Ông Trần Trọng Kim, giữ thủ tướng của nội các do hoàng đế Bảo Đại thành lập ở Huế tiếp theo sau khi Nhật đào chánh, lật đổ chính quyền bảo hộ Pháp vào tháng 3 năm đó trên toàn cõi Đông Dương.

Bất ngờ vào lúc cuộc mít tinh đang diễn ra, một nhóm người mang súng cướp máy vi âm. Họ thông báo chấm dứt triều đại của hoàng đế Bảo Đại và thành lập một chế độ mới. Thật ra họ là cán bộ của tổ chức Việt Minh, một phong trào được Hồ Chí Minh thành lập năm 1941 nhằm tranh đấu giành độc lập cho Việt Nam từ Nhật và Pháp

“Ở Hà Nội, sáng ngày 17/8/1945, Tổng hội công chức của Chính phủ Trần Trọng Kim đã tổ chức một cuộc mít tinh đông tới hàng chục ngàn người tại Nhà hát lớn để bày tỏ ý chí bảo vệ tổ quốc. Cuộc mít tinh vừa bắt đầu thì một nữ thanh niên trí thức xưng tên là Nguyễn Khoa Diệu Hồng leo lên khán đài cướp micro, hô khẩu hiệu ‘Ủng hộ Việt Minh’ và một người khác trải một lá cờ đỏ sao vàng từ trên ban công xuống. Đám đông hô khẩu hiệu hưởng ứng. Từ đó cuộc mít tinh của Tổng hội công chức biến thành cuộc biểu tình của Việt Minh.” (Hoàng Sâm. “Cách Mạng Tháng 8 Năm 1945 Hay Một Cuộc Cướp Chính Quyền.” Nhật Báo Ba Sàm 20 Aug. 2015). 

“Ngày hôm đó, chúng tôi dán cờ đỏ sao vàng bằng giấy, giấu sẵn trong người, kéo tới quảng trường Nhà hát lớn để dự mít tinh từ sáng sớm. Khi người của chính quyền Trần Trọng Kim vừa chuẩn bị khai mạc, thì một người – sau này tôi biết đó là ông Trần Lâm, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Việt Nam – đã lên được gác hai tung cờ đỏ sao vàng của ta lên.

“Lá cờ rất lớn, phấp phới bay trong gió, đẹp và oai hùng lắm. Cùng lúc đó, Việt Minh cũng giành micro từ tay người của phía chính quyền, chuyển nó cho hai phụ nữ đại diện của Mặt trận Việt Minh lên nói chuyện… Chúng tôi cũng lập tức rút cờ từ trong người ra hô vang: “Ủng hộ Việt Minh!”, “Mặt trận Việt Minh muôn năm!”  – (Đoan Trang. “Cuộc Khởi Nghĩa Của Những Người Tay Không.” Tuần Việt Nam 18 Aug. 2009).

“Khởi nghĩa đã thành công ở Hà Nội một hai ngày rồi mà trên căn cứ địa Cụ Hồ vẫn chưa hay biết. Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp đóng đại bàn doanh ở đồn điền Nghiêm Xuân Yêm tại Cù Vân vẫn chấp hành ‘Quân lệnh số 1’ của Trung ương cho một cánh quân vây đánh đồn Nhật ở thị xã Thái Nguyên.” – (Trần Đĩnh. Đèn Cù II. Westminster, CA: Người Việt, 2014).

(Chi chú của Đồng Tâm: Lúc đó Nhật đã hoàn toàn đầu hàng. Pháp đã thua trận từ lâu. Chính phủ Trần Trọng Kim đã hoạt hơn 4 tháng rồi).