Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 2 tháng 11 năm 2020 – Võ Thái Hà tóm lược
Giai đoạn nước rút, TT Trump tiếp tục đi nhanh hơn Biden
Cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc đã đến giai đoạn cuối, Tổng thống Trump tiếp tục xông pha tới các tiểu bang Hoa Kỳ vận động người dân bỏ phiếu cho ông.
Fox News cho hay, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có một số lượng đáng kinh ngạc các sự kiện được lên kế hoạch trên khắp nhiều tiểu bang trong những ngày cuối của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 của ông, tiếp tục vượt xa những sự kiện được tổ chức bởi người thách thức Dân chủ Joe Biden.
Ông Biden có hai điểm dừng dự kiến ở tiểu bang Pennsylvania vào Chủ nhật, bao gồm một sự kiện và một buổi gây quỹ. Ông ấy có lịch xuất hiện ở Cleveland vào thứ Hai và sau đó trở về tiểu bang Keystone. Ông ấy phần lớn vắng mặt trong các chiến dịch suốt mùa xuân và sang mùa hè do các hướng dẫn về khoảng cách xã hội liên quan đến virus corona.
Tuy nhiên Tổng thống Trump tiếp tục tổ chức các sự kiện trực tiếp bất cứ khi nào có thể, bao gồm cả ngoài trời ở một nhà để máy bay ở trong sân bay.
Theo Fox News, việc ông Biden không có các sự kiện trực tiếp đã là một tâm điểm nhiều lần bị Tổng thống Trump chỉ trích và thậm chí còn mang lại cho ông một vài biệt danh như “Hidin’ Biden” (Biden khuất nẻo) “Basement Joe” (Biden tầng hầm). Đầu đại dịch, một hashtag Twitter #WhereIsJoeBiden (Biden ở đâu) đã bắt đầu trở thành trào lưu.
Người Công giáo chỉ trích Biden ủng hộ chính sách phá thai và đe dọa các nữ tu
(Ảnh: Reuters, trừ khi được chú thích
Các cử tri Công giáo chỉ trích mạnh mẽ ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, người lợi dụng đức tin Công giáo của ông ta trong chiến dịch tranh cử, nhưng thực sự chống lại nó bằng cách ủng hộ phá thai và đe dọa các nữ tu, theo The BL.
“Ông ta không thể nói mình là một người thực hành Công giáo, đồng thời lại ủng hộ việc giết trẻ em trong bụng mẹ. Làm như vậy là hành động tàn ác và đáng khinh bỉ”, bà Lila Rose, người sáng lập và chủ tịch của Live Action, một tổ chức ủng hộ sự sống, cho biết hôm 30/10.
“Ông ta không thể nói rằng ông ta ‘không biết’, khi mà đức tin và luân lý đạo đức cơ bản đã tuyên bố dõng dạc và rõ ràng rằng ‘Quý vị không được giết người!’”, Rose viết.
Ashley McGuire, một thành viên cấp cao của Hiệp hội Công giáo, cũng lên tiếng: “Joe Biden đã vận động bầu cử dưới danh nghĩa đức tin Công giáo của ông ta, trong khi lại hứa hẹn các chính sách trái ngược với giáo lý Công giáo, và thậm chí đe dọa Little Sisters of the Poor [học viện Công giáo dành cho phụ nữ]”.
Lễ giỗ cố TT Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu
Ở Nghĩa trang Lái Thiêu B., tỉnh Bình Dương.
Lm An Thanh 1-11-2020
Lễ giỗ lần thứ 57 CỐ TT GIOAN BAOTIXITA NGÔ ĐÌNH DIỆM & CỐ VẤN GIACÔBÊ NGÔ ĐÌNH NHU
Vừa diễn ra tại mộ phần hai cụ ở nghĩa trang Lái Thiêu B, Bình Dương do cha Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT chủ tế và cha Fx. Nguyễn Văn Nhứt, OP chia sẻ Lời Chúa.
