Media LMVNĐLDC

Our Visitor

0 1 3 5 0 1
Total Users : 13501
Total views : 136658
Server Time : 2024-11-21

DƯƠNG LỊCH

November 2024
M T W T F S S
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 18 tháng 3 năm 2021 – Võ Thái Hà tóm lược

Liên Âu tuyên bố vaccine Astrazeneca an toàn và hiệu quả

Hình của BBC (EPA)

Theo BBC ngày 18/3/2021, giới chức kiểm soát Y tế của Liên Âu tuyên bố vaccine Oxford-Astrazeneca an toàn và hiệu nghiệm  sau khi cân nhắc lợi hại của vaccine trước một số tin tức về việc đông máu xảy ra sau khi chích ngừa thuốc chủng này.

Đã có 13 quốc gia trong Liên Âu ngưng sử dụng thuốc chủng do lo sợ về sự đông máu, cơ quan kiểm soát y tế và sức khỏe của Liên Âu đã kiểm tra và xem xét lại đã nhận xét là vaccine không có liên quan đến biến chứng đông máu. Tuy nhiên, Liên Âu vẫn tiếp tục cho điều tra và theo dõi một số rất ít trường hợp báo cáo là có hiện tượng đông máu sau khi chích ngừa thuốc chủng nói trên, đặc biệt là sự đông máu xảy ra ở não bộ.

Giám đốc cơ quan kiểm soát dịch bệnh Liên Âu là bà Emer Cooke cho biết “đây là thuốc chủng an toàn và hiệu quả”

“Nó rất cho ích lợi để ngăn ngừa nguy cơ người dân mắc bệnh Covid-19 đưa đến những cái chết và sự nhập viện so với những phản ứng phụ có thể có” bà nói.

Tổ Chức Y tế Quốc Tế (WHO) khuyên nên tiếp tục sử dụng thuốc chủng ngừa Astrazenica trước nạn dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lan truyền. (HD Press).

https://www.bbc.com/news/world-europe-56440139

Hiệp hội bác sĩ Đức kêu gọi tiêm vaccine Astrazeneca cho người cao niên

Dirk Heinrich. Hình: n-tv.de.

PHAN BA

Người đứng đầu Hiệp hội Virchow ủng hộ một chiến lược tiêm chủng mới. Trong tương lai, những người trẻ tuổi nên tiêm vaccine từ Biontech, trong khi những người lớn tuổi nên nhận vaccine từ Astrazeneca, Dirk Heinrich nói. Vị bác sĩ này biện minh cho đề xuất của mình bằng kết quả nghiên cứu mới từ Israel. Theo n-tv.de.

Do có việc ngừng tiêm vaccine Astrazeneca, Chủ tịch liên bang của Hội Virchow ủng hộ một chiến lược tiêm chủng mới về cơ bản. Nếu Astrazeneca được phê duyệt lại, vaccine sẽ phải được sử dụng khác với trước đây và chỉ được tiêm cho những người lớn tuổi, Dirk Heinrich nói với “Tagesspiegel”.

“Chúng ta phải sử dụng nhiều Biontech hơn nữa cho những người trẻ hơn”, ông nói và lý giải điều này với dữ liệu nghiên cứu mới từ Israel. Những dữ liệu này cho thấy vaccine Biontech, vốn được sử dụng chủ yếu cho người cao tuổi, cũng ngăn ngừa sự lây truyền virus ở những người được tiêm chủng. Do đó, Biontech bây giờ phải được sử dụng theo cách khác, Heinrich kêu gọi – tức là dùng nhiều hơn nữa cho nhóm dân số có nhiều khả năng lây truyền virus nhất, chẳng hạn như nhân viên giữ trẻ, giáo viên, nhân viên y tế và điều dưỡng.

“Chúng ta biết được từ Anh quốc rằng Astrazeneca có thể ngăn ngừa tới 100% những ca nhập viện và tử vong. Cả ở những người cao tuổi”, Heinrich nói. Vì vậy, giải pháp hợp lý nhất là nói rằng “Astrazeneca là vaccine phù hợp nhất cho người cao tuổi”.

