Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 1
Total Users : 13501
Total views : 136657
Server Time : 2024-11-21

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 23 tháng 7 năm 2021

Olympic Tokyo : Một buổi lễ khai mạc được theo dõi từ xa

Cảnh sát đứng gác xung quanh Sân vận động Quốc gia (National Stadium), Tokyo, Nhật Bản, ngày 23/07/2021. REUTERS – NAOKI OGURA

Sau đúng một năm chờ đợi, vào lúc 8 giờ tối ngày 23/07/2021, Thế Vận Hội Tokyo khai mạc. Đại dịch Covid-19 làm xáo trộn sự kiện thể thao rất được mong đợi này đến giờ chót. Không một khán giả nào được vào xem ngoại trừ gần 1.000 khách mời. Số vận động viên rước cờ và diễu hành trên sân vận động Tokyo giảm thiểu đáng kể.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron hay phu nhân nguyên thủ Mỹ bà Jill Biden là những thượng khách quốc tế hiếm hoi có mặt trong buổi lễ khai mạc tối nay tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Tổng cộng có chưa đầy 1.000 quan khách có mặt tại một sân vận động có thể đón đến 68.000 khán giá.

Nhật Bản và thế giới đã chuẩn bị chờ đón sự kiện này từ 2013 nhưng rồi virus corona đã làm thay đổi hẳn cục diện Olympic Tokyo. Nước chủ nhà đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn để có được lễ khai mạc đêm nay. Ban tổ chức báo trước chương trình lễ hội thể thao này sẽ « đơn giản và khiêm tốn » hơn so với dự kiến. 206 phái đoàn dại diện cho các quốc gia tham dự cũng sẽ tuần hành trên sân vận động Tokyo nhưng số thành viên đã được giảm mạnh. Với Pháp chẳng hạn có đến hơn 370 vận động viên tham dự Thế Vận Hội Tokyo nhưng chỉ có chưa đầy 80 người được diễu hành trên sân vận động trong buổi lễ khai mạc đêm nay.

Ngọn lửa Olympic sẽ thắp sáng thủ đô Tokyo đánh dấu mùa tranh tài, nhưng các chương trình lễ hội phần lớn đều đã bị hủy bỏ trong bối cảnh Nhật đang phải đối mặt với một đợt dịch Covid-19 mới và thủ đô Tokyo đang bị đặt  trong tình trạng khẩn cấp y tế.

Trong hai tuần lễ sắp tới các vận động viên quốc tế sẽ tranh tài trong sự thiếu vắng tiếng vỗ tay, hô hào cổ vũ của khán giả Nhật Bản và khoảng 600.000 người ngoại quốc dự trù đến dự sự kiện thể thao này.

Sức sống thể thao vẫn còn dù không khí ảm đạm

Trong hoàn cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, để duy trì được Olympic Tokyo 2020 chưa từng có trong lịch sử này, các nhà tổ chức, chính phủ Nhật và Ủy Ban Olympic Quốc Tế đã phải nỗ lực hết sức. Tiêu chí hàng đầu là bảo đảm an toàn sức khỏe cho hơn 11 nghìn vận động viên đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng chục quan chức thành viên các đoàn và báo chí.

Ban tổ chức đã ban hành một loạt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhất để hạn chế virus lây lan. Mặc dù vậy, đến ngày khai mạc, đã phát hiện hàng chục ca nhiễm Covid-19 trong một số vận động viên, thành viên các đoàn thể thao hay nhân viên phục vụ sự kiện. Không khí ngày hội thể thao quốc tế thực sự không thể có được trong bối cảnh Tokyo vẫn đặt trong tình trạng khẩn cấp y tế và mối lo lắng dịch lây lan vẫn thường trực. Đến sát ngày khai mạc sự kiện, mọi cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy đại đa số người dân Nhật (hơn 80%) đều không muốn Thế Vận Hội Tokyo diễn ra giữa dịch bệnh. Một số vụ lùm xùm, bê bối liên quan đến khâu tổ chức đã phát sinh. Nhưng dù sao thì Thế Vận Hội Tokyo đã dành chỗ cho các cuộc so tài thực sự của các vận động viên. Vẫn có một bộ phận người hâm mộ thể thao ủng hộ duy trì sự kiện với hy vọng sức mạnh của thể thao có thể giúp mọi người đoàn kết vượt qua những thử thách khó khăn nhất.