Hiện diện bên trong, nơi làm lễ, hôm nay không được đông, vì Ban quản lý nghĩa trang buộc những ai vào nghĩa trang phải ghi khai báo nhân thân và tương quan với hai Cụ mới được cho vào dự lễ.
Phía ngoài, ngay khoảng mộ phần hai Cụ, họ trồng nhiều lớp cây loại leo cao che khuất tầm nhìn vào làm rào chắn, để ở ngoài không thể nhìn vào hiệp thông với bên trong.
Còn có người đi chụp từng bảng số xe của người tham dự, không biết để làm gì. Đây có thể xem đó như là những hành vi khủng bố tâm linh người sống và người chết.
Mỹ công bố thêm thông tin giải mật về ông Ngô Đình Diệm
Ông Ngô Đình Diệm.
Dựa trên các đoạn băng ghi âm của Tòa Bạch Ốc mới được công bố, Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia đặt tại Đại học George Washington ở thủ đô của Hoa Kỳ hôm 1/11 nhận định rằng hồi cuối năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy “có khuynh hướng ủng hộ việc phế truất Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm hơn người ta nghĩ trước đây”.
Tổ chức phi chính phủ trên đưa ra đánh giá như vậy đúng ngày đánh dấu 57 năm xảy ra cuộc đảo chính đã khiến ông Diệm và em trai mất mạng.
Theo Cơ quan Lưu trữ An ninh Quốc gia, quan điểm của ông Kennedy về việc loại bỏ ông Diệm trở nên rõ ràng hơn trong các đoạn thu âm cuộc gặp của nguyên thủ Mỹ và tân Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn Henry Cabot Lodge Jr vào giữa tháng Tám năm 1963, ngay trước khi nhà ngoại giao mới được bổ nhiệm này lên đường đi nhận nhiệm vụ.
Cơ quan này nhận định thêm rằng cá nhân ông Kennedy biết về quan điểm ủng hộ ông Diệm của ông Frederick E. Nolting, người tiền nhiệm của tân Đại sứ Lodge.
CEO Facebook Zuckerberg có thể dính líu tới vụ bê bối gia đình Biden
Ảnh: Reuters
Khi “sự kiện ổ cứng” của Hunter Biden phơi bày vụ bê bối của cựu phó tổng thống Joe Biden tiếp tục gia tăng, ngày càng có thông tin trong cuộc được tiết lộ, theo Secret China.
Tờ The Post Millennial của Canada gần đây đã phanh phui nội dung email của đối tác kinh doanh của Hunter Biden, cho thấy một mối làm ăn tiềm ẩn giữa gia đình Biden và CEO Facebook Mark Zuckerberg. Điều này cho thấy, có thể chính Mark Zuckerberg cũng dính líu đến vụ bê bối tham nhũng của gia đình Biden.
Ngày 27 tháng 10, Tờ The Post Millennial đã công bố nội dung các email trao đổi của một trong những đối tác cũ của Hunter, hiện đang thụ án tù là Devon Archer và một đối tác cũ khác của Hunter, Jason Galanis. Các email này đã tiết lộ kế hoạch kinh doanh do CEO Facebook Mark Zuckerberg cung cấp cho họ.
Archer trả lời email của Galanise: “Điều này thật tuyệt. Tôi sẽ sớm thực hiện một số thay đổi, một trong những thay đổi lớn là Zuckerberg đang đầu tư vào các cựu binh”.
Trong email cũng có đề cập rằng họ sẽ sở hữu 50% doanh nghiệp thông qua công ty nắm giữ BTC Global và Zuckerberg sẽ sở hữu 50% còn lại.
Email tiết lộ cũng cho thấy Galanis không chắc rằng Zuckerberg thực sự muốn tham gia công việc kinh doanh vào thời điểm đó, và Archer trả lời: “Có đấy. Những vấn đề này vẫn đang được thảo luận”, đồng thời cho biết một khi hai bên đã ký thỏa thuận, họ có thể bí mật tham gia vào dự án này.