Các biến chứng xảy ra với vaccine Astrazeneca – huyết khối tĩnh mạch xoang trong não – chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trẻ hơn. “Chúng tôi cũng thấy ít phản ứng dị ứng hơn ở người lớn tuổi”, Heinrich nói khi đề cập đến kinh nghiệm của Astrazeneca tại trung tâm tiêm chủng Hamburg mà ông là giám đốc y tế.

Nếu Astrazeneca bị ngưng – ông Heinrich không nghĩ như vậy – thì cũng có thể tiêm vaccine lần hai với Biontech hoặc Moderna. Theo ý kiến của ông, điều này thậm chí còn có thể tăng cường phản ứng miễn dịch. Hội Virchow là hiệp hội của các bác sĩ đa khoa và bác sĩ chuyên khoa ở Đức. Theo tuyên bố riêng, hội đại diện cho quyền lợi của 144.000 bác sĩ.

Tổng thống Mỹ Biden lên án nguyên thủ Nga Putin là “kẻ sát nhân”

Ảnh tư liệu: Joe Biden, phó tổng thống Mỹ (T) gặp thủ tướng Nga Vladimir Putin, ngày 10/03/2011 tại Matxcơva, Nga. AP – Alexander Zemlianichenko

Căng thẳng Washington – Matxcơva đột ngột gia tăng vào hôm 17/03/2021 sau khi tổng thống Mỹ Joe Biden tố cáo đồng nhiệm Nga, Vladimir Putin là một « kẻ sát nhân ». Để trả đũa, điện Kremlin triệu hồi đại sứ Nga tại Mỹ.

Trả lời câu hỏi của nhà báo George Stephanopoulos trên đài truyền hình ACB : « Ông có nghĩ (Putin) là kẻ sát nhân hay không ? », tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trả lời là « Có » nhưng không đi sâu vào chi tiết. Giới phân tích không biết nguyên thủ Hoa Kỳ có muốn nhắc tới vụ nhà đối lập Nga Alexeï Navalny bị ám sát hụt hồi tháng 08/2020 hay không.

Ngoài ra trong bối cảnh Matxcơva liên tục bị tố cáo can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hồi năm 2016 và 2020, lãnh đạo Nhà Trắng cảnh báo Nga sẽ phải « trả giá » cho các hành vi can thiệp vào chính trường Mỹ.

Thông tín viên đài RFI Daniel Vallot từ Matxcơva giải thích :

« Vladimir Putin có phải là kẻ sát nhân hay không ? Câu hỏi này đã nhiều lần được nên lên với các lãnh đạo Mỹ trong những năm gần đây. Nhưng đây là lần đầu tiên một tổng thống đương nhiệm trả lời là « có » khi được hỏi.

Donald Trump trước đây đã hai lần tránh né trả lời câu hỏi này và khẳng định là không có bằng chứng về cáo buộc trên nhắm vào ông Putin. Báo chí Matxcơva đã nhắc lại là hai ứng viên tổng thống Hoa Kỳ, cố thượng nghị sĩ John McCain và thượng nghị sĩ bang Massachusetts, Mitt Romney, đã từng tố cáo nguyên thủ Nga là một kẻ giết người.

Matxcơva biết Joe Biden sẽ là một vị tổng thống cương quyết. Ông sẽ có quan điểm đối với Nga cứng rắn hơn nhiều so với người tiền nhiệm là Donald Trump. Tuy nhiên, công luận bất ngờ về tuyên bố vừa qua cho dù là nguyên thủ Mỹ chỉ trả lời « có » trước một câu hỏi của một phóng viên.

Đây có thể là một giai đoạn căng thẳng ngoại giao mới giữa hai nước. Ngoài ra, Matxcơva cũng cho rằng Mỹ sẽ nhanh chóng ban hành thêm các biện pháp trừng phạt nhắm vào nước Nga ».

Nga triệu hồi đại sứ để phản đối

Chỉ vài giờ sau tuyên bố của tổng thống Biden về đồng nhiệm Putin, Matxcơva triệu hồi đại sứ Nga tại Washington. Ông Anatoli Antonov sẽ rời khỏi thủ đô Mỹ trước ngày thứ Bảy 20/03.