Thông tín viên Clea Broadhurst tại Tokyo ghi nhận :

Với kỳ Thế Vận Hội quá đặc biệt này, vì tình hình dịch bệnh, vấn đề phát triển kinh tế hay giao lưu quốc tế không được đặt ra. Trái lại, về khía cạnh thể thao thuần túy thì vẫn có. Ông Hirotaka Matsuoka, giáo sư kinh tế chuyên về thể thao thuộc đại học Waseda, Tokyo, hy vọng kỳ Thế Vận Hội này trước tiên sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với trẻ em.

Ông nói : « Bất kể hoàn cảnh nào, Thế Vận Hội vẫn có thể khơi dậy lợi ích của thể thao cho những người là khán giả hay người chơi thể thao. Điều này có thể có hệ quả tích cực cho tương lai. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các cuộc trình diễn thể thao lớn có những hiệu ứng tích cực, khuyến khích mọi người chơi thể thao. Ở kỳ Thế Vận Hội Tokyo 1964, thế hệ những người khi đó ở vào từ 10 đến 20 tuổi, nay đã 60-70 tuổi rất ham mê thể thao ».

Đúng là có một số người dân Nhật được phỏng vấn trên đường phố cho biết đang mong mỏi được xem một số môn thi đấu. Một người qua đường cho biết : « Tôi sẽ xem các môn thi đấu. Tôi yêu thích tất cả các môn thể thao, nhất là môn Karaté và Judo. Tôi cũng chơi những môn này. »

Một người khác cho biết thêm : « Nhưng khi nghĩ tới các vận động viên, tôi tự nhủ tôi mong muốn Thế Vận Hội diễn ra. Đó là dịp để những người xem được mơ ước chút ít. Tôi sẽ cổ vũ cho các vận động viên. »

Tất cả đều hy vọng thể thao sẽ tập hợp đoàn kết mọi người và có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của những người còn e ngại với các cuộc gặp gỡ quốc tế như thế này.

Mỹ tiến hành không kích để yểm trợ các lực lượng Afghanistan gặp nguy

23/07/2021

Reuters

Lực lượng nhà nước Afghanistan canh gác một con đường gần Kandahar, 9/7/2021.

Hoa Kỳ mới đây tiến hành các cuộc không kích để yểm trợ các lực lượng chính phủ Afghanistan đang chịu sức ép từ Taliban, giữa lúc các lực lượng nước ngoài do Hoa Kỳ đứng đầu thực hiện các giai đoạn cuối cùng của quá trình rút quân khỏi Afghanistan.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nói với các phóng viên hôm thứ Năm 22/7 rằng đã có các cuộc không kích nhằm yểm trợ lực lượng an ninh Afghanistan trong những ngày gần đây, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid cho biết các cuộc không kích diễn ra vào đêm 21/7 ở ngoại ô thành phố Kandahar, miền nam Afghanistan, giết chết ba chiến binh của họ và phá hủy hai xe.

“Chúng tôi xác nhận về các cuộc không kích này và chúng tôi lên án một cách mạnh mẽ nhất, rõ ràng đó là một cuộc tấn công và như vậy là vi phạm thỏa thuận Doha vì họ không thể hoạt động sau tháng 5”, ông ta nói, đề cập đến một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Taliban. dọn đường cho việc rút quân Mỹ.

“Nếu họ tiến hành bất kỳ hoạt động nào thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hậu quả”, phát ngôn viên của Taliban nói thêm.

Theo thỏa thuận rút quân ban đầu giữa Hoa Kỳ và Taliban, do chính quyền ông Trump dàn xếp và được ký kết tại thủ đô của Qatar, tất cả quân đội nước ngoài dự kiến sẽ rút hết vào tháng 5 nếu Taliban đáp ứng các đảm bảo an ninh.