Covid-19 xóa bỏ cuộc sống về đêm ở Pháp
Tờ báo Courrier International của Pháp đã có nhiều bài về thời sự nhưng tuần này lại dành trang nhất cho một chủ đề mang tính chất hoài niệm, nói về một quá khứ không xa đã bị dịch Covid-19 xóa bỏ.
Dưới tựa lớn trang bìa “Đêm ơi, hãy trở về”, tạp chí Pháp giải thích: “Với lệnh giới nghiêm được ban hành, kể như không còn cuộc sống về đêm, không còn không gian cho kết giao xã hội, cho sáng tạo, cho sự phá cách”. Trên báo chí quốc tế, bàng bạc những nỗi luyến tiếc về một thời kỳ đã qua.
Trong bài xã luận của mình, Courrier International ghi nhận tâm trạng hụt hẫng, thiếu vắng mà nhiều người cảm nhận sau khi lệnh giới nghiêm được thiết lập vào giữa tháng 10, rồi sau đó là thông báo tái phong tỏa để chống Covid-19. Hụt hẫng là vì cuộc sống xã hội về đêm đã bị mất đi, không còn bất kỳ hình thức hòa đồng xã hội nào, không còn khả năng gặp gỡ, đi chơi…
Đối với tạp chí Pháp, cuộc sống về đêm là cả một mảng hoạt động kinh tế, với các quán ba, nhà hàng, nhưng cũng là những sinh hoạt văn hóa với các nhà hát, rạp chiếu phim. Bên cạnh đó, đối với mỗi người, cuộc sống về đêm còn là một nơi thử nghiệm, đôi khi là một lối thoát, một phần không nhỏ trong cuộc sống thường nhật của chúng ta.
Dịch bệnh bùng phát trở lại quá mạnh đã làm mất đi tất cả những thứ đó, không chỉ ở Pháp, mà ở cả những nơi khác như ở Ý (nơi một số cuộc biểu tình đã nổ ra sau khi công bố các hạn chế mới), ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland, Vương Quốc Anh, thậm chí cả ở Đức.
“Không có đêm, Paris không còn là Paris nữa”
Nhìn dưới một lăng kính khác, phóng viên tại Paris của nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung đã đi dạo vào đêm cuối cùng ở thủ đô Pháp, một hôm trước khi bị giới nghiêm.
Đối với nữ ký giả Đức, quả là thật đau lòng khi thấy “một nửa thành phố bị mất đi, một nửa với màn đêm, một nửa với trăng”. Nếu không còn cuộc sống về đêm, Paris không còn là Paris nữa, và đấy cũng là trường hợp của mọi thành phố: Berlin, Luân Đôn, Madrid, và cả Marseille, Rennes, Toulouse…
Đức phong tỏa nhẹ hơn mùa xuân
Các quán bar, trung tâm thể thao và địa điểm giải trí trên khắp nước Đức sẽ đóng cửa trong 4 tuần từ hôm nay, với các giới hạn cũng được áp dụng lên các cuộc họp riêng tư, khi cả nước nỗ lực kiềm chế làn sóng ca nhiễm covid-19 đang tăng nhanh. Với khoảng 20.000 ca nhiễm được ghi nhận hàng ngày, Đức vẫn còn khá hơn hầu hết các nước châu Âu khác; cũng như hồi tháng 3, làn sóng thứ hai đến Đức muộn hơn những nơi khác trong khi các hạn chế được đặt ra tương đối sớm.
Nhà hàng vẫn mở cửa cho mua mang đi, và không như mùa xuân, trường học và cửa hàng sẽ không đóng cửa, vì chính phủ Đức cố gắng giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, các điểm nóng covid như Berlin đang cạn kiệt năng lực chăm sóc đặc biệt ở mức nguy hiểm, trong khi tại nhiều nơi ở Đức, các văn phòng y tế không còn có thể truy dấu tất cả tiếp xúc của người nhiễm. Các nhà lãnh đạo khu vực sẽ xem xét điều chỉnh lại vào cuối tháng 11; mục đích được nêu là “giải cứu Giáng sinh”, nhưng không ai loại trừ việc mở rộng các hạn chế. Dù thế nào, đây vẫn sẽ là một mùa đông khó khăn.