Bộ Ngoại Giao Nga tuy nhiên tìm cách giảm thiểu mức độ căng thẳng qua tuyên bố « tìm kiếm những phương tiện để điều chỉnh quan hệ song phương đang trong giai đoạn khó khăn và quan hệ đó đã bị Washington đẩy vào ngõ cụt trong những năm gần đầy ». Chủ tịch hạ Viện Nga Viatcheslav Volodin với lời lẽ gay gắt hơn cho rằng tổng thống Biden đã « thóa mạ » và xúc phạm đến các công dân Nga, cả nước Nga bị tổn thương.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng có dấu hiệu hòa hoãn với tuyên bố không có ý định triệu hồi đại sứ Mỹ tại Matxcơva đồng thời chủ trương « mở tất cả những kênh đối thoại » vì lợi ích của Hoa Kỳ và giảm thiểu những « hiểu nhầm » trong quan hệ song phương.

Trái với thái độ hòa hoãn của bộ Ngoại Giao, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki trong cuộc họp báo hôm 17/03 nhắc lại, trước những cáo buộc Nga đã can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ, chính quyền Biden sẽ « không ngoảnh mặt nhìn đi nơi khác » như dưới thời chính quyền Trump.

TT Biden đe dọa: Hỏa Tiễn Mỹ có thể vươn đến Moscow chỉ trong 20 phút

Ông Joe Biden (ảnh: Shutterstock).

Express đưa tin, Tổng thống Biden đe dọa rằng đã sẵn sàng “hạ đo ván” các đối thủ Nga và Trung Quốc bằng tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất của Hoa Kỳ có tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh, tương đương hơn 15.000 dặm một giờ.

Với tốc độ kể trên, loại tên lửa siêu thanh mà ông Biden nói tới có thể tới Moscow trong vòng chưa đầy 20 phút và tới Bắc Kinh trong vòng nửa giờ.

Cho tới nay, người ta đều cho rằng nước Nga của Putin đã chiếm ưu thế so với Mỹ ở lính vực vũ khí siêu thanh. Tuy nhiên, vụ thử nghiệm sắp diễn ra đối với Vũ khí phản ứng nhanh (ARRQW) của quân đội Mỹ là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Hoa Kỳ đang bắt kịp Nga ở loại vũ khí tiên tiến này.

Thông cáo của Không quân Mỹ cho biết, đợt thử nghiệm tăng cường đầu tiên đối với tên lửa siêu thanh dự kiến diễn ra trong vòng 30 ngày tới.

Tên lửa thử nghiệm đã được chuyển đến Căn cứ Không quân Edwards ở California vào ngày 1/3 và đã được đưa lên máy bay ném bom b-52H Stratofortress.

Toshiba họp đại hội cổ đông bất thường

Toshiba nghĩ họ đã tránh được con mắt soi xét của các nhà đầu tư chủ động trong cuộc bầu cử hội đồng quản trị mùa hè năm ngoái. Những ứng viên được đề cử bởi Effissimo Capital Management, một quỹ phòng hộ đặt trụ sở tại Singapore, đã không giành được ghế trong hội đồng quản trị của gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản. Nhưng sau đó có tin cho thấy ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và Hiro Mizuno, cựu chủ tịch quỹ lương hưu trị giá 1,6 nghìn tỷ đô la của Nhật Bản, đã gây áp lực lên các cổ đông lớn để buộc họ ủng hộ ban quản trị đương nhiệm của Toshiba. (Ông Mizuno phủ nhận hành vi sai trái.)

Hôm nay Toshiba sẽ tổ chức một cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường. Các cổ đông sẽ bỏ phiếu xem có nên điều tra cuộc bầu cử năm ngoái cũng như chiến lược đầu tư của công ty hay không. Vụ lùm xùm của Toshiba xuất phát phần nào từ một vụ bê bối lớn hơn rất nhiều trước đó. Hồi năm 2015, một vụ gian lận kế toán lớn đã khiến Toshiba tạm thời bị giáng xuống sàn cấp dưới của sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Do đó, các quỹ chỉ số thụ động (thường ủng hộ ban quản trị đương nhiệm) đã né tránh cổ phiếu của công ty – khiến hãng phải chịu nhiều áp lực hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Châu Âu tranh cãi về vắc-xin AstraZeneca

Việc triển khai vắc-xin covid-19 AstraZeneca-Đại học Oxford của EU đã gặp nhiều khó khăn. Hồi tháng 1, công ty dược phẩm từng nói với khối là họ sẽ không cung cấp đủ số liều như đã hứa ban đầu. Sau đó, trong tuần này, ít nhất 15 nước thành viên đã đình chỉ loại vắc xin này vì có báo cáo cho thấy nguy cơ phát triển máu đông sau khi tiêm. Hôm nay Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA), cơ quan quản lý của khối, sẽ tổng kết cuộc điều tra của họ về vấn đề này.