Vào tháng 4, Tổng thống Joe Biden thông báo rằng quân đội Mỹ sẽ rút hết trước ngày 11/9, khiến Taliban tức giận. Phía Taliban trước đó dự liệu rằng việc rút quân sẽ hoàn tất vào tháng 5.

Kể từ khi có quyết định rút quân của ông Biden, bạo lực đã gia tăng mạnh cùng với việc các chiến binh tiến hành các cuộc tấn công lớn, chiếm các huyện và các cửa khẩu biên giới quan trọng, cũng như bao vây hoặc áp sát một số thủ phủ của các tỉnh, bao gồm cả Kandahar.

Hầu hết binh sĩ Mỹ đã rời khỏi Afghanistan, ngoại trừ những người bảo vệ đại sứ quán Mỹ ở Kabul và sân bay của thủ đô.

Trong thời gian gần đây, các bên đối địch của Afghanistan tiến hành hòa đàm ở Doha nhưng tiến độ rất chậm chạp.

Việt Nam chi ít nhất trong việc hỗ trợ dân chúng vượt qua đại dịch COVID

Nhà nước có khả năng cứu trợ dân chúng, nhưng không làm. Có phải vì dân là nguồn thu, không phải là chỗ chi?

Một gia đình bốn mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về quê ở tận… Nghệ An vì mất việc (1). Một số phụ nữ lên mạng để lên án nhà nước cứu trợ sai đối tượng. Có thể có người cho rằng đó là những hình ảnh cục bộ, không phản ánh được hình ảnh của một nhà nước vì dân. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu nỗ lực cứu trợ dân chúng của một số chính quyền khác trong vùng Đông Nam Á.

Việt Nam, qua hai đợt cứu trợ, đã chi 88 ngàn tỷ VND, tương đương khoảng 4 tỷ USD(2,3). Để thấy được độ lớn của các gói cứu trợ này, người ta có thể tính giá trị của chúng theo phần trăm độ lớn của nền kinh tế. GDP (tổng giá trị sản phẩm nội địa) của Việt Nam là 271 tỷ USD vào năm 2020(4). Như vậy, số tiền cứu trợ trên tương đương khoảng 1,5% GDP của Việt Nam.

Trong khi đó, Singapore chi khoảng 20% GDP để cứu trợ dân chúng trong đại dịch này (5).

Có thể có người cho rằng Singapore là nước giàu, không thể so sánh với họ. Dù xin lưu ý rằng con số 1,5% đã tính theo tỷ lệ của nền kinh tế – do đó, khó có thể phân biệt nước giàu hay nước nghèo – tôi xin so sánh với các gói cứu trợ của một số nước Đông Nam Á khác.

Thái Lan, nước có nền kinh tế trị giá khoảng 502 tỷ USD (6), chi hơn 30 tỷ USD(7) để cứu trợ dân chúng. Như vậy, họ đã chi 6% GDP.

Indonesia, một nền kinh tế có GDP 1.060 tỷ USD(8), chi 48 tỷ USD(9). Như vậy, họ đã chi 4,5% GDP để cứu trợ dân của họ.

Malaysia, GDP 336 tỷ USD(10), chi 36 tỷ hay 11% GDP(11) cho việc cứu trợ.

Qua các con số này, có thể nói chính quyền Việt Nam là một trong những nước chi ít nhất cho việc hỗ trợ dân chúng trong đại dịch.

Nhà nước có khả năng chi nhiều hơn không? Tôi tin rằng có.

Thứ nhất, trong 5 tháng đầu năm 2021, số vốn đầu tư của Nhà nước là 133 ngàn tỷ VND(13), tương đương khoảng 6 tỷ USD. Có tiền để đầu tư, có lẽ phải có tiền để cứu trợ. Có tiền đầu tư lâu dài, không có tiền để lo việc cấp bách trước mắt? Lạ.

Thứ hai, nợ công của Việt Nam vào năm 2016 đã là 416 tỷ USD(12), nếu có phải vay thêm khoảng 10 tỷ (khoảng 2% tổng số nợ trên) nữa để cứu trợ, chắc không phải là một gánh nặng quá lớn.