Kinh tế Anh thiệt hại lớn
Hội nghị trực tuyến thường niên đầu tiên của Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) khai mạc hôm nay tại một thời điểm khó khăn cho các thành viên. Cuộc khảo sát mới nhất của CBI, được công bố hôm qua, cho thấy hoạt động kinh doanh giảm mạnh, với 29% công ty được hỏi báo cáo sản lượng giảm trong ba tháng tính đến tháng 10. Đây là mức giảm lớn hơn cả báo cáo của CBI cho quý ba.
23% hãng trả lời khảo sát cũng dự đoán hoạt động giảm trong ba tháng tới, và sự u ám đó sẽ càng trầm trọng hơn bởi đợt phong tỏa thứ hai vừa được công bố (chưa kể đến nguy cơ Brexit không thỏa thuận). IMF đã dự đoán GDP của Anh giảm 10,4% trong năm nay và tăng trở lại 5,7% vào năm 2021, tức chỉ hồi phụ một phần thiệt hại. Theo khảo sát của CBI, sản xuất là ngành ít bị ảnh hưởng nhất, và chỉ số nhà quản lý mua hàng công ngày hôm nay dự kiến sẽ cho thấy tăng trưởng tiếp tục của các nhà sản xuất hàng hóa.
Trung Quốc kêu gọi Úc “thức tỉnh”
Các nhà xuất khẩu Úc phải đối mặt với một cuộc săn tìm các thị trường mới khi căng thẳng với Trung Quốc đạt đỉnh điểm, gây tổn hại cho các doanh nghiệp cả hai bên.
Theo tin từ Nikkei, Trung Quốc đã giảm hoặc ngừng nhập khẩu bông và than của Úc trong những tuần gần đây. Ngoài ra, trên cả điều đó là các mức thuế khổng lồ áp lên lúa mạch Úc và lệnh cấm thịt bò từ 5 nhà sản xuất lớn của Úc. Gã khổng lồ châu Á cũng đang xem xét đánh thuế đối với rượu vang Úc.
Trong khi mối quan hệ của Úc đối với đối tác thương mại số 1 của họ đã trên “băng mỏng” bất cứ lúc nào cũng có thể bị sụp xuống kể từ năm 2017, thì những căng thẳng đang leo thang nhanh chóng vào đầu năm nay sau khi Thủ tướng Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc Covid-19. Kết quả là hàng hóa nông nghiệp – trị giá 13 tỷ đô la Úc hàng năm (khoảng 9,25 tỷ đô la Mỹ) – đã phải chịu thiệt hại ngoài dự kiến ở mức lớn nhất.
Tổng Giám đốc WHO ‘tự thú’ cách ly, cư dân mạng chia buồn hay chia vui?
Vào lúc 5h43 sáng ngày 2/11/2020, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã đăng trên Twitter một dòng “tự thú” có nội dung: “Tôi đã được xác định là đã tiếp xúc với một người có xét nghiệm dương tính với COVID-19. Tôi khỏe và không có triệu chứng nhưng sẽ tự cách ly trong những ngày tới, phù hợp với giao thức của WHO, và làm việc tại nhà.”.
Sau 5 giờ đăng, dòng tweet của ông ấy nhận được hơn 6,7 nghìn lượt tương tác “thả tim”. So với những tweet khác của ông Tedros chỉ nhận được vài trăm lượt tương tác thì đây là một sự đột biến lớn.
Trong bối cảnh các quốc gia lên án Trung Quốc và Tổng giám đốc WHO phải chịu trách nhiệm về đại dịch viêm phổi Vũ Hán, và yêu cầu ông Tedros từ chức thì rộ lên vô số những lượt “yêu thích” của cư dân mạng cho dòng tweet nói trên của ông ấy khiến người ta không khỏi thắc mắc, cư dân mạng đang chia buồn hay chia vui với ông ấy.