Người ta dự đoán cơ quan sẽ ra tuyên bố không có mối liên hệ nhân quả nào cho thấy vắc-xin gây đông máu. EMA đã chỉ ra – với chỉ 37 trường hợp xuất hiện huyết khối gây tắc mạch trên hơn 17 triệu người được chủng ngừa – tỷ lệ máu đông dường như không cao hơn dự kiến. Họ khẳng định lợi ích của việc ngăn ngừa covid-19 lớn hơn bất kỳ rủi ro nào. Dù vậy, EU hiện vẫn phải nỗ lực khôi phục niềm tin của công chúng. Đó không phải một việc dễ dàng.

Họp cấp cao Mỹ-Trung ở Alaska

Hôm nay Mỹ và Trung Quốc khai mạc cuộc họp cấp cao đầu tiên của chính quyền Biden tại Anchorage, Alaska. Sẽ có hai ngày hội đàm giữa Tony Blinken, Ngoại trưởng Mỹ, Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, và hai nhà ngoại giao cấp cao nhất của Trung Quốc: Dương Khiết Trì, ủy viên Bộ Chính trị, và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị.

Việc lựa chọn một địa điểm băng giá như vậy, và trùng thời điểm kết thúc chuyến công du đầu tiên của ông Blinken và ông Sullivan ở châu Á, truyền tải một thông điệp quan trọng. Trung Quốc muốn tan băng quan hệ sau thời kỳ lạnh nhạt sâu sắc dưới thời Donald Trump, nhưng ông Blinken và ông Sullivan sẽ nói trước tiên Trung Quốc cần phải thay đổi hành vi của họ, bao gồm các hành động bắt nạt kinh tế với Australia và tư thế gây hấn với Đài Loan. Họ cũng sẽ nói về đàn áp ở Hồng Kông và vi phạm nhân quyền ở Tân Cương — cả hai vấn đề mà Trung Quốc nói không phải việc của Mỹ. Bầu không khí có thể còn lạnh giá hơn khi cuộc họp kết thúc.

Nga muốn làm trung gian cho đàm phán giữa chính phủ Afghanistan và Taliban

Một năm sau khi đạt được thỏa thuận rút quân lịch sử ở Doha, Mỹ đã không thành công trong nỗ lực kéo Taliban vào bàn đàm phán với chính phủ Afghanistan. Giờ tới lượt người Nga muốn thử. Các phái đoàn của hai bên đã được mời tới Moscow để tham dự một cuộc họp do Điện Kremlin hậu thuẫn vào hôm nay. Zamir Kabulov, đặc phái viên của Tổng thống Vladimir Putin tại Afghanistan, nói ông muốn cuộc gặp tạo “động lực” cho các cuộc đàm phán hiện nay. Sáng kiến ​​này bị các nhà ngoại giao Afghanistan nghi ngờ.

Một số người tin rằng đây là nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Nga trong bối cảnh Mỹ rời đi, và chỉ là một hành động đánh lạc hướng. Song, thời hạn để Mỹ rút khỏi Afghanistan đang nhanh chóng đến gần. Chính quyền Biden muốn được hậu thuẫn cho kế hoạch “moonshot” mới đầy tham vọng nhằm đưa một chính phủ chuyển tiếp lên nắm quyền ở Afghanistan. Điều đó đòi hỏi có sự ủng hộ từ nhiều nước khác, bao gồm Trung Quốc, Iran, Pakistan và chính Nga. Vì vậy, hôm nay các quan chức Mỹ cũng sẽ có mặt tại Moscow.

Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ họp bàn về lãi suất

Thật là một bước ngoặt. Chỉ trong hơn bốn tháng kể từ khi Naci Agbal được bổ nhiệm làm thống đốc ngân hàng trung ương của Thổ Nhĩ Kỳ — và nhờ vào lãi suất tăng tổng cộng gần bảy điểm phần trăm — đồng lira đã tăng 13% so với đồng đô la. Điều này thật khác xa năm ngoái, khi đồng tiền này giảm 1/5 giá trị so với đồng bạc xanh. Từng có thời điểm ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ dường như không khác gì một cánh tay của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. (Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã sa thải hai người tiền nhiệm của ông Agbal.)

Giờ đây, các nhà đầu tư ghi công ông Agbal vì đã khôi phục phần nào sự độc lập của ngân hàng trung ương. Nhưng thống đốc cần phải chứng minh dũng khí của ông một lần nữa khi ủy ban chính sách tiền tệ của ngân hàng triệu tập vào cuối ngày hôm nay. Hiện lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang, đạt 15,6% vào tháng trước. Đồng lira đã giảm mạnh sau khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng. Tăng lãi suất – một điểm phần trăm, theo các nhà phân tích – chính là điều cần làm.

Bắc Triều Tiên: Không tiếp xúc nếu Mỹ vẫn giữ “chính sách thù địch”

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un phát biểu trong hội thảo với các bí thư thành phố và quận của đảng Lao Động, ngày 04/03/2021 ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên. Ảnh minh họa do KCNA cung cấp. AP

Bắc Triều Tiên sẽ không có bất cứ tiếp xúc nào với Hoa Kỳ chừng nào Washington chưa từ bỏ điều mà Bình Nhưỡng gọi là « chính sách thù địch » đối với nước này.

Theo hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên, được hãng tin Hàn Quốc Yonhap trích dẫn, hôm nay, 18/03/2021, thứ trưởng Ngoại Giao thứ nhất của Bắc Triều Tiên, Choe Son Hui đã tuyên bố « Sẽ không có bất cứ tiếp xúc nào với Hoa Kỳ và sẽ không có đối thoại nào trước khi Hoa Kỳ chấm dứt chính sách thù địch đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Cho nên, trong tương lai chúng tôi sẽ tiếp tục không quan tâm đến những nỗ lực nối lại liên lạc từ phía Mỹ ».

Bình Nhưỡng đưa ra lời cảnh báo nói trên vào lúc hai bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và Ngoại Giao Anthony Blinken của Hoa Kỳ đang ở Seoul trong khuôn khổ chuyến công du châu Á để tăng cường quan hệ với các đồng minh trong khu vực nhằm đối phó với Bắc Triều Tiên, cũng như với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

Ngày 18/03, hai ông Austin và Blinken vừa kết thúc hội đàm với các đồng nhiệm Hàn Quốc trong khuôn khổ cuộc họp 2+2. Theo hãng tin Yonhap, trong cuộc họp này, lãnh đạo Quốc Phòng và Ngoại Giao của hai nước đã nhấn mạnh chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên vẫn là một ưu tiên, đồng thời cam kết sẽ giải quyết các vấn đề này với một chiến lược phối hợp.

Trong bản tuyên bố chung, Hoa Kỳ tái khẳng định cam kết bảo vệ Hàn Quốc với « toàn bộ khả năng của Mỹ », đồng thời kêu gọi hai nước duy trì « tư thế sẵn sàng » để đối phó với « mọi hiểm họa chung » thông qua « các cuộc thao dượt và huấn luyện chung ».

Hãng tin AFP nhắc lại là kể từ khi tổng thống Joe Biden nhậm chức, chính quyền mới của Mỹ đã tìm cách nối lại tiếp xúc với chế độ Bình Nhưỡng, nhưng vẫn chưa được phía Bắc Triều Tiên hồi đáp. Trong tuyên bố ngày 18/03, thứ trưởng thứ nhất bộ Ngoại Giao Choe Son Hui thậm chí đã không nhắc đến tên ông Biden, mà chỉ gọi chung chung là « chế độ mới » ở Mỹ. Hôm thứ Ba 16/03, người em đầy thế lực của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, bà Kim Yo Jong, đã nói là muốn đưa ra « một lời khuyên cho chính quyền mới của Mỹ đang tìm cách gieo rắc mùi thuốc súng lên đất nước chúng ta ». Bà Kim Yo Jong tuyên bố như trên sau khi Hàn Quốc và Hoa Kỳ vào tuần trước bắt đầu các cuộc thao dượt quân sự chung.