Hơn nữa, các nước khác được liệt kê ở trên có thể làm được. Tại sao Việt Nam lại không?

Nếu Nhà nước có khả năng cứu trợ dân chúng, nhưng không làm, thì lý do là gì? Có phải vì dân là nguồn thu, không phải là chỗ chi? Nếu như vậy, có phải vì dân không?

Johns Hopkins – Vietnam Covid-19 report July 23 2021

Vietnam – COVID-19 Overview – Johns Hopkins (jhu.edu)

https://coronavirus.jhu.edu/data/mortality?fbclid=IwAR2p3cpo7cV1DdckspuIPp-58T6narjMevswNfQ_eoE8ItM4gCI5E4kZQgk

Sài Gòn tăng cường Chỉ thị 16: Người dân không được ra khỏi nhà

Bí thư Thành ủy TP.HCM (phải) xác định 2 tuần tới có ý nghĩa quyết định đến kết quả phòng chống dịch của thành phố (ảnh: Người lao Động/ Thanh Niên).

Sau 13 ngày áp dụng Chỉ thị 16 nhưng tình hình dịch ở TP.HCM vẫn diễn biến phức tạp, Thành ủy TP.HCM, Nguyễn Văn Nên yêu cầu tiếp tục tăng các biện pháp mạnh hơn dựa trên chỉ thị này.

Nội dung Chỉ thị nêu được các báo Vietnamnet, Người lao Động đăng tải là, tăng cường kiểm tra, giám sát quy định về giãn cách, nhất là việc bảo đảm giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình.

Trong các khu phong tỏa, “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh. Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế, mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa (02 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp).

Đối với một số khu vực có nguy cơ rất cao thì từng hộ dân chỉ ở trong nhà, chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà.

Trong các khu cách ly, người đang thực hiện cách ly phải tuyệt đối chấp hành quy định, không được ra khỏi phòng và không được tiếp xúc trực tiếp với người khác (trừ trường hợp cấp cứu y tế).

Đối với các gia đình có ca F0, F1 cách ly tại nhà thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà (trừ trường hợp cấp cứu y tế); lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chính quyền hỗ trợ, cung cấp tại nhà.

Các khu nhà trong các hẻm nhỏ, chằng chịt, đông người, mật độ dân số cao, thực hiện triệt để yêu cầu giãn cách giữa cá nhân với cá nhân.

Thành ủy TP.HCM yêu cầu tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và công trường, công trình xây dựng, giao thông không thật sự cấp bách. Ngân hàng, công ty chứng khoán duy trì công suất để cung ứng dịch vụ cần thiết, bố trí nhân sự theo ca kíp.

Các doanh nghiệp sản xuất khác chỉ được phép hoạt động với điều kiện phải bảo đảm an toàn, tuân thủ nghiêm nguyên tắc “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến”.

Đối với hoạt động chợ truyền thống chỉ được phép hoạt động theo mô hình mới, có quy định nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm không gian mở, thoáng, có màng ngăn giữa người mua và bán; niêm yết giá và khuyến khích bán hàng vào túi sẵn, thực hiện nghiêm giãn cách; chỉ cho phép kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu và giảm quy mô còn khoảng 30%; các hộ kinh doanh hoạt động luân phiên theo ngày chẵn – lẻ để giảm tối đa lượng người tương tác.

Đối với 12 chốt, trạm cấp thành phố và các chốt, trạm cấp quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ giải quyết cho xe công vụ, các loại phương tiện vận tải hàng hóa có mã (QR code) nhận diện được phép vận chuyển, vận tải vào thành phố hoặc lưu thông qua thành phố; các xe cá nhân của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, phục vụ phòng, chống dịch và các mục đích công vụ; xe đưa rước người dân thành phố về quê theo kế hoạch.

Chỉ thị nêu rõ cao điểm 2 tuần tới có ý nghĩa quyết định với kết quả phòng, chống dịch của TP.