Chính sách chống dịch COVID-19 của Biden tốn gấp 6 lần so với kế hoạch của TT Trump
Chính phủ Mỹ vào mùa xuân này đã thực hiện các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ chưa từng có để giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế do đại dịch. Chính phủ liên bang dự kiến sẽ thông qua nhiều biện pháp kích thích hơn sau cuộc bầu cử vì cả Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên tổng thống Joe Biden đều đề xuất các hành động bổ sung để ứng pháp với các cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe, theo The Epoch Times.
Người ủng hộ tới trong cuộc mít tinh tranh cử của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Rome, Georgia, Hoa Kỳ, ngày 1/11/2020 (ảnh: REUTERS/Brandon Bell).
Một bài báo mới của Ủy ban về Ngân sách Liên bang có Trách nhiệm cho thấy sự tương phản rõ rệt giữa các đề xuất chi phí từ Tổng thống Trump và đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden.
Tổng thống Trump đề xuất chi tiêu bổ sung và giảm thuế để giải quyết đại dịch và các ảnh hưởng kinh tế của nó. Đề xuất của Tổng thông Trump sẽ tiêu tốn từ 530 tỷ đô la đến 870 tỷ đô la, với một ước lượng trung tâm là 650 tỷ đô la, theo bài báo.
Trong khi đó, đề xuất của Joe Biden để giải quyết dịch Covid-19 yêu cầu chi tiêu bổ sung từ 2 nghìn tỷ đô la đến 4,2 nghìn tỷ đô la, với ước tính trung tâm là 3,1 nghìn tỷ đô la, gần gấp 6 lần so với kế hoạch của Tổng thống Trump.
Các nhà lập pháp Châu Âu lên tiếng ủng hộ Đài Loan tham dự Cuộc họp của WHO
The Epoch Times đưa tin, hơn 100 nhà lập pháp và quan chức châu Âu đang kêu gọi người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép Đài Loan tham gia một cuộc họp quốc tế sắp tới.
Bộ Ngoại giao Đài Loan bày tỏ lòng biết ơn về sự hỗ trợ mà họ nhận được từ các nước châu Âu trong một thông cáo báo chí vào ngày 1/11. Lời kêu gọi gửi tới Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra chỉ vài ngày trước khi Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 73, cơ quan ra quyết định của WHO, sẽ triệu tập lại vào ngày 9/11.
Theo thông cáo báo chí, 4 nhà lập pháp châu Âu Waldemar Andzel từ Ba Lan, Istvan Tiba từ Hungary, Peter Osusky từ Slovakia, và Marek Benda từ Cộng hòa Séc – đã gửi một lá thư chung tới ông Tedros hôm 22/10.
102 nhà lập pháp và các quan chức từ Estonia, Latvia, và Lithuania đồng ký thư.
Biểu tình đại dịch là phép thử ảnh hưởng của TT Nga Putin ở các nước Liên Xô cũ
Reuters đưa tin, khi những thường dân xông vào các tòa nhà chính phủ và truy đuổi tổng thống tại nước cộng hòa Trung Á Kyrgyzstan sau cuộc bầu cử tranh chấp hồi tháng trước, Vladimir Putin dường như không mảy may quan tâm.
Tuy nhiên, trong một hội thảo truyền hình của Câu lạc bộ thảo luận Valdai, có sự tụ họp của các chuyên gia Nga, từ dinh thự của mình, Putin nói rằng: “Mỗi khi họ có một cuộc bầu cử, thực tế là họ có một cuộc đảo chính”, “Điều này không vui chút nào.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin (ảnh: REUTERS).
Nhận định của Putin có thể có giá trị, bởi lẽ Kyrgyzstan, một nền dân chủ nghị viện trên giấy, đã trải qua 3 cuộc cách mạng trong hai thập kỷ qua. Nhưng cuộc cách mạng mới nhất này thì lại khác. Phong tỏa đã diễn ra gay gắt đối với hàng triệu người trên toàn thế giới và các cuộc phản đối đang gia tăng khi các hạn chế gia tăng.