Ngày 18/03, tại Seoul, ngoại trưởng Mỹ Blinken đã kêu gọi Trung Quốc sử dụng « ảnh hưởng rất lớn » của họ để thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. Ngoại trưởng Mỹ còn nhấn mạnh rằng chiếu theo các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh có nghĩa vụ tuân thủ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên về các vụ thử hạt nhân và tên lửa.

Dân biểu Dân chủ: Chính quyền Biden vi phạm nhân quyền với người di cư

Dân biểu Ro Khanna (ảnh Youtube/ Late Night with Seth Meyers).

Cuối tuần trước, dân biểu Dân chủ bang California Ro Khanna đã chỉ trích chính quyền Biden vì ngược đãi trẻ vị thành niên di cư trong các cơ sở tạm trú.

Biên giới phía nam Hoa Kỳ đang phải đối mặt với làn sóng người di cư ồ ạt tiến về nước Mỹ sau những chính sách biên giới “cởi mở” của chính quyền ông Biden.

Một luật sư đại diện cho thanh thiếu niên di cư cho biết “có số lượng đáng kinh ngạc trẻ rất nhỏ” đang bị tạm giữ tại các cơ sở tạm giữ người di cư của chính quyền Biden. Một số em cho biết chúng phải thay nhau ngủ dưới sàn và chỉ được tắm một lần trong suốt nhiều ngày. Những em khác nói với luật sư rằng “chúng chưa bao giờ nhìn thấy mặt trời” tại những cơ sở này.

“Tôi vừa đọc một báo cáo cho biết một số trẻ em không có thức ăn, chúng không thể tắm, chúng bị tạm giữ hơn 72 giờ mà không được đến Văn phòng Tái định cư cho Người tị nạn, chúng không được tiếp cận với các luật sư”, ông Khanna cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình This Week with Joshua Johnson của MSNBC.

Dân biểu cho biết: “Đây là những vi phạm nhân quyền. Chúng ta cần xúc tiến và đảm bảo rằng họ [trẻ em nhập cư không có người lớn đi kèm] được phép nộp đơn xin tị nạn. Chúng ta cần xúc tiến [giúp] chúng đoàn tụ với gia đình và đưa các em vào một nơi không phải sau là sau song sắt như những đứa trẻ nhỏ không có người đi kèm và ít nhất, [nơi đó] phải có thức ăn và chỗ ở thích hợp”.

Vào Chủ nhật, bà Pelosi đã xuất hiện trên Đài ABC. Bà gọi tình huống trẻ nhập cư không có người đi kèm gia tăng ở biên giới là “thách thức về nhân đạo”. Bà đổ lỗi cho chính sách của ông Trump về cuộc khủng hoảng biên giới này.

“Những gì chính quyền [Biden] thừa hưởng là một hệ thống hỏng hóc ở biên giới, và họ đang làm việc để sửa chữa điều này vì lợi ích của trẻ em”, bà Pelosi nói.

Tuy nhiên một dân biểu Dân chủ ở bang Texas không có chung ý kiến với chủ tịch Hạ viện. Dân biểu Henry Cuellar cho biết ông đã đến thăm các thiếu niên được tạm giữ tại một cơ sở tạm trú ở Texas. Dưới thời chính quyền ông Trump, các cơ sở này được xây dựng có khu vực giáo dục, y tế và căn-tin, những đứa trẻ được tiếp cận với dịch vụ luật pháp.

Gần đây, sự gia tăng đột biến số lượng trẻ em nhập cư bất hợp pháp đã gây ra tình trạng quá tải ở các cơ sở tạm trú của trạm Tuần tra Biên giới.

Theo một tài liệu nội bộ của CBP, trong ngày 2/3, có 1.800 người bị tạm giữ khu phức hợp Donna, một cơ sở tạm trú cho người di cư ở Texas. Trong khi đó, cơ sở này được thiết kế để cung cấp chỗ ở cho 250 người, nghĩa là công suất sử dụng của khu phức hợp đã tăng lên 729% trong thời điểm đại dịch.