Thủ hiến NSW không đồng ý áp dụng giới nghiêm và bải bỏ luật cho phép cư dân ra ngoài tập thể dục

Hôm nay, Thủ hiến NSW Gladys Berejiklian cho biết bà không đồng ý với đề nghị thành phố Sydney nên áp dụng lệnh giới nghiêm và bải bỏ luật cho phép cư dân ra bên ngoài tập thể dục vì theo bà những điều đó sẽ không phải là biện pháp hiệu quả để chống lại vi khuẩn coronavirus.

“Vui lòng hiểu rằng chúng tôi không phải một kiểu nhà nước và cá nhân tôi không phải một mẫu thủ hiến kêu gọi người làm những điều mà chúng tôi không tin là sẽ mang lại kết quả,” bà nói.

“Khi tôi được hỏi về sự áp dụng giới nghiêm và bải bỏ luật cho phép ra đường tập thể dục hay cái gì khác… sự thật là những điều đó sẽ không làm giảm đi số ca bị nhiễm.”

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại về giữa tháng Sáu, cho đến nay đã có đến 1700 ca nhiễm. Chỉ riêng hôm nay (thứ Sáu 23/7) có đến 136 ca nhiễm, hơn phân nửa trong số này phát xuất từ những vùng đang là điểm nóng. Đây là kỷ lục cao nhất trong ngày kể từ giữa tháng 6 đến nay.

Cho đến thời điểm này, gần như chắc chắn là Sydney sẽ không thể trở lại tự do vào cuối tháng 7 như chính phủ dự tính.

Bà Berejiklian cũng gián tiếp cho biết một số vùng ở Sydney có thể sẽ bị phong tỏa đến tháng 10 và bà sẽ xác nhận nguồn tin này vào tuần tới.

Bà cho biết chích ngừa là yếu tố quan trọng nhất để chống lại sự lây lan của vi khuẩn.

Chính phủ liên bang chịu trách nhiệm về nguồn cung cấp thuốc chủng ngừa và bà Berejiklian tin tưởng là đến cuối tháng 10 phần lớn người dân Úc sẽ được chích ngừa, có nghĩa là lúc đó mọi người có thể sống “tự do hơn từ thời điểm đó”.

Bà nói tập thể dục rất cần thiết để giữ gìn sức khỏe trong lúc bị phong tỏa.

“Sức khỏe tinh thần (mental health) là quan trọng và chúng tôi cần phải tạo cơ hội cho người dân duy trì được sức khỏe tinh thần và tập thể dục là một trong những điều đó,”

“Luật về việc thể dục rất rõ ràng: bạn chỉ thể tập với những người thân trong gia đình hay với một người khác, miễn là bạn phải làm điều đó một cách an toàn.”

Bà nói chính phủ của bà không đưa luật đó như một “lý do biểu tương” (symbolic reasons).

Mỹ cáo buộc công tố viên Trung Quốc dọa dẫm, ép Hoa kiều hồi hương

Reuters

Nhiều người gốc Hoa sinh sống tại các Chinatown ở nhiều thành phố của Mỹ (ảnh: New York, tháng 5, 2020).

Bộ Tư pháp Mỹ hôm thứ Năm 22/7 cáo buộc rằng một công tố viên thuộc biên chế nhà nước Trung Quốc đã đến Mỹ để chỉ đạo một chiến dịch sách nhiễu nhằm ép Hoa kiều về nước để đối mặt với các cáo buộc hình sự.

Tu Lan, 50 tuổi, từng là công tố viên của Viện Kiểm sát Nhân dân Hanyang, là bị cáo mới nhất trong một cuộc điều tra lớn, theo đó, có 9 người bị buộc tội tham gia một hoạt động bí mật nhằm do thám, sách nhiễu và ép buộc Hoa kiều sinh sống ở Mỹ phải trở về Trung Quốc. Hoạt động này có tên là “Chiến dịch săn cáo”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian hôm 23/7 nói Hoa Kỳ vu cáo về nỗ lực của Trung Quốc trong việc truy lùng các nghi phạm hình sự ở nước ngoài.