Kyrgyzstan, quốc gia 6,5 triệu dân, không phải là nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ duy nhất gần đây đã bừng cháy, nhấn mạnh rằng sự kìm kẹp của Nga đối với khu vực mà họ từng kiểm soát nay đã suy yếu.
Mỹ và Trung Quốc ‘chạy đua’ hiện đại hóa và mở rộng vũ khí hải quân
Các nhà phân tích cho biết, cuộc chạy đua giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nhằm phát triển một lực lượng hải quân có thực lực hơn dự kiến sẽ tiếp tục tăng cường gay gắt, với việc Washington có kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu khu trục của mình, vượt mặt tên lửa chống hạm siêu thanh của Trung Quốc, theo SCMP.
Động thái lắp đặt các vũ khí tối tân được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết hồi đầu tháng 10 rằng Hải quân Mỹ sẽ cần hơn 500 tàu trong hạm đội của mình để đảm bảo ưu thế trên biển so với Trung Quốc trong những thập kỷ tới.
Theo trang tin quân sự Defense News, dẫn lời cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien, Mỹ sẽ trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu ngầm tấn công và tàu khu trục của mình nhằm ngăn chặn mối đe dọa đang gia tăng do Trung Quốc gây ra ở Thái Bình Dương.
Ảnh: Hải quân Mỹ
Số ca viêm phổi Vũ Hán ở châu Âu tăng gấp đôi trong vòng 5 tuần
Theo thống kê của hãng tin Reuters, số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán mới ở châu Âu đã tăng gấp đôi trong vòng 5 tuần, đẩy khu vực này vượt qua cột mốc ảm đạm 10 triệu ca nhiễm.
Với 10% dân số thế giới, Châu Âu chiếm khoảng 22% tổng số 46,3 triệu ca nhiễm cúm Vũ Hán toàn cầu. Với hơn 269.000 người chết, khu vực này chiếm khoảng 23% tổng số người chết vì viêm phổi Vũ Hán trên toàn cầu, ghi nhận gần 1,2 triệu ca tử vong.
Trong bối cảnh làn sóng ca nhiễm mới tăng đột biến, 3 nước Pháp, Đức và Anh đã tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc trong ít nhất một tháng tới với mức độ nghiêm ngặt tương tự hồi đỉnh dịch vào tháng Ba và tháng Tư. Bồ Đào Nha đã áp đặt lệnh phong tỏa một phần, còn Tây Ban Nha và Ý đang thắt chặt các biện pháp hạn chế để phòng dịch.
Nhân viên y tế điều trị cho một bệnh nhân mắc viêm phổi Vũ Hán bằng máy chụp cắt lớp vi tính trong Đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) tại bệnh viện cộng đồng Havelhoehe ở Berlin, Đức, hôm 30/10.
Nửa dân số Slovakia xét nghiệm virus cúm Vũ Hán
Gần một nửa dân số Slovakia đã lấy mẫu xét nghiệm virus cúm Vũ Hán hôm thứ Bảy (31/10), ngày đầu tiên trong chương trình xét nghiệm virus Vũ Hán trên toàn quốc kéo dài hai ngày. Chính phủ hy vọng sẽ việc này sẽ giúp đẩy lùi sự gia tăng nhanh chóng số ca lây nhiễm mà không phải viện đến biện pháp phong tỏa chặt, theo Reuters.
Chương trình xét nghiệm quy mô toàn quốc này là chưa từng có tiền lệ, và hiện đang được các quốc gia khác theo dõi với mục tiêu làm chậm sự lây lan của dịch bệnh và tránh làm quá tải hệ thống y tế của họ.
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cho biết hôm Chủ nhật (1/11) rằng có 2,58 triệu người Slovakia đã tham gia xét nghiệm hôm thứ Bảy, và 25.850 người hay 1% trong số đó cho kết quả xét nghiệm dương tính và đã đi cách ly.
Quốc gia EU này có tổng cộng 5,5 triệu dân và đặt mục tiêu xét nghiệm tối đa có thể, ngoại trừ trẻ em dưới 10 tuổi. Post Views: 2