Tu Lan và một bị cáo khác, có tên là Zhai Yongqiang, 46 tuổi, là hai người mới nhất bị buộc tội trong một bản cáo trạng mới do bồi thẩm đoàn liên bang ở New York đưa ra. Bà Lan cũng bị cáo buộc là đã ra lệnh cho một đồng phạm khác tiêu hủy chứng cứ và cản trở điều tra.

Các cáo buộc trong vụ án, được công bố vào tháng 10, có nội dung như một cuốn tiểu thuyết gián điệp. Trong đó có cả cáo buộc đối với một điều tra viên tư nhân người Mỹ, cũng là cựu trung sĩ cảnh sát thành phố New York, Michael McMahon. Công tố viên cáo buộc ông này đã được thuê để theo dõi một trong những mục tiêu của chiến dịch. Bản cáo trạng chỉ gọi mục tiêu này là “John Doe #1”.

Bản cáo trạng cáo buộc rằng “những kẻ đồng phạm đã lên kế hoạch cho một hoạt động theo dõi và dùng ức chế tâm lý để buộc hồi hương John Doe #1”.

Hoạt động này bao gồm một kế hoạch vào tháng 4/2017 nhằm đưa người cha già của nạn nhân từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ để nhắn nhủ rằng nếu ông không trở về, gia đình của ông sẽ bị “tổn hại nghiêm trọng”.

Bản cáo trạng nói rằng Tu Lan bay từ Trung Quốc đến New Jersey để giúp giám sát hoạt động, sau đó bà ta gặp những đồng phạm khác và chỉ đạo họ theo dõi một trong những người thân của John Doe # 1.

Sau đó, bà ta quay trở lại Trung Quốc, công tố viên Mỹ nói rằng ở đó, bà ta tiếp tục giám sát nỗ lực này. Rốt cuộc, âm mưu đó đã thất bại, bà ta và những người khác ra lệnh đưa người cha trở về Trung Quốc, cùng lúc, có thông tin là bà ta đã ra lệnh cho các đồng phạm “xóa tất cả nội dung trò chuyện” về kế hoạch của họ.

Covid-19: Châu Á lún sâu vào khủng hoảng

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 tại Seri Kembangan, Malaysia, ngày 12/07/2021. REUTERS – LIM HUEY TENG

Tình hình dịch Covid-19 tại châu Á không khả quan chút nào : Singapore phát hiện thêm nhiều ca lây nhiễm tại những khu vực mà dân cư đã được tiêm chủng. Theo Reuters 75 % dân số Singapore đã được chích ngừa dù vậy trong 28 ngày qua Singapore vẫn ghi nhận thêm hơn 1.000 ca nhiễm mới, và 44 % trong số này là những người đã được tiêm đủ hai liều vac-xin.

Malaysia sát cạnh hôm nay 23/07/2021 thông báo có thêm hơn 15.500 bệnh nhân Covid-19 đây là mức cao nhất được ghi nhận trong một ngày kể từ đầu mùa dịch từ năm ngoái. Tổng cộng Malaysia sắp đạt ngưỡng 1 triệu ca dương tính với virus corona. Trong bối cảnh đó, du khách Malaysia và Thái Lan bị cấm nhập cảnh Philippines kể từ Chủ Nhật 25/07/2021, người phát ngôn của tổng thống Rodrigo Duterte cho biết như vậy. Lệnh cấm này đã có hiệu lực đối với người từ Ấn Độ và Indonesia. Sau Indonesia, Philippines là nước Đông Nam Á bị nặng nhất với hơn một triệu rưỡi ca nhiễm và gần 27.000 người thiệt mạng.

Xích lên khu vực Bắc Á, Hàn Quốc triển hạn thêm hai tuần các biện pháp giãn cách xã hội sau khi phát thiện 1.630 ca nhiễm mới. 70 % trong số này được phát hiện tại thủ đô Seoul.

Còn tại Úc, bang New South Wales ghi nhận thêm 136 ca Covid-19 trong ngày. Các giới chức tại thành phố Sydney đòi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp y tế tại thành phố đông dân nhất của nước Úc.